Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đặc sản chè của chàng cử nhân báo chí

Mai Hương - 12:18, 24/06/2021

Sinh ra và lớn lên giữa vùng đất chè nổi tiếng Thái Nguyên, chàng trai Lê Sơn Hải luôn mong muốn gắn bó với cây chè, vùng chè đã nuôi sống gia đình mình và nhiều thế hệ người dân ở đây. Bởi vậy, sau khi tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2015, anh đã "rẽ hướng" trở về quê khởi nghiệp trồng chè hữu cơ.

 Lê Sơn Hải – chàng cử nhân từ bỏ phố thị về quê lập nghiệp từ cây chè.
Lê Sơn Hải – chàng cử nhân bỏ phố thị về quê lập nghiệp từ cây chè.

Vùng chè đặc sản Tân Cương Thái Nguyên đã nuôi sống biết bao người dân nơi đây và cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình Hải. Mặc dù đó là nghề truyền thống, gắn bó từ nhiều đời, nhưng bố mẹ Hải lại không muốn con trai nối nghiệp truyền thống mà hy vọng con ra thành phố lập nghiệp, chọn một công việc nhàn hạ hơn. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp đại học, Hải lại quyết định về quê khởi nghiệp từ cây chè.

Tháng 8/2015, chàng cử nhân báo chí bắt tay vào khởi nghiệp từ chính đồi chè, đầm sen sẵn có của gia đình tại xã Quyết Thắng, TP.Thái Nguyên. Hải đặt ra mục tiêu, phải sản xuất ra loại chè hữu cơ, từ khâu trồng chè, chăm bón, thu hái, sao chè làm thành phẩm đều tuân theo một quy trình khép kín. Đồi chè rộng hơn 1 ha,  được Hải chăm bón hoàn toàn bằng phân hữu cơ, chủ yếu là phân chuồng hoai mục và đỗ tương ủ.

Chàng trai trẻ cũng tự trồng hoa hồng, hoa sen để phục vụ nguyên liệu ướp trà sạch. Để bảo đảm chất lượng chè sạch và ngon, Hải tự tay hái hoa và ướp trà. Anh cũng là người bón phân làm cỏ cho đồi chè và đầm sen của gia đình. Chỉ duy nhất công việc hái chè là Hải thuê thêm người làm .

Giống sen trồng trong đầm sen rộng hơn 3.500m2 của gia đình Hải, là giống sen Hồ Tây và sen Quan Âm. Hải chọn trồng hai giống sen này, vì theo anh nó cho hương thơm đậm rất ấn tượng. Theo kinh nghiệm của Hải, để chè sen cho đúng hương vị, đầu tiên phải chọn những bông hoa sen mới chớm nở, còn nhiều hương nhất thì khi ướp mới ra hương vị của hương sen. Chè ướp cũng phải là loại chè chưa được lên hương.

Hiện nay, cơ sở sản xuất của Hải đã có rất nhiều sản phẩm trà được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Hiện nay, cơ sở sản xuất của Hải đã có nhiều sản phẩm trà được khách hàng ưa chuộng.

Hiện đang là mùa sen nên sáng nào Hải cũng đi thu hái hoa sen về để ướp trà. Theo như anh chia sẻ, chè sen có hai loại, chè ướp xổi và chè ướp khô. Trong đó, chè ướp xổi lại có 2 loại, loại ướp trực tiếp trên đầm và loại thu bông về ướp.

"Chè ướp bông sen trên đầm chỉ được làm khi thời tiết có sương đêm mới giữ được tinh hoa giữa sen - trà - sương đêm. Người làm chè chỉ ướp chè qua đêm và thu ngay vào sáng sớm hôm sau, khi trời còn chưa sáng hẳn. Với loại chè ướp trong bông sen cũng phải phơi sương và thu vào khi trời chưa sáng. Phơi sương vào đêm nào nhiều sương thì mẻ trà sen đó sẽ rất thơm", Hải cho biết thêm.

Ngoài trà mộc, trà sen, Hải còn làm cả trà nhài. Hải cho biết, tùy theo thời tiết mà hái hoa nhài. "Nếu trời âm u thì sẽ hái hoa buổi chiều, nếu trời trăng sao thì lại hái nhài vào buổi tối, vì khi ấy hoa nhài nở cho hương thơm tuyệt nhất". Sau khi hái về, khoảng 9-10h tối, Hải bắt đầu ướp trà nhài.

Bí quyết để chè ngon và mang hương vị đặc biệt, theo Hải nằm ở chữ tâm làm nghề của mình. "Làm chè là làm thức quà tinh hoa của đất trời ban tặng nên người làm chè chân chính cần tỉ mỉ trong tất cả các khâu, không vội vàng, hấp tấp mà phải thật thong thả, thư thái".

Cơ sở sản xuất của Lê Sơn Hải đã tạo công việc ổn định cho 3 - 4 lao động tại địa phương.
Cơ sở sản xuất của Lê Sơn Hải đã tạo công việc ổn định cho nhiều lao động tại địa phương.

Hiện tại, đồi chè và đầm sen của Hải đã mở rộng quy mô lên tới 4,5 ha, từ chế biến chè sạch đã mang lại cho Hải cho thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/tháng, tạo việc làm ổn định cho 3 - 4 lao động với thu nhập 4 - 6 triệu đồng/tháng.

Vừa qua, Hải đã đem chè đi kiểm định và đăng ký thương hiệu riêng. Hiện nay, vườn chè của Hải luôn mở cửa chào đón mọi người có thể đến tham quan, trải nghiệm thực tế các công đoạn làm chè và cung cấp chè sạch cho các du khách trong và ngoài nước.

Bà Hà Thị Thạch, quyền Chủ tịch UBND xã Quyết Thắng cho biết: Sự nỗ lực, nhiệt huyết  phát triển kinh tế, góp phần xây dựng quê hương, Hải đã trở thành tấm gương để thanh niên toàn xã học tập và noi theo. Địa phương cũng đã có chủ trương tuyên truyền, phổ biến mô hình trồng chè của Hải cho bà con và thanh niên trong xã học tập, làm theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Chăm lo, đầu tư, hỗ trợ nhiều mặt để giúp người dân ở vùng biên giới ổn định cuộc sống, từ đó an tâm bám bản, bám làng, không vượt biên trái phép, không buôn lậu hoặc bị lợi dụng, mua chuộc vận chuyển hàng cấm qua biên giới… Đó là chủ trương, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay. Tại huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước), việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi cho người dân vùng biên là trợ lực giúp người dân an tâm phát triển sản xuất, chăn nuôi, ổn định cuộc sống.
Bắc Giang: Thanh lý tài sản 31 công trình cấp nước sạch không hoạt động

Bắc Giang: Thanh lý tài sản 31 công trình cấp nước sạch không hoạt động

Trang địa phương - Trí Phương - 1 giờ trước
UBND tỉnh Bắc Giang vừa quyết định thanh lý tài sản 31 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung vì không hoạt động từ nhiều năm nay, hư hỏng nặng không còn khả năng khôi phục.
Kon Tum: Người dân bức xúc vì tận dụng Nghĩa trang làm nơi xử lý rác

Kon Tum: Người dân bức xúc vì tận dụng Nghĩa trang làm nơi xử lý rác

Bạn đọc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Thời gian gần đây, nhiều người dân ở Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã phản ánh và bức xúc về tình trạng Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum tận dụng diện tích đất trong khu vực Nghĩa trang Nhân dân Tp. Kon Tum làm nơi tập kết và xử lý rác.
Bắc Giang: Một số khu vực miền núi bị ngập cục bộ do mưa lớn

Bắc Giang: Một số khu vực miền núi bị ngập cục bộ do mưa lớn

Tin tức - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Sau nhiều ngày mưa to, vào sáng 28/9, nhiều khu vực miền núi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã bị ngập cục bộ, sạt lở đất.
Kon Tum: Tuyên dương gia đình trẻ tiêu biểu năm 2023

Kon Tum: Tuyên dương gia đình trẻ tiêu biểu năm 2023

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, sáng 28/9, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức Chương trình Tuyên dương gia đình trẻ tiêu biểu năm 2023 gắn với Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Quảng Ninh: Tập huấn về công tác tiếp nhận, hỗ trợ người bị bạo lực giới

Quảng Ninh: Tập huấn về công tác tiếp nhận, hỗ trợ người bị bạo lực giới

Tin tức - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 28/9, tại Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác tiếp nhận, hỗ trợ và chuyển gửi người bị bạo lực giới tại cộng đồng.
Tin trong ngày 26/9/2023

Tin trong ngày 26/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 26/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2023. Gia Lai: 59 nam giới là Người có uy tín trở thành hội viên danh dự của Hội LHPN Việt Nam. Người có duyên nợ với chiêng Mường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ động ứng phó mưa lũ, trực cấp cứu 24/24

Chủ động ứng phó mưa lũ, trực cấp cứu 24/24

Tin tức - Trương Vui - 5 giờ trước
Ngày 28/9, Bộ Y tế có công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc, Trung bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ tại những khu vực trên, về triển khai công tác y tế ứng phó với mưa lũ.
Kết nối hoạt động văn hóa vùng biên giới Việt - Lào

Kết nối hoạt động văn hóa vùng biên giới Việt - Lào

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 9 giờ trước
Trong những năm qua, hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Lào trở nên sâu sắc vì truyền thống hữu nghị, quan hệ lâu đời giữa hai nước, 2 dân tộc. Nhiều địa phương đã làm tốt công tác kết nghĩa, giao lưu văn hóa. Đơn cử như các tỉnh miền Trung Việt Nam và Nam Lào được xem như mô hình nổi trội trong hoạt động giao lưu văn hóa đối ngoại, kết nghĩa giữa các tỉnh trong cả nước.
Người gác rừng giáng hương làng Grôn

Người gác rừng giáng hương làng Grôn

Gương sáng - Ngọc Thu - 9 giờ trước
Hơn 30 năm qua, rừng giáng hương ở huyện biên giới Đức Cơ (Gia Lai) được bảo vệ an toàn, là “thánh địa" bất khả xâm phạm, trở thành niềm tự hào của dân làng Grôn. Kết quả này có sự góp sức quan trọng của người gác rừng Rơ Mah Lel (64 tuổi, ở làng Lung Prông, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã cùng dân làng quyết tâm bảo vệ rừng giáng hương.
Asiad 19: Chỉ cần không thua đậm, Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ

Asiad 19: Chỉ cần không thua đậm, Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ "qua khe cửa hẹp"!

Thể thao - L.Minh - 9 giờ trước
Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi đối đầu với ứng cử viên Huy chương Vàng Asiad 19 - Tuyển nữ Nhật Bản, lượt cuối bảng D, lúc 15h ngày 28/9.
Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

Sức khỏe - Trương Vui - 10 giờ trước
Ở Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm và là một trong số các bệnh truyền nhiễm có số ca tử vong cao nhất. Nhân Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại (28/9), các chuyên gia lưu ý người dân không nên chủ quan với bệnh dại, có thể chủ động tiêm dự phòng trước và tiêm ngay khi có sự cố xảy ra để kịp thời bảo vệ sức khỏe và tính mạng.