Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người nâng tầm thương hiệu gốm Bàu Trúc

PV - 15:46, 25/12/2018

Trong những lần về làng Bàu Trúc (thị trấn Phước, Ninh Phước, Ninh Thuận), chúng tôi thường nghe bà con làng gốm nhắc đến họa sĩ Sĩ Hoàng. Ông Đàng Xem, nghệ nhân làm gốm của làng Bàu Trúc cho biết, Sĩ Hoàng là người đã có công nâng tầm thương hiệu gốm Chăm Bàu Trúc. Những mẫu gốm mỹ nghệ trang trí được thị trường ưa chuộng hiện nay đều do Sĩ Hoàng thiết kế đã tạo cơ hội cho người dân vươn lên làm giàu từ nghề làm gốm truyền thống.

Bàu Trúc Họa sĩ Sĩ Hoàng thăm cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ làng Bàu Trúc.

Họa sĩ Sĩ Hoàng chia sẻ, anh gắn bó với làng gốm Bàu Trúc từ năm 1986-khi còn là sinh viên của Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Anh đến làng Bàu Trúc thực tập về kỹ thuật chế tác gốm Chăm và được bà Đàng Thị Vệ coi như người con thân thiết của gia đình. Bà Vệ đã giúp anh có điều kiện tìm hiểu nét độc đáo của gốm Bàu Trúc và đời sống của người dân làng nghề.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Sĩ Hoàng trở thành giảng viên của Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh. Đến năm 1997, anh về Bàu Trúc thăm người mẹ nuôi là nghệ nhân Đàng Thị Vệ. Anh nặng lòng trăn trở khi nhìn thấy sản phẩm gốm truyền thống như nồi đất, lu, khạp, ấm đất của mẹ Vệ chất đầy dưới giàn hoa giấy trước sân nhà do không cạnh tranh được với các mặt hàng cùng loại được sản xuất công nghiệp bằng chất liệu nhôm, nhựa. Thương mẹ Vệ tần tảo một nắng hai sương gắn bó với nghề gốm, họa sĩ Sĩ Hoàng nảy ra ý tưởng đưa hoa văn các dân tộc được kết bằng cườm trang trí trên gốm Bàu Trúc. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa nét mộc mạc của gốm Chăm với sự óng ả tinh tế của hoa văn kết cườm và phối màu tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau. Cuối năm 1998, họa sĩ Sĩ Hoàng tổ chức triển lãm cá nhân tranh thảm nghệ thuật và gốm Bàu Trúc trang trí mỹ thuật. Cuộc triển lãm được giới mỹ thuật và công chúng đánh giá cao về nét độc đáo của gốm Chăm Bàu Trúc.

Đầu năm 1998, họa sĩ Sĩ Hoàng thường xuyên đi xe lửa từ ga Sài Gòn đến ga Tháp Chàm vào mỗi sớm chủ nhật rồi đón xe thồ về nhà mẹ Vệ nghiên cứu, thiết kế mẫu gốm Chăm mỹ thuật. Nghệ nhân Đàng Thị Vệ và con cháu tộc họ đã biến ý tưởng của người họa sĩ trẻ tài hoa tại TP. Hồ Chí Minh, thành những sản phẩm gốm mỹ thuật đặc sắc lần đầu tiên được chế tác tại làng Bàu Trúc. Suốt 3 năm ròng rã đi về hàng tuần giữa Sài Gòn-Tháp Chàm, đến giữa năm 2002, họa sĩ Sĩ Hoàng tổ chức cuộc triển lãm chuyên đề gốm Chăm Bàu Trúc gồm 800 sản phẩm với hơn 100 mẫu gốm mỹ thuật. Họa sĩ Sĩ Hoàng mời các nghệ nhân: Đàng Thị Vệ, Đàng Thị Ngọ, Lưu Thị Bứng đưa đất làng Bàu Trúc vào TP. Hồ Chí Minh biểu diễn chế tác gốm Chăm. Giới mỹ thuật và các nhà kinh doanh gốm mỹ nghệ lần đầu được chứng kiến nét độc đáo của gốm Bàu Trúc, chế tác bằng tay, không bàn xoay, mang tính độc bản cao. Các sản phẩm gốm Chăm mỹ thuật trưng bày tại triển lãm được những người yêu thích mua giá cao gấp hàng chục lần, thậm chí cao gấp hàng trăm lần so với gốm gia dụng.

Từ những hướng dẫn ban đầu của họa sĩ Sĩ Hoàng, các nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc đã cần mẫn sáng tạo thêm nhiều sản phẩm gốm mỹ nghệ với kiểu dáng, họa tiết đặc sắc với khoảng 300 chủng loại như lọ hoa, bình nước, đèn trang trí, hình tượng văn hóa Chăm có tính nghệ thuật cao được sử dụng trong trang trí gia đình, khách sạn, nhà hàng cao cấp. Sản phẩm gốm mỹ nghệ thương hiệu Bàu Trúc đã có mặt rộng thị trường trong nước và có mặt ở nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada,Pháp, Australia, Nhật Bản, Malaysia... Trong khuôn viên Bảo tàng áo dài Việt Nam do họa sĩ Sĩ Hoàng sáng lập tại TP. Hồ Chí Minh, anh dành căn phòng có diện tích 40m2 trưng bày 209 hiện vật gốm Chăm Bàu Trúc phục vụ nhu cầu tham quan của du khách trong và ngoài nước.

Họa sĩ-Nhà thiết áo dài tài hoa Sĩ Hoàng chia sẻ niềm vui: “Tôi rất vui khi biết nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017. Nay đang tiếp tục xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của thế giới”.

SƠN NGỌC

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
"Giữ lửa” văn hóa giữa đại ngàn Trà Bồng

"Giữ lửa” văn hóa giữa đại ngàn Trà Bồng

Làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng là một trong những bản làng tiêu biểu ở miền núi Quảng Ngãi. Năm 1969, khi nghe tin Bác Hồ qua đời, 100% người Cor trong làng đã tự nguyện mang họ Hồ để tưởng nhớ Bác. Từ đó đến nay, bao thế hệ người Cor nơi đây luôn nhắc nhở nhau sống, học tập và làm theo di chúc Bác Hồ để lại. Tiêu biểu trong phong trào này là anh Hồ Văn Nam, con trai của già làng Hồ Văn Thuận.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây tại TP. Cần Thơ

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây tại TP. Cần Thơ

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước TP. Cần Thơ và chùa Muni Răngsây.
Triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca” mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc

Triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca” mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc

Tin tức - Minh Nhật - 3 phút trước
Triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm giới thiệu đến công chúng khoảng 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Gia Lai: Trên 9,4 tỷ đồng đầu tư xây dựng công trình du lịch tiêu biểu làng Ia Gri

Gia Lai: Trên 9,4 tỷ đồng đầu tư xây dựng công trình du lịch tiêu biểu làng Ia Gri

Trang địa phương - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 8/7, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chư Păh (Gia Lai) đã triển khai di dời nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya) để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình du lịch.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Thời sự - Như Tâm - Tào Đạt - 1 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết các vị sư sãi tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và Người có uy tín và đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn tại các quận/huyện Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ).

"Giữ lửa” văn hóa giữa đại ngàn Trà Bồng

Sắc màu 54 - Đình Quang - 1 giờ trước
Làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng là một trong những bản làng tiêu biểu ở miền núi Quảng Ngãi. Năm 1969, khi nghe tin Bác Hồ qua đời, 100% người Cor trong làng đã tự nguyện mang họ Hồ để tưởng nhớ Bác. Từ đó đến nay, bao thế hệ người Cor nơi đây luôn nhắc nhở nhau sống, học tập và làm theo di chúc Bác Hồ để lại. Tiêu biểu trong phong trào này là anh Hồ Văn Nam, con trai của già làng Hồ Văn Thuận.
Đoàn tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh dịp 30/4

Đoàn tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh dịp 30/4

Du lịch - H. Phúc - 1 giờ trước
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức chạy đôi tàu thiết kế riêng mang tên "Đoàn tàu Thống nhất" dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Chuẩn bị xây dựng Bảo tàng tỉnh hơn 700 tỷ đồng

Bình Định: Chuẩn bị xây dựng Bảo tàng tỉnh hơn 700 tỷ đồng

Xã hội - T.Nhân-N.Triều - 1 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có thông báo chính thức về việc di dời Nhà Văn hóa Lao động tỉnh tại số 86 đường Lê Duẩn, Tp. Quy Nhơn, để nhường đất triển khai dự án xây dựng Bảo tàng tỉnh Bình Định, với tổng mức đầu tư lên đến 700 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước.
Lễ cúng bản của Dân tộc Si La

Lễ cúng bản của Dân tộc Si La

Media - BDT - 1 giờ trước
Dân tộc Si La là một trong những DTTS rất ít người, cư trú ở miền núi phía Tây Bắc và chỉ sinh sống ở hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng những chính sách cụ thể, người Si La đang nỗ lực duy trì, phát huy những nghi lễ, nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Cúng bản là một trong những nghi lễ tín ngưỡng có ý nghĩa nhân văn cao đẹp, phản ánh khát vọng vươn lên, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đồng bào Si La.
Những ngôi nhà nghĩa tình với đồng bào Tây nguyên

Những ngôi nhà nghĩa tình với đồng bào Tây nguyên

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Các tỉnh Tây Nguyên đang tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS có chỗ ở kiên cố. Bộ Công an là đơn vị luôn đồng hành cùng các địa phương và đi đầu trong việc triển khai thực hiện chương trình từ hỗ trợ kinh phí đến huy động lực lượng cùng tham gia.
Lợi ích của vị thuốc xáo tam phân trong hỗ trợ trị ung thư

Lợi ích của vị thuốc xáo tam phân trong hỗ trợ trị ung thư

Media - BDT - 1 giờ trước
Cùng với xạ đen, nấm linh chi, nghệ vàng... xáo tam phân là dược liệu chứa nhiều hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Vậy cách sử dụng loại thảo dược này như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Những Người có uy tín ở thành phố mang tên Bác

Những Người có uy tín ở thành phố mang tên Bác

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 1 giờ trước
TP. Hồ Chí Minh hiện có trên 1.300 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng kinh nghiệm của bản thân, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS TP. Hồ Chí Minh là cánh tay nối dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân. Tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng và đi đầu trong các phong trào yêu nước, Người có uy tín là nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.