Tây Giang là một trong nhiều huyện miền núi, giáp biên giới với nước bạn Lào, là vùng sâu xa nhất của tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào Cơ-tu. Bên cạnh di sản thiên nhiên hùng vĩ, Tây Giang còn giữ gìn nhiều di sản văn hóa đặc sắc được hình thành từ bao thế hệ làm nên nét quyến rũ, say lòng du khách gần xa.
Vượt qua con đường quanh co, uốn lượn bên sườn núi cao vời vợi, Phan Dũng (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đón chúng tôi bằng khung cảnh của một miền sơn cước hữu tình với sắc mai vàng rực rỡ xen lẫn màu tím ngan ngát của phong lan.
Tết là đoàn viên, sum vầy cùng gia đình, bè bạn. Nhưng có không ít người, vì công việc, vì điều kiện kinh tế,… nên không thể về Tết; có những người đằng đẵng nhiều năm không đón Tết với gia đình. Vì thế, có những ông bố, bà mẹ đã không cầm được nước mắt khi nghe con báo tin: “Tết này con sẽ về!”.
Dọc dài trên khắp buôn làng các DTTS Tây Nguyên, rừng cây, bến nước, nhà dài... là “không gian thiêng” truyền đời. Ở không gian ấy, tiếng chiêng cất lên như tiếng lòng; tiếng đục, chạm tượng gỗ trở nên rất đỗi thân thuộc, tạo nên chiều sâu văn hóa đặc trưng của các tộc người. Nhưng rồi, nước cạn, rừng tàn, chiêng ché “chảy máu”… Để rồi, vào những ngày Xuân, ước vọng trở về không gian xưa lại trỗi dậy mạnh mẽ trong tâm thức mỗi người...
Đêm ấy, tôi ngủ lại buôn làng Châu Mạ. Nằm giữa sàn nứa trong ngôi nhà dài của vợ chồng già làng K’Noi-Ka Lý, tôi hiu hiu giấc trong âm hưởng đại ngàn. Bên ngoài vách nứa là tiếng gió vờn qua những trảng cỏ tranh, là tiếng thú đi hoang khắc khoải gọi bầy.
Những ngôi làng nép mình hiền hòa giữa rừng dừa bên triền cát trắng. Những con người mặt hướng về phía núi mà hồn như còn neo đậu khơi xa. Miền văn hóa Chăm, sau mỗi lần trải nghiệm là cảm giác cứ khôn nguôi nỗi u hoài miên viễn. Phải chăng bởi những câu chuyện “trà dư tửu hậu” với những người bạn ở xứ cát trắng; nỗi ám ảnh từ trường ca Akayet và cảm thức theo những trang cổ sử ít ỏi về các triều đại Chămpa trong quá khứ. Về miền Chăm - Ninh Thuận mùa lễ Ramưwan, chỉ muốn được ghi vài tản mạn rời…
Ở cái tuổi bát thập (80 tuổi), “ông lão Biển Hồ” Quách Trọng Hoan chỉ mong mình được “thất nghiệp”. Cái nghiệp cứu người chết đuối ở Biển Hồ (Pleiku, Gia Lai) lão chẳng còn muốn làm nữa, dù rằng cái nghiệp ấy “vận” vào lão một cách tình cờ.
Những ngày cuối năm, từ trung tâm huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đến xã Đồng Tâm như được nhuộm trắng bởi loài hoa tinh khiết của núi rừng, khiến cho bất cứ ai đến đây cũng phải xao xuyến. Ít ai biết rằng, ý tưởng làm du lịch từ hoa sở bắt nguồn từ tháng 2/2015, trong quá trình khảo sát để mở đường vào vùng hoa sở, anh Hoàng Kiên Trung, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm thực sự bất ngờ khi đứng giữa rừng hoa sở đẹp như mơ. Ý tưởng về một Lễ hội hoa Sở bắt đầu nhen nhóm trong tâm trí người cán bộ này…
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Danh Hiệp (dân tộc Khmer) đã có gần 40 năm trong nghề báo chí và từng công tác tại Đài Truyền thanh TP. Rạch Gía (Kiên Giang).
Ở độ cao hơn 1.500m so với mực nước biển, đỉnh đèo Pha Đin, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) có khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp để cây táo mèo (sơn tra) phát triển. Vốn là cây có sức sống mạnh, ít cần chăm sóc, bón phân nhưng mỗi năm táo mèo đều ra hoa kết quả rất sai và trở thành cây xóa đói giảm nghèo của bà con người dân tộc Mông ở 2 xã Tỏa Tình và Tênh Phông.
Hơn 20 năm rồi, cứ vào ngày nghỉ cuối tuần, anh Lù A Sáy, sinh năm 1976, bản Tà Xùa C, xã Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La) lại cùng gia đình mang cây giống pơ mu lên quả đồi cách nhà mấy km để trồng. Đây là công việc mà anh đã theo đuổi từ khi còn 18 đôi mươi, một công việc nhiều người cho rằng “còn khó hơn lên trời”… Ấy vậy mà, với sự nhẫn nại của mình khi vào rừng nhặt từng hạt pơ mu về ươm, vượt qua bao khó khăn, anh Sáy đã “vá” lại được những cách rừng pơ mu loang lổ và được coi là người sở hữu cây pơ mu nhiều nhất Việt Nam, góp phần khôi phục lại giống gỗ quý từng bị khai thác cạn kiệt…
“Một mình lang thang trên đất này. Theo bước chân cha ông từng ngày. Một mình qua sông qua núi đồi. Tìm mặt trời và tìm lời ru ngàn đời…” (Lời bài hát “Đi tìm lời ru mặt trời” của Y Phôn K’So).
Sinh năm 1966, từng là sĩ quan quân đội nhiều năm bảo vệ Trường Sa, được phong danh hiệu dũng sĩ. Trong một trận chiến bảo vệ biển đảo, Nguyễn Văn Dũng bị thương nặng một chân trở thành thương binh hạng 2/4. Chỉ còn lại một chân lành, ông Dũng phục viên về ở tại Đường Đệ (Nha Trang, Khánh Hòa) lao vào nghiên cứu các biện pháp lai tạo các loại giống hải sản và xây nhà giúp người nghèo, người DTTS ở vùng sâu, vùng xa.
Trong chiến tranh dòng Long Đại cùng với quân và dân ta oằn mình gánh chịu không biết bao bom đạn của kẻ thù. Mỗi tấc đất, mỗi bến đò hay bản làng nơi đây nay vẫn còn dấu tích của quá khứ hào hùng của người dân. Hôm nay, vượt qua những khốc liệt và mất mát của chiến tranh con người và vùng đất đã quật cường đứng lên để trở thành điểm sáng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cách đây vài hôm, tôi tình cờ đọc được tùy bút “Cơn bấc tinh nghịch” của tác giả Hoàng Công Tâm. Tùy bút có đoạn da diết nhớ về con gà tàu chút chít của thời thơ dại: “Nhớ món đồ chơi quê mùa mà bà đã mua về cho mỗi đứa cháu mỗi lần bà đi chợ tỉnh, những con gà bằng đất sét vừa biết gáy ò ó o đánh thức mọi người trong buổi bình mình, vừa biết cục ta cục tác gọi đàn con nhỏ đến thưởng thức miếng mồi ngon vừa kiếm được. Ôi! Nhớ làm sao cái con gà tàu chút chít của một thời thơ dại”.
Hướng tới Kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2018), sáng 20/7/2018, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Lời Tri ân”. “Lời tri ân” được thể hiện như một bông hoa tươi thắm mang ý nghĩa: Sự hy sinh của bao chiến sĩ đã cho đất nước luôn trường tồn, nở hoa... Mặc dù chiến tranh đã đi qua, nhưng những câu chuyện thời hậu chiến vẫn còn day dứt cho tới ngày hôm nay.
Coi việc không hút thuốc là chuyện hiển nhiên, ai ai cũng từ bỏ được thói quen hút thuốc lá để xây dựng một môi trường trong sạch, lành mạnh không khói thuốc… Đó là kết quả hoạt động tích cực của “Câu lạc bộ không khói thuốc” ở Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Ngày 20/7, tất cả các Trạm BOT giao thông sẽ phải chuyển đổi từ “Trạm thu giá” về lại tên cũ là “Trạm thu phí” theo yêu cầu của Tổng cục Đường bộ. Không chỉ vậy, tất tần tật những gì liên quan đến từ “giá” đều phải chuyển về từ “phí”.
Xưa kia, hai bên triền sông Vực Hồng, thuộc xã Nghĩa Hòa, tỉnh Quảng Ngãi là “thủ phủ” của cây lác, cói. Những năm thịnh vượng, cả xã có hơn 200 khung dệt, 2/3 số hộ dân làm nghề dệt chiếu. Tuy nhiên, do đầu ra không ổn định, số hộ làm nghề cứ thế ít dần. May mắn là vẫn còn một số ít người tâm huyết muốn giữ lại nghề truyền thống của cha ông đã “cứu” làng nghề khỏi nguy cơ bị mai một.
Sau thời gian thấp thỏm, cuối cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã công bố kết quả sơ bộ kỳ thi THPT quốc gia. Không quá ngạc nhiên khi kỳ thi năm nay không có “mưa điểm 10” như kỳ thi năm trước khi Bộ đã siết chặt công tác phân loại năng lực học sinh ngay trong đề thi.