Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Tìm lại thời huy hoàng của gốm mộc Phổ Khánh

Tiêu Dao - 11:26, 03/08/2022

Hơn chục năm trở về trước, nhiều lò gốm mộc ở Phổ Khánh đã chẳng còn đỏ lửa, dẫu đã qua cái thời hưng thịnh, nhưng nghề cũ vẫn níu tay người. Gần 10 hộ làm gốm bây giờ vẫn giữ được nghề, họ đã và đang nỗ lực tìm lại thời huy hoàng của gốm mộc Phổ Khánh.

Trước những đơn hàng lớn, nhiều máy móc cũng được vận dụng để sản xuất
Trước những đơn hàng lớn, nhiều máy móc cũng được vận dụng để sản xuất

Gốm gọi người về

Dùng mảnh tre chuốt phẳng mặt gốm chưa nung, anh Lê Phương Nam - thợ gốm trẻ tuổi, cũng là chủ một cơ sở gốm đang ăn nên làm ra ở xã Phổ Khánh (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) nở nụ cười nhọc nhằn nhưng viên mãn. Nam bảo “Gốm gọi tôi về!”. Chỉ thế thôi, cũng đủ thấy sức hút của gốm với anh thợ trẻ tuổi này nhiều đến nhường nào.

Trong tí tách lửa lò nung, chủ nhân của lò gốm là anh Lê Phương Nam mới chưa đầy 30 tuổi đau đáu với những ngày như thế của làng gốm. Nam vốn học chuyên ngành công nghệ thông tin, từng có một công việc ổn định ở TP. Hồ Chí Minh với mức lương kha khá, có thể sống ổn định ở  phố thị. Nhưng cách đây 5 năm, anh rời đô thị lớn nhất nước, về quê "cắm đầu" vào lò gốm của cha mình. Như cái cách anh kể, khi gốm gọi anh về, anh chỉ có hai bàn tay và tình yêu với gốm. Nơi này, cha anh và người làng đã một đời với gốm, cùng ăn ngủ với đất, cùng tha thiết với khuôn đúc, cùng chuếnh choáng với bàn xoay. Anh về, với tâm thế muốn khôi phục lại làng gốm xưa.

Xuất thân từ đất gốm, chẳng khó khăn gì để anh làm lại từ đầu. Gốm, như chảy trong máu thịt, như bản năng của người nên nghề gốm xoay vần với anh ngày lại ngày. Từ anh chàng trắng trẻo làm việc văn phòng, anh trần mình với gốm, lúc nào cũng chân lấm, tay bùn. Khâu nào khó nhất trong quy trình làm gốm là anh đảm nhiệm. Và tất nhiên, lò gốm của anh cũng quy tụ những người làm gốm có nghề trong làng.

Anh Lê Phương Nam là thợ gốm trẻ tuổi, cũng là chủ một cơ sở gốm đang ăn nên làm ra ở xã Phổ Khánh
Anh Lê Phương Nam là thợ gốm trẻ tuổi, cũng là chủ một cơ sở gốm đang ăn nên làm ra ở xã Phổ Khánh

Ngày anh về, với quyết tâm mở lại lò gốm, quyết tâm khôi phục lại tiếng tăm gốm Phổ Khánh một thời, nhiều người đã không tin. Bởi ở đất gốm này, nhiều người đã thử, đã tìm nhiều cách, đã gặp nhiều thất bại. Những người lớn tuổi, những người thạo nghề, những người sống cả đời với gốm khi nghe anh trình bày đã thêm một lần gửi niềm tin vào chàng trai trẻ. Kiến thức chuyên ngành công nghệ thông tin chẳng liên quan gì đến trộn đất, nặn gốm, vào lò, nung gốm, nhưng Nam lại biến nó thành công cụ hữu ích để mang lại danh tiếng cho gốm mộc Phổ Khánh. “Công nghệ giúp gốm Phổ Khánh tìm được nhiều bạn hàng, tạo đầu ra cho gốm; giúp gốm ở nơi này được nhiều người biết đến hơn và cũng quảng bá được văn hóa gốm của địa phương”, Nam hào hứng chia sẻ như thế.

Và mấy năm nay, gốm mộc Phổ Khánh đã bắt đầu được tiêu thụ rộng rãi hơn.

Người còn, nghề không mất

Bên Quốc lộ 1 ngang qua thị xã Đức Phổ, nhiều người sẽ thấy phía trước là cửa hàng trưng bày sản phẩm, còn phía sau là nơi sản xuất gốm. Gốm vẫn ra lò và chuyển đi nhiều tỉnh, thành tiêu thụ.

Từ gần 300 cơ sở làm gốm thời hưng thịnh, 2 làng gốm Trung Sơn và Vĩnh An của xã Phổ Khánh chỉ còn gần chục hộ làm nghề. Nhưng, đó là những hộ sản xuất bền vững, với đầu ra ổn định. Những lò gốm như lò của anh Nam, hay lò của anh Nguyễn Tấn Hợp... là những lò gốm lớn nhất xứ này, với hàng nghìn sản phẩm mỗi ngày.

Gốm Phổ Khánh mang đậm chất văn hóa Sa Huỳnh, cái nôi của gốm cổ hàng ngàn năm
Gốm Phổ Khánh mang đậm chất văn hóa Sa Huỳnh, cái nôi của gốm cổ hàng ngàn năm

Lò nung đỏ lửa trở lại, những người thợ làm gốm có tay nghề cao cũng lục tục trở lại nghề. Những thợ gốm có thâm niên vài chục năm như ông Huỳnh Văn Út, bà Lê Thị Chương, bà Nguyễn Thị Nin, bà Nguyễn Thị Quang... cùng hàng chục người khác. Chưa kể, số lượng người trẻ hướng về nghề gốm cũng ngày một đông thêm. Cùng với đó, đời sống người dân cũng ngày một khá hơn, nhiều người bắt đầu quay về với những mỹ vị dân gian.

Thị trường gốm mộc bắt đầu quay trở lại với những đơn đặt hàng từ những nhà hàng cơm niêu, những khu resort mang phong cách đồng quê, những quán ăn mang âm hưởng dân gian với những loại thực phẩm được chế biến trong những sản phẩm gốm như nồi đất, niêu cá, ấm trà, ấm sắc thuốc, khuôn đúc bánh xèo... và những sản phẩm thủ công lại càng được nhiều người ưa chuộng hơn. Và gốm Phổ Khánh bắt đầu nhiều đơn đặt hàng hơn trước. Nhiều lao động trong lò gốm chỉ ước có được nhiều việc làm, mong gốm bán được nhiều hơn, và nhiều người biết tới gốm mộc Phổ Khánh hơn.

Bà Nguyễn Thị Quang, người hơn 30 năm làm gốm bộc bạch, để làm gốm mộc tưởng chừng đơn giản nhưng thực sự cũng lắm công phu. Trước hết, phải chọn đất sét vàng, đất sét xanh đem về phơi thật khô rồi đập, sàng lấy đất mịn, nhào nặn, tạo hình, chuốt, phơi khô rồi đem nung. Mỗi công đoạn đều phải đúng kỹ thuật, nguyên liệu đất sét phải biết pha trộn 2 đất xanh, 8 đất vàng rồi nhào nặn, chuốt đều, công phu tỉ mẩn mới tạo ra sản phẩm đẹp và bền. Muốn có sản phẩm đẹp phải chuốt cho thật đều. Mỗi ngày bà nặn khoảng vài trăm cái trả, thu nhập vài trăm nghìn đồng. Với người dân quê, đây là mức thu nhập cao. Nhưng ở cái lò gốm này không phải ai cũng giỏi và thạo nghề như bà Quang cả. Có nhiều người chỉ thu nhập khoảng 60.000 đồng/ngày, nhưng nghề gốm vốn như ăn vào máu thịt, hằng ngày họ vẫn tới đây để làm.

Lửa lò nung đã đỏ trở lại, giúp gốm Phổ Khánh có chỗ đứng hơn trên thị trường
Lửa lò nung đã đỏ trở lại, giúp gốm Phổ Khánh có chỗ đứng hơn trên thị trường

Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phổ Khánh cho rằng, tỉnh công nhận là làng gốm truyền thống nhưng làng gốm Phổ Khánh chưa có thương hiệu. Vì vậy, tỉnh cần quan tâm để gốm Phổ Khánh có thương hiệu cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ để làng gốm có cơ hội hồi sinh trở lại. Đến nay, gốm Phổ Khánh đã có thị trường tiêu thụ ổn định, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động. “Để giữ gìn, phát triển nghề truyền thống này, Ủy ban nhân dân xã Phổ Khánh đã đăng ký đây là sản phẩm OCOP. Chính quyền địa phương vận động người dân đầu tư mở rộng quy mô sản xuất; khuyến khích người dân duy trì sản xuất thủ công đồng thời với sản xuất bằng máy để vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường vừa gìn giữ nghiệp tổ”, bà Hiền cho biết.


Tưởng chừng đã lụi tàn, nhưng những sản phẩm gốm Phổ Khánh được sản xuất ngày càng nhiều
Sản phẩm gốm Phổ Khánh được sản xuất ngày càng nhiều

Gốm Phổ Khánh bây giờ đã xuất bán các tỉnh bạn như Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị...xa hơn là vào các tỉnh phía Nam hay ngược ra các tỉnh phía Bắc. Làng nghề tưởng tàn lụi dưới cơn lốc thị trường, giờ đã đỏ lửa trở lại và tìm về thời hưng thịnh thủa xưa. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giang Đông đã khác...

Giang Đông đã khác...

Thôn Giang Đông, xã Ea Dăh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Nơi đây từng là “điểm nóng” về ma túy, khiến cho cuộc sống nhiều người dân rơi vào cảnh bần cùng, trở thành nỗi ám ảnh của cộng đồng. Nhưng nay, Giang Đông vươn mình đầy sức sống, diện mạo khang trang, cuộc sống người dân ngày càng no đủ, hạnh phúc, dấu tích u ám trong quá khứ dần lùi xa.
Tin nổi bật trang chủ
Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ 7 của Ban Chỉ đạo.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà thăm và tặng quà Tết đồng bào tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà thăm và tặng quà Tết đồng bào tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 10 phút trước
Ngày 2/1, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã tới thăm và tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho Người có uy tín, hộ gia đình đồng bào DTTS nghèo, gia đình chính sách tại xã Keo Lôm và xã Phìng Giàng, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Cùng tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Vụ Tuyên truyền (UBDT). Về phía tỉnh Điện Biên, có lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh.
Kon Tum: Hoàn thành công tác tìm kiếm các nạn nhân vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1

Kon Tum: Hoàn thành công tác tìm kiếm các nạn nhân vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1

Tin tức - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sau hơn 2 ngày nỗ lực tìm kiếm, gần 16 giờ, chiều ngày 2/1/2025, các lực lượng chức năng đã tìm thấy đầy đủ thi thể 2 nạn nhân còn lại trong vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định phong hàm Đại sứ

Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định phong hàm Đại sứ

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 2/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã trao Quyết định phong hàm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho các đồng chí cán bộ, công chức của Bộ Ngoại giao được phong hàm Đại sứ năm 2024. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; đại diện lãnh đạo các đơn vị Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chủ tịch nước.
Có 167 bệnh, nhóm bệnh không cần làm thủ tục chuyển tuyến

Có 167 bệnh, nhóm bệnh không cần làm thủ tục chuyển tuyến

Sức khỏe - Minh Nhật - 10 giờ trước
Theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, có 62 bệnh, nhóm bệnh được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu; danh mục 167 bệnh, nhóm bệnh được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản sẽ được thông tuyến mà không cần phải làm thủ tục chuyển tuyến.
Cao Bằng đón đoàn khách du lịch đầu tiên trong năm 2025

Cao Bằng đón đoàn khách du lịch đầu tiên trong năm 2025

Du lịch - Minh Nhật - 21:22, 01/01/2025
Sáng 1/1, tại phố đi bộ Kim Đồng, thành phố Cao Bằng, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức chương trình đón đoàn khách du lịch đầu tiên đến tỉnh Cao Bằng trong năm 2025.
Cuộc sống “Hồi sinh” trên vùng đất bị thiên tai

Cuộc sống “Hồi sinh” trên vùng đất bị thiên tai

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 31/12/2024, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm Hoa đăng Ninh Kiều. Khám phá “thác nước bảy tầng” Chiềng Khoa. Cuộc sống “Hồi sinh” trên vùng đất bị thiên tai. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi
Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng đón những vị khách đầu tiên năm 2025

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng đón những vị khách đầu tiên năm 2025

Du lịch - Minh Nhật - 21:17, 01/01/2025
Sáng 1/1, Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tổ chức Lễ đón những vị khách đầu tiên đến tham quan Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng năm 2025. Đây là hoạt động thể hiện tình cảm mến khách, tạo môi trường thân thiện, điểm đến hấp dẫn, an toàn đối với du khách trong nước khi đến với Phong Nha-Kẻ Bàng nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung.
Đắk Lắk đón đoàn du khách đầu tiên đến “xông đất”

Đắk Lắk đón đoàn du khách đầu tiên đến “xông đất”

Sắc màu 54 - Lê Hường - 16:28, 01/01/2025
Ngày 1/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức chương trình chào đón vị khách du lịch thứ 1.500.000 và đoàn khách du lịch đầu tiên đến tỉnh Đắk Lắk nhân dịp Tết Dương lịch năm 2025.
Hội An (Quảng Nam) đón đoàn khách Ý “xông đất” năm 2025

Hội An (Quảng Nam) đón đoàn khách Ý “xông đất” năm 2025

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 14:37, 01/01/2025
Ngày đầu năm mới 2025, TP. Hội An tổ chức đón đoàn khách nước Ý "xông đất" Đô thị cổ Hội An năm 2025 tại Chùa Cầu. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng đến dự và tặng quà chúc mừng đoàn khách.
Thế giới hân hoan chào đón năm mới

Thế giới hân hoan chào đón năm mới

Tin tức - Anh Trúc - 14:30, 01/01/2025
Các thành phố lớn trên khắp thế giới đang tràn ngập trong bầu không khí rộn ràng chào đón năm mới 2025, với những hy vọng về năm mới tươi sáng hơn sau năm cũ đầy biến động.
Phú Yên: Tổ chức Lễ chào cờ đầu năm mới tại Mũi Điện

Phú Yên: Tổ chức Lễ chào cờ đầu năm mới tại Mũi Điện

Xã hội - T.Nhân-N.Triều - 14:22, 01/01/2025
Ngày 1/1, tại di tích danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Điện, điểm cực Đông trên đất liền của Tổ quốc, nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ chào cờ đầu năm mới 2025 và đón những vị khách du lịch đầu tiên trong năm.