Từ trung tâm xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đi thêm khoảng hơn 20km, là tới Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Con đường đến “Ngã ba Đông Dương” chạy vòng vèo quanh mấy ngọn đồi, thêm khoảng 10km là tới Cột mốc ba biên (Việt Nam-Lào-Campuchia), nơi mà “một tiếng gà” ba nước cùng nghe. Kể từ khi khánh thành đến nay, địa danh này đã trở thành điểm nhấn quan trọng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội và du lịch của địa phương.
Hầu hết người dân trên đảo, kể cả những ông chủ của những chú “khuyển vương” đều không biết chính xác giống chó Phú Quốc có mặt trên đảo tự khi nào (ở nơi đây, người ta thường gọi những chú chó là khuyển vương hoặc sói lửa miền Tây). Sở dĩ có những tên gọi mỹ miều đó là vì người dân đảo ngọc cho rằng chúng là loài chó tinh khôn và nhanh nhạy nhất. Từ đời này sang đời khác, họ luôn nhớ rõ những câu chuyện về sự thông minh, dũng cảm và đặc biệt trung thành với chủ của loài “khuyển vương” này.
Đây là câu chuyện về một gia đình có 2 mẹ con là bác sĩ đều có tâm nguyện hiến tạng cứu người. Mặc dù người mẹ, Đại tá, bác sĩ Vũ Thị Thoa, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện 19/8 (Bộ Công an) đã mất vì căn bệnh ung thư hiểm nghèo, nhưng những việc làm của bà khi còn sống đối với người bệnh tiếp tục là nguồn cảm hứng về tinh thần lạc quan, lòng nhân ái của người thầy thuốc cho thế hệ bác sĩ trẻ noi theo, trong đó có con trai bà-bác sĩ nhãn khoa Hoàng Thanh Tùng.
trở lại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa sau 3 tháng chịu ảnh hưởng của trận lũ lịch sử, những con đường bị ngập nay đã được thu dọn, chỉnh trang; dọc triền sông Bưởi đi qua các xã trên địa bàn một màu xanh của ngô, mía, rau màu… đang dần được hồi sinh.
Những ngôi nhà mới được xây lên, những cánh đồng phủ một màu xanh mơn mởn của lúa non... Sau nhiều thiệt hại chẳng thể “cân đo, đong đếm”, nụ cười vẫn nở trên khuôn mặt người dân vùng rốn lũ, dù với họ vẫn còn lắm lo toan, bộn bề.
Những ngày cuối năm, về Nhị Trường, xã có 81% đồng bào Khmer của huyện Cầu Ngang-Trà Vinh sinh sống, chúng tôi dễ dàng nhận thấy bộ mặt nông thôn đã được “thay da đổi thịt”, sắc Xuân ấm nồng, sức sống mới hiện rõ trên từng ấp, khóm và từng ngôi nhà.
Vậy là đã hơn hai năm tôi không lên Y Tý, xã xa nhất của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Chỉ hai năm thôi mà mọi vật như khoác lên mình chiếc áo mới, con đường về xã đã được làm mới, cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm… được đầu tư xây dựng khang trang hơn. Khu dân cư trung tâm xã cũng sầm uất, nhộn nhịp đông vui hơn….
Gần như đã thành một cái lệ, khi đi ăn đi uống, người ta thường rỉ tai nhau “Cứ thấy quán nào đông khách thì vào. Có ngon mới đông khách chứ”.
Gần đây, cụm từ “văn hóa không nhúc nhích” được nhắc đến khá nhiều trên các phương tiện truyền thông. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã gửi thông điệp chống “văn hóa không nhúc nhích” để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, khi thứ văn hóa này vẫn đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội, thì việc loại bỏ nó không thể một sớm một chiều…
Già làng Đinh Blin ở làng Kte im lặng rất lâu khi nghe nhắc đến chuyện uống rượu ở làng. Gương mặt ông ánh lên nỗi buồn hắt hiu, rồi kể: Nhiều người ở xã Đăk Sông này uống rượu như uống nước, rượu gì cũng uống, càng rẻ càng uống. Có khi uống từ sáng sớm đến đêm mới chịu về, nói mãi mà chúng vẫn chưa sáng cái bụng ra. Đã có nhiều đứa chết rồi đó.
Mùa Tết đến, nhiều làng bản bớt vắng vẻ đi một tí. Cũng có một số người do điều kiện kinh tế không thể về, nhưng đa phần lao động xa quê, dù ham công tiếc việc đến đâu, những ngày này cũng đã tất bật về quê sum vầy, đoàn tụ cùng gia đình. Có thêm người, làng trên xóm dưới vui hẳn.
Cái chợ ở làng quê tôi trong những ngày áp Tết người đông tấp nập. Riêng ở một góc chợ có một bà lão mù lòa ngồi xin ăn thì ít ai để ý.
Dọc theo dòng Hậu Giang thơ mộng, trải dài từ Châu Đốc đến giáp biên giới Campuchia, bên kia sông là Phũm Xoài, bên này sông là Vĩnh Trường, Đa Phước, Đồng Cô Ky, La Ma, Quốc Thái, Khánh Hòa, Nhơn Hội, những làng Chăm của tỉnh An Giang đã tạo nên một nét văn hóa độc đáo giữa lòng châu thổ.
Từ thị trấn huyện Điện Biên (Điện Biên), mất gần 2 giờ đồng hồ đi ô tô, chúng tôi có mặt tại xã biên giới Na Ư, nơi được coi là điểm nóng về ma túy của huyện Điện Biên. Người dân sinh sống ở đây 100% là dân tộc Mông, với dân số khoảng 1.600 người/200 hộ, sinh sống rải rác ở 6 bản (Ca Hâu, Con Cang, Na Ư, Búng Bửa, Hua Thanh và Na Láy). Trong đó, hộ nghèo và cận nghèo chiếm tới 171 hộ. Buồn hơn cả là 6 bản này đều có người nghiện ma túy.
Dù đời sống đã nhiều đổi thay nhưng nạn tảo hôn vẫn còn diễn ra rất phổ biến ở xã Đăk Rmăng, huyện Đăk Glon, tỉnh Đăk Nông. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảm nghèo và chất lượng dân số của địa phương.
Năm 1979, Chuẩn úy, Tiểu đội trưởng Lừu A Phừ được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì đã có thành tích xuất sắc trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nay dù sắp bước sang tuổi 70, song kỷ niệm ấy luôn mãi theo ông, và nó như là động lực để người cựu binh già tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, tuyên truyền, vận động bà con trong bản phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Chính bài hát “Giấc mơ Chapi” được ngân lên giữa núi rừng Tây Bắc đã làm cho chúng tôi có ấn tượng mạnh mẽ về ông trong một lần đi công tác. Với mái tóc lưa thưa, nước da ngăm đen, bộ quần áo dân tộc Ê-đê, trên cổ được đeo trang sức bằng nanh lợn rừng, vuốt hổ. Khi ông cất lên tiếng ca cùng với vũ điệu cuồng nhiệt của bài hát đã làm cho khán giả phía dưới đê mê, ngây ngất theo. Nghe ông hát, mọi người đều nghĩ rằng đang được nghe bài hát từ chính cố nghệ sĩ Y Moan. Vậy ông là ai?
Với quan niệm “đói giỗ cha, no ba ngày Tết”, nhiều người đã không ngần ngại chi mạnh tay mua bán, sắm sửa mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Già làng Y Thút Byă dân tộc Ê-đê, buôn Tuor, xã Hoà Phú (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk) năm nay đã ngoài 60 tuổi. Là Trưởng buôn, già làng Y Thút luôn sống gương mẫu, chia sẻ cùng người dân trong buôn; vận động bà con cùng thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước...