Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bắc Kạn: Phát huy vai trò của Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân người DTTS

PV - 14:53, 06/05/2022

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức và doanh nhân là người DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã và đang có nhiều đóng góp, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

 Ông Thào Minh Khyào thực hiện băm cỏ voi phục vụ chăn nuôi
Ông Thào Minh Khyào thực hiện băm cỏ voi phục vụ chăn nuôi

Bằng uy tín, sự am hiểu văn hóa, phong tục tập quán địa phương, Người có uy tín luôn đi đầu trong các phong trào thi đua lao động sản xuất, giảm nghèo. Đồng thời, không ngừng tuyên truyền đến Nhân dân ở địa bàn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng nhằm góp phần vào mục tiêu chung của tỉnh trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Ông Thào Minh Khyào, dân tộc Mông là Người có uy tín thôn Nặm Khiếu, xã Nhạn Môn (huyện Pác Nặm). Phát huy vai trò của mình, ông đã tích cực vận động các hộ dân trong thôn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nuôi trâu, bò vỗ béo… để nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Cùng với đó, ông đã tuyên truyền, vận động bà con tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, thành lập và duy trì hiệu quả mô hình “An ninh tự quản dòng họ” tại thôn. Phối hợp tuyên truyền, vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, qua đó góp phần bảo đảm an ninh trật tự và được Công an huyện đánh giá cao.

Đặc biệt, bản thân ông luôn tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác với mọi âm mưu lợi dụng dân tộc, tôn giáo. Trong thời gian bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, ông đã phối hợp tuyên truyền, vận động để người dân trong thôn hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc tham gia bầu cử. Vì thế, trong ngày bầu cử, 100% cử tri của thôn đã tham gia đầy đủ.

Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều tấm gương nhân sĩ, trí thức tiêu biểu trên các lĩnh vực. Cụ thể như trong lĩnh vực giáo dục, thầy giáo Mã Văn Huân, dân tộc Tày, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghiên Loan I (huyện Pác Nặm) đã có nhiều thành tích nổi bật, tận tâm với nghề, có nhiều cống hiến đối với công tác giáo dục tại địa phương. Từ khi thầy giáo Mã Văn Huân được giao giữ vai trò là cán bộ quản lý đến nay, Trường Tiểu học Nghiên Loan I luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; nhiều cá nhân đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tập thể nhà trường đạt “Tập thể lao động xuất sắc”, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.

Hay như trong lĩnh vực y tế, ông Lộc Văn Huân, dân tộc Tày, Trưởng khoa Ngoại - Gây mê hồi sức và Kiểm soát nhiễm khuẩn (Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm) đã áp dụng những kỹ thuật mới vào thực tế, đặc biệt trong điều trị Ngoại khoa như mổ ruột thừa, mổ thủng dạ dày, mổ lấy thai lần hai... Những kỹ thuật này trước kia chưa thực hiện được tại đơn vị, từ đó góp phần giảm số lượng bệnh nhân chuyển tuyến, từng bước nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh cho người dân.

Ngoài ra, có không ít tấm gương đồng bào DTTS là những nghệ nhân có những đóng góp, cống hiến trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Nổi bật như ông Hoàng Văn Phúc, dân tộc Tày, xã Bộc Bố (huyện Pác Nặm), ông là người thực hành thành thạo, nắm giữ tri thức về tập quán xã hội và tín ngưỡng của người Tày. Sưu tầm, dịch sách viết bằng chữ Nôm Tày. Năm 2019, ông vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú”, có đóng góp tích cực trong việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa “Chữ Nôm của người Tày” vào “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.

Nhiều doanh nhân là người DTTS cũng khẳng định vai trò tích cực trong phát triển ngành nghề, tích cực đóng góp vào ngân sách, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Trong số này có thể kể đến chị Lý Thị Quyên, dân tộc Dao hiện là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Thiên An ở xã Vi Hương (Bạch Thông). Hiện HTX có 15 thành viên, trong đó 100% là dân tộc Dao ở địa phương.

Chị Lý Thị Quyên (bên trái) đang thực hiện đóng gói sản phẩm của HTX
Chị Lý Thị Quyên (bên trái) đang thực hiện đóng gói sản phẩm của HTX

Những năm đầu HTX Thiên An tập trung vào phát triển sản phẩm, gồm: Chuối sấy, mật ong rừng, măng khô, khoai tây sấy… Các sản phẩm này đều được dán tem, mã vạch, có nguồn gốc xuất xứ và chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm, nên nhanh chóng được thị trường đón nhận.

Không chỉ dừng lại đó, năm 2020, nhận thấy có nhiều sản phẩm nông sản của bà con dân tộc Dao làm ra rất độc đáo, HTX Thiên An đã nghiên cứu tìm phương án tiêu thụ và mạnh dạn đầu tư thiết bị để sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh đối với nhiều sản phẩm từ các cây thuốc quý của đồng bào Dao ở địa phương, trong đó nổi bật là gối dược liệu... Đến nay HTX Thiên An đã có 6 sản phẩm được UBND tỉnh chứng nhận đạt OCOP 3 sao. Hoạt động của HTX góp phần giải quyết việc làm cho hơn 15 lao động, bao tiêu sản phẩm cho 30 hộ tham gia liên kết, góp phần giải quyết việc làm thường xuyên, tăng thu nhập từ hoạt động liên kết sản xuất.

Trên đây chỉ là những tấm gương tiêu biểu trong hàng trăm tấm gương nhân sĩ, trí thức, Người có uy tín và doanh nhân là người DTTS đang bền bỉ nỗ lực cống hiến vì sự phát triển của quê hương Bắc Kạn.

Để đội ngũ Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức và doanh nhân là người DTTS trên địa bàn tỉnh tiếp tục có nhiều đóng góp thiết thực về mọi mặt, theo Ban Dân tộc tỉnh, cần tập trung triển khai thực hiện tốt Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, trong đó triển khai thực hiện tốt chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể trong việc thực hiện chính sách, phát huy vai trò của Người có uy tín; định hướng nhiệm vụ, nội dung hoạt động đối với Người có uy tín. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và nguyên tắc bầu chọn Người có uy tín theo quy định.

Cùng với đó, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công tác vận động quần chúng; cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi để người uy tín tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát huy vai trò trên các lĩnh vực đời sống xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20 phút trước
Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Phóng sự - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Xã hội - Văn Hoa - 1 giờ trước
5.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Điện Biên được hoàn thành trong hơn 200 ngày đêm. Đây là kết quả phản ánh những nỗ lực của địa phương trong thực hiện Đề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Đề án 09). Thành công này, càng khẳng định tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của toàn hệ thống chính trị chung tay thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào nghèo.
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Kinh tế - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyễn - 1 giờ trước
Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Xã hội - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Nhằm khuyến khích các xã khó khăn nỗ lực để về đích nông thôn mới (NTM), ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, tại Quảng Ngãi để các xã khu vực II, III đạt các tiêu chí về đích NTM không dễ dàng...
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.