Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Khi cây anh túc đã đi vào quá vãng

Nguyễn Thanh - 22:57, 16/04/2022

Những thung lũng rộng lớn ở Na Ngoi, Tây Sơn, Mường Lống, Huồi Tụ, Nậm Cắn thuộc huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An)… một thời là “thủ phủ” của hoa anh túc. Nơi đây, những bản làng tít tắp của người Mông cũng một thời đói kém, lạc hậu và bao hệ lụy từ “nàng tiên nâu”. Nhưng, tất cả đã là kí ức để nhường chỗ cho những mô hình kinh tế hiệu quả như nuôi gà đen, trâu, bò, trồng mận tam hoa, trồng rừng…

Một góc xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn hôm nay
Một góc xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn hôm nay

Bước chân của Vừ Chông Pao

Cách đây nhiều năm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, ở đâu có người Mông sinh sống là ở đó có cây anh túc (còn gọi là cây thuốc phiện). Thế nên, chẳng lạ gì khi những thung lũng rộng lớn ở Na Ngoi, Tây Sơn, Mường Lống, Huồi Tụ, Nậm Cắn… đều bạt ngàn cây anh túc. Cây anh túc một thời đã là nguồn thu nhập chính của bà con nơi đây.

Ngoài một phần được nhập để chế biến dược liệu, thì hệ lụy từ cây anh túc để lại  lớn hơn những gì mà đồng bào nơi đây thu nhận được. Cuộc sống bản làng vẫn khó khăn, những ngôi nhà vẫn “trống huơ trống hoác”, tỉ lệ người nghiện gia tăng…

Làm sao xóa bỏ được cây anh túc? Một câu hỏi thực sự khó trả lời. Gặp nhiều già làng nơi miền biên xứ Nghệ, chúng tôi được nghe một câu chuyện của Anh hùng LLVT Vừ Chông Pao (1930 - 2015) - người được xem là vị “thủ lĩnh” của đồng bào các dân tộc huyện Kỳ Sơn. Vừ Chông Pao từng là “thủ lĩnh” đánh đuổi tay chân của phỉ Vàng Pao ở núi rừng biên giới, nay đã lại đi đầu trong cuộc chiến xóa bỏ cây anh túc.

Người Mông ở Tri Lễ chăn nuôi trâu, bò, ngựa cho hiệu quả kinh tế cao
Người Mông ở Tri Lễ chăn nuôi trâu, bò, ngựa cho hiệu quả kinh tế cao

Theo dòng hồi tưởng của các già làng, những năm 1993, khi đang làm Chủ tịch HĐND huyện Kỳ Sơn, ông Vừ Chông Pao nhận nhiệm vụ về các bản làng người Mông vận động bà con phá bỏ cây anh túc. Và, bước chân ông Pao gần như đi khắp các bản làng, nương rẫy của người Mông để vận động bà con bỏ cây anh túc, sang trồng loại cây khác theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Đích thân ông Pao đã đến các địa bàn được xem là “điểm nóng” cây anh túc ở Na Ngoi, Mường Lống, Huồi Tụ… nhưng nhiều người không nghe. Vừa kiên trì vận động, thuyết phục, vừa ra tận rẫy để nhổ bỏ cây anh túc, phải mất gần 3 năm mới cơ bản xóa bỏ được thứ cây này ở núi rừng Kỳ Sơn.

Ở các huyện khác có đồng bào Mông sinh sống như Quế Phong, Tương Dương cũng đã vào cuộc quyết liệt để xóa bỏ cây anh túc, và thay thế bằng các loại cây, con khác. Đến khoảng năm 2000, đồng bào Mông ở xứ Nghệ gần như không còn trồng cây anh túc, chỉ sót lại một vài nơi, người dân lén lút trồng lác đác giữa rẫy rau cải, nhưng số lượng không đáng kể và nhanh chóng bị phát hiện, nhổ bỏ.

Kể về quá trình xóa bỏ cây anh túc, ông Và Chá Xà, Chủ tịch UBND xã Mường Lống  nhớ rành rẽ: Tôi lúc ấy mới làm cán bộ giao thông của xã và tham gia đoàn công tác đến từng bản, từng hộ để vận động. Rất khó khăn để thay đổi nhận thức, suy nghĩ của bà con vì họ cho rằng, chỉ có cây thuốc phiện mới đứng được trên những dãy núi mù sương.

“Chúng tôi tìm gặp, vận động các vị già làng cùng vào cuộc, giúp sức để nói cho bà con hiểu rõ đây là chủ trương tốt đẹp của Đảng, Nhà nước mong muốn bà con đoạn tuyệt với thứ cây nhiều tác hại để tìm các loài cây, con khác thay thế”, ông Và Chá Xà kể.

Chanh leo của người Mông ở xã Tri Lễ, huyện Quế Phong
Chanh leo của người Mông ở xã Tri Lễ, huyện Quế Phong

Những triệu phú trên rẻo cao

Trong cuộc chiến với cây anh túc, cán bộ từ xã đến bản và giáo viên là những người đi đầu, làm gương. Những vạt rẫy ngập đầy cây anh túc, đã được nhổ bỏ để chuyển sang trồng cây mận tam hoa và phát triển chăn nuôi trâu, bò.

“Mưa dầm thấm lâu”, lại thấy nhiều hộ tiên phong xóa bỏ cây anh túc có cuộc sống khá hơn từ chăn nuôi trâu, bò, gà, trồng mận tam hoa… bà con dần nghe và làm theo.

Đến năm 2000, cây anh túc gần như không còn hiện diện trên đất Mường Lống. Thay vào đó là cuộc sống mới no đủ trên mỗi bản làng. Bà con đang tập trung phát triển kinh tế trang trại và chăn nuôi gia súc. Có những hộ nuôi tới 40 con trâu, bò, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng, hộ nào ít cũng từ 3 - 5 con, giúp đời sống gia đình luôn ổn định, con cái được học hành đến nơi đến chốn.

Ông Vừ Vả Chống dưới tán cây sa mu ngót 20 năm tuổi
Ông Vừ Vả Chống dưới tán cây sa mu ngót 20 năm tuổi

Những năm gần đây, lên miền Tây xứ Nghệ, hẳn nhiều người sẽ lác mắt về gia tài của những “triệu phú” người Mông. Minh chứng như ông Vừ Vả Chống không chỉ được biết đến là triệu phú ở bản Huồi Đun, xã Huồi Tụ (Kỳ Sơn), mà còn là người tiên phong đưa cây pơ mu, sa mu về trồng thành công. Nay, trang trại của ông Chống đã có hẳn một rừng 3ha với 3.000 cây pơ mu, sa mu; 2,5ha chè tuyết shan; đàn bò gần 20 con… với thu nhập mỗi năm gần 200 triệu đồng.

Ở xã Na Ngoi (Kỳ Sơn), mô hình chăn nuôi trâu, bò của Xồng Bá Dênh (bản Buộc Mú 1), đang được nhiều người học tập. Dênh đã vay vốn mua trâu, bò, khoanh gần 2 ha đồi để chăn thả, trồng 1,6 ha cỏ voi làm thức ăn. Hiện đàn trâu, bò của anh xấp xỉ 20 con, trị giá khoảng 500 triệu đồng.

Ông Vừ Vả Chống (ngoài cùng bìa trái) chia sẻ kinh nghiệm ươm và trồng cây sa mu và pơ mu cho bà con
Ông Vừ Vả Chống (ngoài cùng bìa trái) chia sẻ kinh nghiệm ươm và trồng cây sa mu và pơ mu cho bà con

Chủ tịch UBND xã Na Ngo Mùa Bá Giờ có lẽ là người vui nhất. Ông Giờ cười rõ tươi: Nhờ phát triển chăn nuôi và trồng gừng, đời sống của bà con người Mông ở đây đã được nâng lên đáng kể. Xã ta còn có không ít gia đình có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm nhờ chăn nuôi như Xồng Dua Tồng (Buộc Mú 1), Mùa Pà Danh (Kẹo Bắc) trên 30 con trâu, bò; thu nhập từ trồng gừng Xồng Rả Lầu (Buộc Mú 1); Mùa Nỏ Nanh (Pù Khả 2)… Tính trung bình toàn xã, thu nhập hiện tại gần 2 triệu đồng/người/tháng đấy.

Mô hình chăn nuôi ngựa của Thò Bá Vừ ở bản Pà Khốm
Mô hình chăn nuôi ngựa của Thò Bá Vừ ở bản Pà Khốm

Thật mừng, người Mông ở các xã vùng cao Nghệ An như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong đã có những bước tiến về sản xuất và đời sống. Những mô hình chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng, chanh leo, gừng, nuôi gà đen, lợn đen, trồng dược liệu... đã thực sự mang lại hiệu quả cao góp phần đổi thay bộ mặt bản làng vùng biên.

Và, danh sách những “triệu phú” người Mông, theo năm tháng đã dài thêm. Ấy là Xồng Bá Lẩu ở bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, với mô hình trang trại trồng đào, mận tam hoa, trồng dược liệu, chăn nuôi trâu, bò và con gà đen…; Thò Bá Vừ, Lỳ Nỏ Pó ở bản Pà Khốm (nay là bản Minh Châu) xã Tri Lễ, huyện Quế Phong sở hữu đàn trâu, bò, dê, ngựa hàng trăm con; mô hình trồng chanh leo của Và Bá Ka; chăn nuôi và trồng lúa nước của Và Tổng Sử ở xã Nhôn Mai (Tương Dương)…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Chương trình Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An năm 2024 đã khép lại. Cộng đồng không bàn nhiều đến danh hiệu mà các đội đã đạt được từ sự đánh giá của Ban Tổ chức; điều đọng lại trong cảm nhận mỗi người chứng kiến, chính là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc ngày càng tỏa sáng; được gìn giữ, phát huy tốt hơn; trở thành di sản thiêng liêng cho hậu thế mai sau. Đó cũng là mạch nguồn văn hóa chảy mãi cùng sự trường tồn phát triển của mỗi dân tộc trên mảnh đất xứ Nghệ.
Tin nổi bật trang chủ
Tạm ngừng khai thác tại 4 sân bay do bão TRAMI từ sáng 27/10

Tạm ngừng khai thác tại 4 sân bay do bão TRAMI từ sáng 27/10

Tin tức - Hương Trà - 18:16, 26/10/2024
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; Cảng Hàng không quốc tế: Đà Nẵng, Phú Bài; Cảng hàng không: Đồng Hới, Chu Lai; Cảng vụ Hàng không miền Bắc và miền Trung về việc tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay do ảnh hưởng cơn bão TRAMI.
Thừa Thiên Huế: Lợi ích

Thừa Thiên Huế: Lợi ích "kép" từ chợ phiên vùng cao

Kinh tế - Phạm Tiến - 18:16, 26/10/2024
Để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ của đồng bào các dân tộc, hai huyện Nam Đông và A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã duy trì chợ phiên vùng cao vào dịp cuối tuần, cuối tháng. Chợ phiên không chỉ là nơi đồng bào trao đổi, mua bán hàng hóa, mà còn là điểm nhấn trong phát triển du lịch của địa phương.
Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Phóng sự - An Yên - 18:11, 26/10/2024
Chương trình Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An năm 2024 đã khép lại. Cộng đồng không bàn nhiều đến danh hiệu mà các đội đã đạt được từ sự đánh giá của Ban Tổ chức; điều đọng lại trong cảm nhận mỗi người chứng kiến, chính là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc ngày càng tỏa sáng; được gìn giữ, phát huy tốt hơn; trở thành di sản thiêng liêng cho hậu thế mai sau. Đó cũng là mạch nguồn văn hóa chảy mãi cùng sự trường tồn phát triển của mỗi dân tộc trên mảnh đất xứ Nghệ.
Huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh): Ra mắt Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn xã Phong Phú

Huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh): Ra mắt Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn xã Phong Phú

Tin tức - Tạ Tùng - 17:22, 26/10/2024
31 công dân xã Phong Phú, huyện Bình Chánh vừa được chính quyền xã trao quyết định công nhận là thành viên chính thức của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn xã.
Ninh Thuận: Trao tặng học bổng và xe đạp cho học sinh Raglay

Ninh Thuận: Trao tặng học bổng và xe đạp cho học sinh Raglay

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 16:55, 26/10/2024
Sáng 26/10, tại xã Phước Thành, huyện Bác Ái, Đài Phát thanh- Truyền hình Ninh Thuận phối hợp Nhóm thiện nguyện Hương Từ Bi tổ chức Chương trình trao tặng học bổng và xe đạp cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nguyễn Huệ.
Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Việc triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS. Từ đó, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong gia đình và cộng đồng.
Nguồn lực Chương trình MTQG thúc đẩy vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận khởi sắc

Nguồn lực Chương trình MTQG thúc đẩy vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận khởi sắc

Chương trình 1719 - Minh Thu - 16:53, 26/10/2024
Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận.
Bắc Giang tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 16:13, 26/10/2024
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức 12 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp cho đồng bào DTTS.
Đêm 26/10, bão số 6 ảnh hưởng tới vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi

Đêm 26/10, bão số 6 ảnh hưởng tới vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi

Tin tức - Hương Trà - 15:48, 26/10/2024
Do ảnh hưởng của bão số 6, từ đêm 26/10, vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động dữ dội.
Phú Thọ quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Phú Thọ quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Mạnh Cường - 14:39, 26/10/2024
Nhờ nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), những năm gần đây, diện mạo các xóm, bản vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Phú Thọ đã có bước chuyển mạnh mẽ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc

Thời sự - PV - 13:03, 26/10/2024
Sáng 26/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp đang thăm, làm việc tại Việt Nam.