Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quyến rũ Tây Giang

PV - 10:06, 13/03/2019

Tây Giang là một trong nhiều huyện miền núi, giáp biên giới với nước bạn Lào, là vùng sâu xa nhất của tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào Cơ-tu. Bên cạnh di sản thiên nhiên hùng vĩ, Tây Giang còn giữ gìn nhiều di sản văn hóa đặc sắc được hình thành từ bao thế hệ làm nên nét quyến rũ, say lòng du khách gần xa.

Lễ hội mừng mùa được tổ chức tại Làng văn hóa Cơ-tu Tây Giang. Lễ hội mừng mùa được tổ chức tại Làng văn hóa Cơ-tu Tây Giang.

Ngày xưa, muốn lên vùng cao Tây Giang thì phải men theo những ngọn núi đầy hiểm trở, đó chính là “Con đường muối” huyền thoại. Sau này, ông Clâu Bhlao ở thôn Voòng, xã Tr’Hy, huyện Tây Giang đã làm nên một kỳ tích, bằng cách khảo sát rất dân gian: tự mình leo lên các ngọn cây quan sát, sau đó phóng tuyến mở đường để rút ngắn thời gian đi bộ lên khu 7 xã xa xôi ở vùng biên từ 3 ngày xuống còn 1 ngày. Đó là “Đường Clâu Bhlao” gần như trùng khít với con đường nhựa của Nhà nước đầu tư.

Hiện nay, đường đã trải nhựa, bê tông đến tận xã Axan. Trong tương lai sẽ đến các xã biên giới Việt-Lào và khi hoàn thành sẽ có một cửa khẩu quốc tế tại đây. Trên cung đường này có những điểm dừng chân lý tưởng như đỉnh Quế, nơi để ngắm núi rừng, mây và sương; đỉnh Chơlang cao nhất vùng, có quần thể hoa đỗ quyên rộng 50ha vừa được khám phá. Những dòng sông mây trắng muốt dưới thung lũng vào buổi sớm mai tạo nên cảnh sắc thần tiên chẳng thua gì vùng Tây Bắc. Ruộng bậc thang thôn Arầng chẳng những mang lại lúa gạo, không lo nạn đói giáp hạt mà còn là thắng cảnh văn hóa cấp tỉnh.

Độc đáo nhất là quần thể rừng pơ mu thuộc xã Axan và Tr’hy, thuộc khu vực núi Zi’liêng, độ cao trên 1.500m so với mực nước biển, trải dài trên diện tích 250ha. Quần thể rừng quý hiếm này được người dân địa phương phát hiện trong quá trình mở đường từ năm 2011 và được chính quyền cùng Nhân dân bảo vệ nguyên vẹn. Quần thể rừng pơ mu ở Tây Giang có hơn 2.000 cây, trong đó có hơn 700 cây có độ tuổi trên 700 năm. Tồn tại cả nghìn năm, thiên nhiên đã tạo ra nhiều gốc pơ mu có hình thù kỳ lạ giống như con rồng, đầu voi, mình hổ... Rừng Zi’liêng-cây pơ mu được Nhân dân nâng niu, gìn giữ và được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao bằng Cây di sản. Rừng pơ mu thành rừng cây di sản đã và đang mở ra hướng phát triển du lịch cho địa phương, đồng thời góp phần bảo vệ nguyên vẹn cánh rừng nguyên sinh quý hiếm này.

Bên cạnh cây pơ mu, ở vùng cao còn có hai cây đa sộp (tiếng Cơ-tu gọi là bha’lâng Ri’rêy)-cũng là loại cây sống lâu năm, linh thiêng, gần gũi với cộng đồng làng. Tại đây thuộc vùng cao biên giới, nơi xưa kia người dân thôn Arầng sinh sống, phía trước đôi cây đa là làng. Từ đây đi bộ hai ngày về hướng đông có thôn Abỵ ở vùng trung. 2 thôn bản này sống phóng khoáng, hiếu khách, luôn giúp đỡ nhau như anh em một nhà. Vào khoảng năm 1310, 2 thôn tổ chức Lễ Kết nghĩa và trồng đôi cây đa làm kỷ niệm tại cổng làng, cây phía Đông của thôn Abỵ, cây phía Tây của thôn Arầng. Đôi cây đa là niềm hãnh diện của ý chí, tình cảm bền chặt, giữ mãi trọn tình đoàn kết với các làng, các vùng tạo sức mạnh chung, anh em một nhà.

Về văn hóa truyền thống, điều gây chú ý nhất cho du khách đến với Tây Giang là việc bảo tồn, gìn giữ các ngôi làng truyền thống. Làng văn hóa truyền thống tại trung tâm huyện Tây Giang giống như một bảo tàng về văn hóa kiến trúc và điêu khắc của người Cơ-tu Tây Giang. Đây không chỉ là nơi dừng chân của du khách, mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu và khám phá văn hóa tộc người Cơ-tu Quảng Nam. Từ định hướng đúng đắn ấy, hàng loạt làng mới của người Cơ-tu ở Tây Giang được hình thành như thôn Pơr’ning, Ta’ri, Nal (xã Lăng), Aréc, Apát, Bhlố (A Vương), A Tép 2 (Bha Lêê), Anoonh, Acấp, Axoò (Anông)...

Điệu múa Tân tung za zá trong lễ Tạ ơn rừng. Điệu múa Tân tung za zá trong lễ Tạ ơn rừng.

Cùng với việc xây dựng, tái định cư để ổn định lâu dài cho cuộc sống của bà con thì phong trào xây dựng nhà làng truyền thống ở Tây Giang phát triển mạnh hơn. Đến nay, hầu như thôn bản nào cũng có nhà làng (gươl), trong số đó có khá nhiều ngôi nhà với kiến trúc và điêu khắc đẹp mắt.

Nếu gươl đang tọa lạc tại Làng truyền thống Cơ-tu tại trung tâm huyện Tây Giang tập trung nhiều tinh hoa về mỹ thuật, trang trí, điêu khắc của đồng bào thì nhà làng ở một số nơi như Pơr’ning (xã Lăng), K’noonh 2 (Axan), Voòng (Tr’Hy) cũng không thua kém về nghệ thuật điêu khắc. Bởi vì ở các làng này có những nghệ nhân nổi tiếng như Ker Tíc, Bhriu Pố, Clâu Bhlao... vốn rất giỏi về điêu khắc gỗ. Họ hầu như dồn hết tài năng nghệ thuật để làm đẹp cho ngôi nhà chung của làng. Hơn thế nữa, các nghệ nhân tạc tượng nơi đây còn tham gia các trại sáng tác điêu khắc gỗ dân gian và phục dựng nhà làng truyền thống Cơ-tu tại các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Làng truyền thống Cơ-tu Tây Giang có sự kết hợp hài hòa giữa cái cũ và cái mới, có sự xen lẫn giữa văn hóa vật thể và phi vật thể. Làng truyền thống với nhà làng và các công trình kiến trúc mang dấu ấn tộc người là thiết chế văn hóa hợp lý, “đúng chất” ở bản làng để đồng bào tiếp tục duy trì mạch nguồn văn hóa. Đây chính là lý do, ý nghĩa sâu xa để Liên hiệp Hội UNESCO quyết định bảo trợ cho Làng văn hóa truyền thống dân tộc Cơ-tu.

Giữa lõi rừng pơ mu, du khách thích thú khi thấy nơi đây tọa lạc những căn nhà truyền thống mang phong cách kiến trúc truyền thống của đồng bào Cơ-tu. Những ngôi nhà này được đầu tư xây dựng để làm nơi lưu trú cho những người làm công tác chăm sóc, bảo vệ rừng và cho du khách đến thăm quan “Vương quốc pơ mu”. Đặc biệt, ở đây có một ngôi nhà gươl do bà con thôn Ka Noonh, xã Axan tặng. Ngôi nhà này có rất nhiều tác phẩm điêu khắc đẹp, mang đậm dấu ấn văn hóa Cơ-tu, hài hòa với quang cảnh thiên nhiên đại ngàn. Trước sân nhà làng còn có cây cột lễ cao lớn, cũng thuộc loại cây cột lễ đẹp nhất của vùng này, do các nghệ nhân khéo tay ở xã Lăng tạo tác. Vào những ngày đầu năm mới, đồng bào sinh sống ở các xã lân cận thường tập trung về đây để tổ chức các lễ hội truyền thống như lễ hội mừng lúa mới, lễ khai năm tạ ơn rừng.

Đầu năm 2019, đồng bào vừa tổ chức Lễ Tạ ơn rừng. Lễ hội với nghi lễ linh thiêng cúng thần rừng thần núi, phát huy tập quán giữ rừng, bảo vệ môi trường sống của cộng đồng. Lễ hội cũng là dịp tập hợp nhiều nghệ nhân tham gia hát lý-nói lý, trình diễn vũ điệu Tân tung za zá-những loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian.

Cùng với di sản văn hóa của đồng bào Cơ-tu, di sản thiên nhiên đã làm cho huyện Tây Giang có cơ duyên kết nối các giá trị độc đáo, quý báu của những sản phẩm do con người và tạo hóa. Tây Giang là nơi giàu di sản vì may mắn có được những ưu ái của thiên nhiên và vốn liếng được tích lũy từ ngàn đời làm nên di sản tộc người. Điều này làm cho huyện vùng cao Xứ Quảng thêm tiềm năng để phát triển văn hóa, du lịch bền vững.

TẤN VỊNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc Quốc hội

Ngày 2/4, tại Trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Tin nổi bật trang chủ
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Ngày 2/4, tại Trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 16:02, 02/04/2025
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 16:01, 02/04/2025
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 15:49, 02/04/2025
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP. Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 15:46, 02/04/2025
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích Quốc gia đặc biệt

Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích Quốc gia đặc biệt

Trang địa phương - Minh Nhật - 15:46, 02/04/2025
Trong tháng 4/2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống. Trong đó có sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển.