Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thành tỷ phú nhờ “liều lĩnh” đặt cược tất cả vào cây trà Hoa vàng

PV - 09:28, 20/07/2021

Bỏ qua mọi lời can ngăn, dị nghị, người đàn ông người Sán Chỉ tên Nịnh Văn Chắn ở thôn Khe Xa, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã “liều lĩnh” đặt cược tất cả vào giống cây Trà Hoa vàng quí hiếm. Và cuối cùng trời không phụ lòng người, giống cây hoang dã vốn được coi là “đỏng đảnh” ấy đã được anh ươm mầm thành công.

Nịnh Văn Chắn bắt đầu trồng trà Hoa vàng từ việc mua lại những cây giống của người dân đi rừng.
Nịnh Văn Chắn bắt đầu trồng trà Hoa vàng từ việc mua lại những cây giống của người dân đi rừng.

Từ thất bại và nhiều lần muốn bỏ cuộc

Chúng tôi đến Ba Chẽ vào một ngày nắng đẹp, anh cán bộ tư pháp huyện tên Hương đã chờ sẵn để đưa chúng tôi vào thôn Khe Xa, xã Đạp Thanh, nơi được gọi là thủ phủ của cây trà Hoa Vàng.

Chiếc xe bán tải đưa chúng tôi đi qua một con đường nhỏ hẹp, một bên là suối, một bên là núi và có tới vài chục khúc cua tay áo. Anh lái xe tên Tuấn nói vui với chúng tôi, còn lâu mới vào tới nơi và đường này chỉ có tay lái giỏi các cô mới không say. Quả nhiên đoạn đường từ Thị trấn Ba Chẽ vào xã chỉ khoảng hơn 30 cây số nhưng phải mất đến hơn 1 giờ đồng hồ chúng tôi mới vào đến chợ Đạp Thanh.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ, giữa bề bộn máy sấy trà, lá trà, hộp đóng trà…anh Nịnh Văn Chắn kể, cây trà Hoa vàng có ở những khu rừng thuộc Ba Chẽ có đến vài trăm năm nay. Thời Pháp đã có người thấy loại cây này quí hiếm, hoa có tác dụng chữa bệnh và giá trị kinh tế cao nên đã thử trồng một vạt nhưng thất bại. Là người địa phương, nhiều năm đã từng đi rừng tìm loại hoa này gom lại đem bán nên hơn ai hết anh biết công dụng và giá trị của trà Hoa vàng. Tuy nhiên số hoa trà hái được trong rừng chẳng thấm tháp gì so với sức mua nên anh đã quyết định trồng loại cây này.

Không chỉ hoa mà lá loại cây rừng này cũng có nhiều công dụng chữa bệnh
Không chỉ hoa mà lá loại cây rừng này cũng có nhiều công dụng chữa bệnh

Quyết định là thế nhưng khi đem ra bàn bạc trong gia đình nhiều người thân đã tỏ ra quan ngại, không đồng tình. Rất may vợ anh là chị Nguyễn Thị Bảy đã ủng hộ và luôn động viên anh thực hiện mong ước của mình.

Đầu năm 2009, Nịnh Văn Chắn bắt tay vào thực hiện dự án trồng rừng của mình với hành trang là 3.000m2 đất của gia đình chia cho và toàn bộ vốn liếng là tiền tích cóp của hai vợ chồng anh trong hơn chục năm qua cùng tiền vay ngân hàng.

Hàng nghìn cây trà Hoa Vàng đã được anh Trắng mua lại của những người dân đào được khi đi rừng đem về ươm trồng. Và cũng từ đây, người đàn ông Sán Chỉ này lấy khu rừng là nhà, lấy gốc cây làm nơi ăn nghỉ. Ngày ngày anh cùng những người thân dồn hết sức chăm bón cho loại cây này với hy vọng chúng sẽ lớn nhanh, ra nụ và trổ hoa như mong đợi.

Thế nhưng trời chả chiều lòng người, do chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật chưa chuẩn trong khi loại cây này vốn không ưa đất đồi mà chỉ ưa trồng trong rừng, giáp khe sâu nên cây giống cứ thi nhau chết.

“Có thời điểm 40 đến 50% cây giống bị chết phải đào lên vất đi nhìn mà xót xa. Hàng xóm người tốt thì khuyên dừng lại vì loại cây này khó trồng, người không ưa thì dè bỉu…Lúc đó tôi nản lắm, chỉ muốn bỏ cuộc. Nhưng vốn đam mê loại cây này, rồi nhờ có vợ tôi động viên và cũng vì nếu bỏ dở giữa chừng thì phí công sức và tiền vốn đã đầu tư nên tôi vẫn quyết định đi tiếp”, anh Nịnh Văn Trắng chia sẻ.

… Trở thành tỉ phú, chủ nhân của hàng chục vạn gốc trà Hoa vàng giống

Quyết tâm sống chết cùng giống cây trà quí, anh Nịnh Văn Chắn đã ngày đêm phải tự mày mò để cứu rừng cây vừa ươm của mình. Do chưa có ai trồng được loại cây này nên không thể chia sẻ kinh nghiệm nên anh bắt đầu từ vấn đề tạo độ ẩm, độ mát cho cây bằng cách sử dụng nhiều máy bơm, bơm nước nhiều, đều đặn. Quả nhiên, những cây trà này đã trở nên xanh tốt, lá mọc cũng lên nhanh hơn. Và rồi sau 4 năm mất ăn mất ngủ, năm 2013, hàng nghìn cây trà Hoa vàng của vợ chồng anh đã có nụ. Anh Chắn chia sẻ, những ngày này gia đình anh vui hệt như ngày hội vậy.

Lễ hội trà Hoa vàng đã được huyện Ba Chẽ tổ chức lần đầu tiên vào đầu năm 2016 (ảnh báo Quảng Ninh)
Lễ hội trà Hoa vàng đã được huyện Ba Chẽ tổ chức lần đầu tiên vào đầu năm 2016 (ảnh báo Quảng Ninh)

Chị Nguyễn Thị Bảy - vợ anh Chắn kể lại, ngày những cây trà có nụ rồi trổ hoa, nhìn những bông hoa cánh mỗi ngày một to lên, màu hoa vàng rực rỡ cả hai anh chị đã nhìn nhau mà ứa nước mắt. “Anh ấy bảo tôi, vợ chồng mình sống rồi. Từ nay có thể ăn ngon, ngủ yên rồi”, chị Bảy chia sẻ.

Theo anh Nịnh Văn Chắn, bước đầu đã thành công nhưng với 3.000m2 và hơn 1 nghìn cây trà năm đầu tiên cũng chỉ cho 15kg hoa. Anh lại mày mò tìm tòi làm sao để chăm sóc loại cây này có hiệu quả hơn nữa. Đồng thời tìm hiểu lá loại cây này có thể sử dụng được không. Sau khi loại lá này được các nhà chuyên môn xác định có công dụng tốt như: Tiêu mỡ máu, điều hòa huyết áp…anh Chắn đã hái, thái nhỏ, sao lên và đóng túi thành túi trà túi lọc để bán cùng hoa.

Cứ như vậy số hoa trà thu hoạch năm sau cao hơn năm trước, năm 2014 thu hoạch 75 kg; năm 2015 thu hoạch hơn 1 tạ, chưa kể lá trà.

Tự tay pha trà Hoa vàng mời chúng tôi thưởng thức, vừa thong thả bỏ từng cánh hoa vào chiếc ấm nhỏ đang sôi sùng sục, anh Nịnh Văn Chắn vừa giãi bày “Trồng cây trà này cũng cay đắng lắm, 4 năm trời thấp thỏm mới có hoa. Nhưng có cây thì cho vài ba kg, nhưng cũng có cây chỉ được vài bông. Nhưng gái có công chồng không phụ…”.

Quả thật hoa trà, lá trà hiện không đủ cung cấp cho khách hàng. Trò chuyện với anh chừng vài chục phút nhưng chúng tôi thấy anh liên tục phải trả lời điện thoại khách hàng gọi đến đặt hàng. Theo anh Chắn, giá hoa trà được anh bán 15 triệu đồng/kg; một hộp lá trà nhúng có giá 60 ngàn đồng/hộp và là trà khô để nguyên có giá 50 ngàn đồng/gói. Anh Chắn còn bật mí, ngoài thu nhập từ hoa trà, lá trà, anh còn ươm giống thành công 10 vạn cây trà giống và bán 25 ngàn đồng/cây. Nhẩm tính sơ qua một năm anh thu về từ những sản phẩm này chừng 7 đến 8 trăm triệu đồng.

Trước khi chia tay, anh Nịnh Văn Chắn dẫn chúng tôi qua khu đồi hơn 2ha mà anh đầu tư thêm sau khi thành công ở những gốc trà đầu tiên. Đi qua một con suối nhỏ, một rừng trà với nhưng cây trà tuy mới chỉ cao hơn đầu người nhưng lá đã xanh mướt và nụ hoa đã mọc chi chít hiện ra trước mắt chúng tôi. Chỉ vào những cây trà, anh Trắng hồ hởi nói, trà có nụ từ bây giờ và hoa sẽ nở rộ vào cuối năm. Anh cũng chia sẻ thêm, vừa quyết tâm đổi đất ruộng để có thêm vài ha đất trồng trà. Dù lần nào anh “liều lĩnh” cũng là lần đó người thân mất ăn, mất ngủ.

Trà hoa vàng vốn là loại cây mọc tự nhiên trong rừng ở Ba Chẽ đã từ rất lâu. Đây là loại cây có hoa màu vàng kim đặc trưng, màu sắc rực rỡ. Theo “Camellia International Journal” - Tạp chí chuyên nghiên cứu về trà hoa vàng của thế giới, các hợp chất của trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8%; giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu. Loại trà này còn có khả năng làm giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ, điều hoà huyết áp và chữa các bệnh về tim mạch, tiểu đường, u bướu…


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
CLB Doanh nhân trẻ 1983 Việt Nam tham gia đồng hành cùng chương trình Tình nguyện mùa Đông 2023 tại Điện Biên

CLB Doanh nhân trẻ 1983 Việt Nam tham gia đồng hành cùng chương trình Tình nguyện mùa Đông 2023 tại Điện Biên

Nhân dịp chào mừng Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024 - 2029, hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên TP. Hải Phòng khởi động chương trình “Tình nguyện mùa Đông 2023 - Xuân Tình nguyện năm 2024”.
Tin nổi bật trang chủ
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 7 giờ trước
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 8 giờ trước
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.
Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Media - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Nằm sừng sững bên dòng suối Tơ Pơng hiền hòa, nhà rông được ví như “hồn của làng”, vừa là không gian linh thiêng, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Ba Na ở vùng đất Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Qua bao thế hệ, đồng bào Ba Na nơi đây luôn ý thức, đoàn kết cùng gìn giữ, bảo tồn nhà rông để tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống.
Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Dân tộc- Tôn giáo - Như Tâm - 8 giờ trước
Ngày 19/4, tại Kiên Giang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với các huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống gồm Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao.
Tin trong ngày - 22/4/2024

Tin trong ngày - 22/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động thiết thực trong Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”. Đắk Nông: Đề xuất xây dựng 10 công trình thủy lợi ứng phó hạn hán. Người lưu giữ tiếng khèn Mông trên vùng biên giới Nậm Pồ.
Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Tối ngày 22/4, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ V, năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa được tổ chức định kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc trong huyện.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn yêu cầu các sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 8 giờ trước
Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Xã hội - Như Tâm - 9 giờ trước
Ngày 20/04, tại Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, Đoàn thanh niên BĐBP tỉnh đã tổ chức Chương trình "Tự hào chiến sĩ Biên phòng Kiên Giang" lần thứ 4, năm 2024 thu hút gần 300 chiến sĩ mới và đoàn viên thanh niên tham gia. Đây là hoạt động hướng đến chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh đến dự và phát biểu động viên tinh thần các chiến sĩ mới
Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 9 giờ trước
Những điểm đến được bình chọn nhiều nhất trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay là nơi có khí hậu mát mẻ, gần biển và không khí thoáng đãng. Với kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày, du khách Việt có nhiều cơ hội lựa chọn những điểm du lịch trong nước.