Cùng với Bộ Y tế đang tập trung toàn lực hỗ trợ “chia lửa” với Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi dập dịch Covid-19, với trách nhiệm của công ty dinh dưỡng hàng đầu của cả nước, luôn đồng hành cùng chính phủ và cộng đồng trong “cuộc chiến” với đại dịch, Vinamilk đã nhanh chóng hỗ trợ gần 170.000 các sản phẩm dinh dưỡng cần thiết đến các khu vực cách ly của 3 địa phương: TP. Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Tây Giang là một trong nhiều huyện miền núi, giáp biên giới với nước bạn Lào, là vùng sâu xa nhất của tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào Cơ-tu. Bên cạnh di sản thiên nhiên hùng vĩ, Tây Giang còn giữ gìn nhiều di sản văn hóa đặc sắc được hình thành từ bao thế hệ làm nên nét quyến rũ, say lòng du khách gần xa.
Hàng ngàn học sinh ở các địa phương miền núi tỉnh Quảng Nam không được hưởng các chế độ chính sách do gia đình các em thuộc các thôn, xã thoát khỏi danh sách đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên do không còn hỗ trợ, hàng trăm học sinh vùng đồng bào DTTS nơi đây có nguy cơ bỏ học.
Đầu tư dàn trải không hiệu quả; cho “con cá” không cho “cần câu”, tâm lý trông chờ ỷ lại không muốn thoát nghèo... đó vẫn còn là câu chuyện ở nhiều nơi trong cả nước. Thế nhưng, tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, câu chuyện vươn lên thoát nghèo của đồng bào DTTS nơi đây không phải là một kỳ tích, mà là kết quả của một cách làm sáng tạo, đó là “3 công chức, lao động giúp một hộ thoát nghèo”.
Nhiều năm qua, để học trò không phải nghỉ học, các thầy cô giáo bậc học mầm non ở vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) đã góp tiền để lo bữa ăn bán trú cho các em.
Đối với người Cơ-tu sống trên dãy Trường Sơn thuộc các huyện miền núi cao Tây Giang, Ðông Giang, Nam Giang (Quảng Nam), cây mây chiếm một vị thế quan trọng trong sinh hoạt, đời sống, ẩm thực, văn hóa… Đồng bào thường dùng sợi mây để đan các ngư cụ dùng để bắt cá dưới khe suối, gùi để vận chuyển lương thực, thực phẩm, nhưng ấn tượng nhất là chiếc võng đan bằng mây.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển dân tộc thiểu số năm 2018 với chủ đề “Sâm Ngọc Linh-Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số”, do Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam và các đơn vị tổ chức, Đoàn Công tác gồm lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, người dân đã đến khảo sát vùng trồng Sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Nhằm khảo sát thực tế về giá trị, tiềm năng di thực của Sâm Ngọc Linh, Dưới đây là những hình ảnh của Đoàn Khảo sát, thăm quan mô hình trồng Sâm Ngọc Linh.
Lửa bất ngờ bùng phát khiến toàn bộ 2 căn nhà (1 nhà sàn, 1 nhà gỗ) của vợ chồng thầy giáo ở xã biên giới Ch'Ơm (Tây Giang) bị thiêu rụi hoàn toàn, ước thiệt hại ban đầu hơn 1,3 tỷ đồng.
Cũng như những vùng quê khác trong cả nước, sau Tết Nguyên đán, nhiều địa phương ở Quảng Nam lại rộn ràng vào mùa lễ hội tháng Giêng. Trong những lễ hội ấy có thể kể đến Lễ cầu bồng ở làng rau Trà Quế (Hội An), Lễ hội Bà Chiêm Sơn (Duy Xuyên), Lễ rước Cộ Bà chợ Được (Thăng Bình), Lễ hội cầu ngư Tam Hải (Núi Thành)...
Chúng tôi đến thôn 4, xã Trà Cang, huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) khi người dân trong thôn đang bận rộn vào mùa thu hoạch quế. Dù vậy, hàng ngày bà Trần Thị Hoa (68 tuổi) vẫn tranh thủ dành thời gian ngồi bên khung dệt, bởi bà rất tâm huyết với nghề truyền thống của người Xơ-đăng.
Từ khi Nghị quyết số 142/2009/NQ-HĐND ngày 22/7/2009 của HĐND tỉnh Quảng Nam (khóa VII) về phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non miền núi được triển khai thực hiện, đến nay giáo dục mầm non miền núi ở huyện vùng cao biên giới Tây Giang đã đạt được những kết quả khả quan.
Ngày 21/7, tại tổ hợp sân vận động huyện Nam Giang đã diễn ra lễ khai mạc Lễ hội Văn hóa - thể thao các huyện miền núi Quảng Nam lần thứ XIX với chủ đề “Âm vang vùng cao”.
Chiều 27/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Phan Văn Hùng đã tiếp 27 đại biểu đại diện cho 400 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam về thăm Thủ đô Hà Nội.
Khi điều kiện kinh tế của nhiều gia đình vẫn còn nghèo khó, nhưng địa phương lại được công nhận thoát khỏi tình trạng ĐBKK; vì thế nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo bị “cắt”, trong đó có chính sách hỗ trợ học sinh bán trú. Nguy cơ hàng nghìn học sinh phải bỏ học đang hiện hữu ở rất nhiều địa phương trên cả nước.
Nhà có số, làng có tên là cách làm hay ở vùng đồng bào dân tộc Cơ-tu huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Việc cắm bảng tên làng, đánh số nhà ở các bản làng định cư để thuận tiện trong công tác quản lý hành chính là cách làm rất riêng biệt và độc đáo ở Tây Giang.
Ở thôn Tà Lâu, xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam có một phụ nữ người Cơ-tu tên là Alăng Thị Nhá (64 tuổi) chơi đàn h’jưl rất hay. Bà cũng có giọng hát dân ca mượt mà, sâu lắng.
Từng khu dân cư tập trung, quy củ được mọc lên, cuộc sống, sinh hoạt ổn định đang dần hiện hữu ở những khu dân cư mới theo Đề án quy hoạch, sắp xếp dân cư của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Từ 242 khu dân cư xuống còn 117 khu để tạo bước đột phá về dân sinh. Trong năm 2017 đã có 14 khu dân cư được khởi động trong niềm vui, phấn khởi của đồng bào DTTS ở vùng đất còn nhiều gian khó này.
Những ngày qua, tại xã Tam Đại, huyện Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) đã xuất hiện một nhóm người lạ lợi dụng sự cả tin của người dân, tung chiêu “bán hàng tiêu dùng giảm giá cho nông dân” để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản…
Coi việc không hút thuốc là chuyện hiển nhiên, ai ai cũng từ bỏ được thói quen hút thuốc lá để xây dựng một môi trường trong sạch, lành mạnh không khói thuốc… Đó là kết quả hoạt động tích cực của “Câu lạc bộ không khói thuốc” ở Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Như chúng tôi đã thông tin, từ cây “thuốc giấu” đến thương hiệu “triệu đô” đã giúp sâm Ngọc Linh ngày càng vươn cao. Hạt “vàng” trên đỉnh núi ấy đã giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cũng đã và đang có chiến lược để sâm Ngọc Linh thực sự là cuộc “cách mạng” trong phát triển kinh tế ở mảnh đất còn nhiều gian khó này.