Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Khúc biến tấu lặng lẽ của nhạc sĩ Tăng Thình

Giang Lam - 08:49, 13/07/2022

Với nhạc sĩ Tăng Thình ở thôn Nà Coóc, xã Xuân Quang huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang chính những công việc bình dị như câu cá, tỉa cành, trồng cây… lại là cách nuôi dưỡng cảm hứng để lóe ra trong đầu một giai điệu hay, một lời ca đẹp.

Nhạc sĩ Tăng Thình bên cây đàn tính và những điệu then
Nhạc sĩ Tăng Thình bên cây đàn tính và những điệu then

Trưởng thành từ quân ngũ

Sau khi nghỉ hưu, nhạc sĩ Tăng Thình lui về sống trong một trang trại tại thôn Nà Coóc. Ở giữa khu đất rộng là căn nhà sàn, điểm xuyết là vườn hoa hồng xinh xắn, vườn đồi rộng rãi trồng đủ các loại cây ăn quả và rau xanh. Nhạc sĩ Tăng Thình sống gần như tách bạch với phố thị bên ngoài và ông cũng gần như rời xa mạng xã hội (Facebook, Zalo) để say mê với việc nhà nông và sáng tác âm nhạc.

Ngay từ khi học trường làng Tăng Thình đã tạo sự khác biệt khi thể hiện được năng khiếu âm nhạc tại các buổi liên hoan văn nghệ. Tình yêu nghệ thuật thôi thúc cậu học trò nhỏ tự nghiên cứu sáng tác nhạc, tìm mua sách lý thuyết âm nhạc, sách ký xướng âm, giáo trình dạy sáng tác để tự học. Tốt nghiệp THPT, Tăng Thình liền tình nguyện lên đường nhập ngũ, trở thành anh lính Cụ Hồ, tham gia chiến đấu ở chiến trường C nước bạn Lào, cho đến sau ngày 30/4/1975 đất nước thống nhất Bắc Nam, non sông thu về một mối. Tăng Thình được trở về đóng quân tại Quân khu 4 - Sư đoàn 316B.

Có thể thấy rằng quãng thời gian sống, chiến đấu và rèn luyện trong quân ngũ đã tôi luyện nên một nhạc sĩ  có nghị lực, ham học tập, lao động nghệ thuật nghiêm túc. Cơ duyên giúp nhạc sĩ Tăng Thình được tham dự nhiều lớp tập huấn sáng tác của Nhạc S1EF9 có uy tín của nền âm nhạc Việt Nam. Điển hình như: Nhạc sĩ Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Bằng, Huy Thục, Phạm Tuyên, Tân Huyền, Hồng Quân, An Thuyên, Cát Vận, Đoàn Bổng...

Với sự cống hiến không mệt mỏi, nhiều tác phẩm đặc sắc của nhạc sĩ Tăng Thình ra đời đã kịp thời cổ vũ động viên quân và dân ta trong những năm tháng kháng chiến. Điển hình như “Vào trận mới”; “Lời ca gửi anh pháo thủ”; “Tổ 3 người trên trận chiến hôm nay”... Trong đó có ca khúc được Đoàn nghệ thuật quân khu 4 dàn dựng giành Huy chương Vàng, Huy chương Bạc qua các kỳ Hội diễn văn nghệ. Cầm trên tay tập bản nhạc dày dặn của Nhạc sĩ Tăng Thình mới thấy ở ông giấy lên một tình yêu âm nhạc vô bờ bến, sự lao động say mê, tìm tòi trong sáng tạo nghệ thuật âm nhạc.

“Tiếng đàn then” bay mãi

Sau những năm tháng bôn ba, chàng trai trẻ xin chuyển về quê nhà công tác. Ban đầu, nhạc sĩ Tăng Thình làm việc tại Công ty Lâm nghiệp Chiêm Hóa rồi làm cán bộ tại Đài Truyền thanh, truyền hình huyện. Được hòa mình với quê hương, sum vầy bên gia đình, mạch nguồn cảm xúc càng mãnh liệt và tạo nên những dấu ấn trong cuộc đời sáng tác của ông.

Là người Tày, nhạc sĩ Tăng Thình hiểu và thấm sâu những giá trị văn hóa dân tộc mình. Ông thích khám phá những phong tục tập quán, nét sinh hoạt văn hóa của các dân tộc khác để tìm ra sự độc đáo trong sáng tác. Ông bỏ công sức đi tìm hiểu và gom thành những chất liệu, hy vọng sẽ xây nên những lâu đài nghệ thuật riêng mình. Không ít người đã được nghe bài hát “Tâm tình điệu hát Then” êm ái, mượt mà; hay ca khúc “Đến với chợ tình”, “Tiếng khèn” đậm chất dân tộc Mông; một “Khúc Pí lè” mạnh mẽ mà quyến rũ của người Dao đỏ hay những giai điệu tha thiết, sâu lắng trong “Điệu Soọng cô”...

Ca khúc "Tiếng đàn Then"
Ca khúc "Tiếng đàn Then"

Tác phẩm đã làm nên thương hiệu của nhạc sĩ Tăng Thình phải kể đến “Tiếng đàn Then”. Đây là nhạc phẩm giành được Huy chương Vàng Hội diễn toàn quốc Liên đoàn lao động Việt Nam năm 2000. Đến nay “Tiếng đàn Then” đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người yêu nhạc khắp vùng Việt Bắc, được các Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, các đội văn nghệ quần chúng dàn dựng biểu diễn.

Bài hát dựa trên chất liệu dân ca dân tộc Tày với cách biến tấu linh hoạt, tác phẩm tạo được sự lôi cuốn riêng biệt. Có người cho rằng, ca khúc của nhạc sĩ Tăng Thình thường sử dụng những nốt nhạc một cách hiền lành, ít thấy có cao trào. Nhưng cũng chính điều đó đã làm cho một phong cách gần gũi, giản dị phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của đồng bào DTTS. Quả thực, đến với “Tiếng đàn Then”, giai điệu của ca khúc cứ lúc rộn ràng, lúc êm ả, mênh mang: “Bầu đàn tròn như trăng rằm/ Cần đàn dài nặng gánh nghĩa tình/ Tiếng đàn then tính tính/ Âm vang, âm vang từ ngàn xưa/ Tiếng đàn then tính tính/ Ngân xa, ngân xa muôn đời sau”.

Bài hát được viết bằng nhịp 2/4, âm hưởng uyển chuyển, rất nữ tính thể hiện nội tâm đầy cảm xúc. Nhịp điệu tiếp tục chậm rãi, từ tốn như một lời kể tâm tình nhưng ẩn đằng sau là cả một câu chuyện về nét đẹp văn hóa của người Tày: “Đôi dây đàn, dây trời dây đất/ Đôi dây đàn, dây mẹ dây cha”.

Những âm thanh trầm bổng của cây đàn tính là thanh âm thiêng liêng của đất trời, của tình mẫu tử, tình cha con. Đó là tinh hoa ngàn đời nay mà người Tày trân quý như bảo vật. Bài hát có lời ca đầy hình tượng mà lại dung dị, gần gũi phù hợp với cách nói, cách cảm nhận con người miền núi thật thà chất phác: “Ngày xưa đói nghèo tiếng đàn nghẹn ngào lệ rơi/ Hôm nay đổi mới núi rừng rộn ràng lời ca/ Tiếng đàn… gọi chim rừng, gọi suối reo, gọi gió ngàn, gọi vầng trăng lên”. Nhạc sĩ Tăng Thình vận dụng các làn điệu dân ca một cách linh hoạt và nhuần nhuyễn, làm cho giai điệu, ca từ trở lên mượt mà, đằm thắm.

Bài hát có sự sáng tạo qua cách sử dụng thủ pháp phát triển âm nhạc có tính kỹ thuật cao, âm vực của bài hát được thay đổi liên tục tạo nên những cung bậc cảm xúc đầy lắng đọng. Lúc ngân vang, lúc da diết, lúc hân hoan, dồn dập tạo nên sự uyển chuyển, lôi cuốn. Ca khúc khép lại với lời ca thật ý nghĩa: “Điệu hát then rộn ràng vui trong đêm hội mùa/ Đưa ta về, ta về bên nhau/ Điệu hát then bồng bềnh trong mây như huyền thoại/ Đưa ta về cội với nguồn”.

Bài then của nhạc sĩ Tăng Thình được các nghệ nhân đàn hát trên hồ Nà Nưa
Bài then của nhạc sĩ Tăng Thình được các nghệ nhân đàn hát trên hồ Nà Nưa

Đây chính là lời khẳng định về sự bền vững của bản sắc văn hóa người Tày. Dẫu thời gian trôi qua đưa đến bao sự đổi thay nhưng người Tày vẫn luôn giữ được nét văn hóa riêng của mình. Tiếng đàn tính không chỉ là âm nhạc truyền thống mà còn là thanh âm vọng lại bao đời nay của núi rừng, biểu tượng của đất trời hòa hợp, tình người hòa quyện bên nhau. Ca khúc cất vang, người nghe thổn thức cùng thanh âm da diết. Ta như hình dung ra được không gian núi rừng mênh mang, tiếng đàn tính tẩu, lời then da diết thấm đẫm bản sắc văn hóa người Tày.

Lặng lẽ, ít nói, hiền lành, thích mày mò... đó là những điều mọi người thường nhận xét về nhạc sĩ Tăng Thình. Ông cứ âm thầm sáng tác tựa như một khúc biến tấu lặng lẽ, dịu dàng để ghi tên vào lòng công chúng những tác phẩm chất liệu miền núi gần gũi mà ấn tượng.

Âm nhạc đến từ trái tim và khi con tim mình hân hoan, rạo rực nhất thì mọi thanh âm, khúc biến tấu tự nhảy múa, ngân nga trong không gian, thôi thúc mình cầm bút và viết!

Nhạc sĩ Tăng Thình
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống đều được ông tận tâm truyền dạy cho người trẻ với mong muốn giữ những âm điệu tà oải, xà nớt, Ta lư...vang mãi trên đỉnh Trường Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Thời sự - Sỹ Hào - 13 giờ trước
Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không sử dụng để điều tiết giá xăng dầu trên thị trường. Đặc biệt người dân ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi phải mua giá xăng dầu theo giá vùng 2, gánh thêm một khoản chi phí, khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Lễ hội

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 13 giờ trước
Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 13 giờ trước
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 13 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 13 giờ trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Tin trong ngày - 28/3/2024

Tin trong ngày - 28/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Bệnh lây từ động vật sang người gia tăng, khó khăn kiểm soát nguồn lây. Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện. Mưa đá xối xả, dày đặc ở Mù Cang Chải (Yên Bái). Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 13 giờ trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 14 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 14 giờ trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Thời sự - Sỹ Hào - Như Tâm - 14 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Pháp luật - Văn Long - Minh Triết - 14 giờ trước
Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án ST1223. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị; Đại tá Bùi Văn Bình - Phó chỉ huy trưởng Nghiệp vụ BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.