Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ việc quy hoạch, sắp xếp lại dân cư

PV - 10:38, 10/07/2018

Từng khu dân cư tập trung, quy củ được mọc lên, cuộc sống, sinh hoạt ổn định đang dần hiện hữu ở những khu dân cư mới theo Đề án quy hoạch, sắp xếp dân cư của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Từ 242 khu dân cư xuống còn 117 khu để tạo bước đột phá về dân sinh. Trong năm 2017 đã có 14 khu dân cư được khởi động trong niềm vui, phấn khởi của đồng bào DTTS ở vùng đất còn nhiều gian khó này.

Làng Long Túc, thôn 5, xã Trà Nam nằm trên sườn núi. Đây là khu dân cư tập trung vừa hoàn thành quy hoạch, sắp xếp dân cư. Dựng nhà mới, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa trong kiến trúc nhà gỗ truyền thống của đồng bào. Mỗi căn nhà mới đều có hàng rào thép bảo vệ chắc chắn. Không khó để chúng tôi cảm nhận sự phấn khởi của đồng bào Xơ-đăng trong những căn nhà mới.

 Một góc khu dân cư mới-làng Long Túc, thôn 5, xã Trà Nam, huyện Nam Trà My. Một góc khu dân cư mới-làng Long Túc, thôn 5, xã Trà Nam, huyện Nam Trà My.

Tay bế đứa con nhỏ trong căn nhà ngay đầu làng, chị Đinh Thị Liễu chỉ tay về phía núi chia sẻ: “Gia đình tôi trước đây ở bên kia đỉnh núi, ở đó có nguy cơ sạt lở cao. Được cán bộ vận động, tháng 6/2017, gia đình tôi chuyển về nơi ở mới. Đến đây, gia đình tôi được hỗ trợ tiền làm nhà, hỗ trợ phát triển sản xuất. Tôi thường xuyên được tham gia họp thôn và các cuộc đối thoại với các cấp lãnh đạo xã, huyện. Cán bộ thường xuyên hướng dẫn chúng tôi ăn ở hợp vệ sinh, hướng dẫn cách trồng trọt, chăn nuôi”.

Cách đó không xa là gia đình anh Hồ Văn Dễ. Căn nhà gỗ rộng rãi, thoáng đãng vừa được hoàn thành theo kiến trúc truyền thống của đồng vào Xơ-đăng. “Trước đây, gia đình chúng tôi và một số hộ ở cheo leo trên núi, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn. Đặc biệt là việc học hành của trẻ em bị đứt quãng do đường sá quá xa. Người ốm đau thì phải cõng, khiêng đi bộ xuống bệnh viện. Chúng tôi rất vui khi được chính quyền quan tâm cho đến nơi ở mới, thuận tiện đường sá, đi lại. Mong ước của chúng tôi là thôn làng có điện để cải thiện đời sống. Thấy cán bộ về dựng cột điện và nói rằng điện lưới quốc gia sắp về tới làng nên chúng tôi phấn khởi lắm”.

Mặt bằng chung của xã Trà Nam nói riêng và huyện Nam Trà My nói chung là mảnh đất rất nghèo khó. Riêng xã Trà Nam, vẫn còn gần 50% hộ nghèo với gần một nửa dân số chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Kinh tế của đồng bào DTTS nơi đây chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài trồng bắp, lúa, trồng mỳ, đồng bào chăn nuôi trâu, bò.

Là xã dẫn đầu về tiến độ triển khai thực hiện sắp xếp dân cư trong năm vừa qua, ông Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch UBND xã Trà Nam cho biết: việc triển khai thực hiện đề án sắp xếp dân cư được hầu hết bà con đồng tình, ủng hộ. Đây là chủ trương rất phù hợp, giải quyết được tình trạng dân cư sống thưa thớt, không tập trung, khó khăn cho việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, xây dựng cơ sở hạ tầng. Quan trọng hơn nữa, là đảm bảo được sự ổn định, an toàn trong dân, tránh những vùng nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở, lũ quét…

Tính đến năm 2017 toàn huyện Nam Trà My có 43 thôn nhưng lại có tới 242 khu dân cư nằm rải rác trên các triền núi xa xôi, cách trở, đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân gặp khó khăn. Trước thực trạng này, huyện Nam Trà My đã xây dựng đề án sắp xếp, bố trí lại dân cư theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Trong năm 2017, huyện triển khai thực hiện đề án bố trí, sắp xếp lại 14 khu dân cư với 802 hộ dân tại 10 xã. Tổng kinh phí thực hiện hơn 71 tỷ đồng. Trong đó Nhà nước đầu tư khoảng 49,2 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng đường giao thông, nước sinh hoạt tập trung, trường học, nhà sinh hoạt văn hóa, công trình thủy lợi; hỗ trợ san nền, làm nhà, làm công trình vệ sinh, kéo điện và làm chuồng trại chăn nuôi...

Còn lại khoảng 21,8 tỷ đồng được huy động từ nhân dân bằng hình thức đóng góp ngày công thực hiện. Mỗi hộ dân khi ra khu ở mới sẽ được bố trí diện tích đất khoảng 500m2, trong đó đất ở khoảng 60m2 còn lại đất vườn. Huyện Nam Trà My đã huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc để tuyên truyền, vận động từng hộ nắm rõ chủ trương nên đến nay đã có những khởi sắc tích cực.

Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết: huyện triển khai thực hiện bố trí, sắp xếp lại dân cư nhằm tạo nên một khu dân cư mới có đủ không gian sinh sống, chăn nuôi, sản xuất cho từng hộ gia đình và tiện cho việc triển khai đầu tư các công trình phục vụ dân sinh như điện, đường, trường, trạm. Qua một năm thực hiện cho thấy, có những đổi thay tích cực từ nhận thức cho đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của bà con nhân dân. Đây chính là bước đột phá và cũng là tiền đề quan trọng để Nam Trà My nhanh chóng thực hiện mục tiêu hỗ trợ nhân dân thoát nghèo bền vững.

Có thể thấy, việc sắp xếp, bố trí lại dân cư là chủ trương rất đúng đắn của huyện Nam Trà My. Đặc biệt, thiên tai, sạt lở đất những năm gần đây đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho vùng đồng bào DTTS ở những vùng nguy hiểm. Vì vậy, đảm bảo an toàn, giúp dân ổn định cuộc sống là việc làm cấp thiết hơn bao giờ hết.

THANH HUYỀN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nam Trà My (Quảng Nam): Tận dụng các nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Nam Trà My (Quảng Nam): Tận dụng các nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Nam Trà My là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, nơi tập trung sinh sống lâu đời của các DTTS như: Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), Mnông, Co… Những năm qua, vấn đề giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền và người dân nơi đây. Tận dụng nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, nông thôn mới, huyện Nam Trà My đã lồng ghép thêm các nguồn lực từ địa phương, chính sách đầu tư của tỉnh để giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg sau thời gian thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực. Quan trọng nhất, việc triển khai Chương trình đã góp phần đổi mới tư duy thực hiện chính sách cũng như cách tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ của đồng đồng bào các DTTS.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định, đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Nghị quyết số 88/2019/QH14 cũng đặt những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2030. Do đó, việc thể chế hóa các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 sẽ góp phần cùng với cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Hà Nội: Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng 2023

Hà Nội: Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng 2023

Media - Tuấn Ninh - 8 giờ trước
Ngày hội “Non nước Cao Bằng-Xứ sở thần tiên” năm 2023 chính thức được tổ chức tại Hà Nội. Ngày hội có nhiều hoạt động hấp dẫn như trình diễn các BST thời trang, trình diễn Lễ cấp sắc người Sán Chỉ, biểu diễn nghệ thuật dân gian, trưng bày sản phẩm du lịch, văn hóa, ẩm thực...
Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định về việc công nhận và cấp Bằng công nhận nghề truyền thống năm 2023.
Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

Xã hội - T.Nhân - 8 giờ trước
Chiều 9/12, Chương trình tọa đàm xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu đã diễn ra tại TP. Quy Nhơn (Bình Định). Sự kiện này do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Lai Châu tổ chức, với mong muốn giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Lai Châu tới du khách và Nhân dân tỉnh Bình Định và các tỉnh Nam Trung bộ.
Quảng Nam: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Nam: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Nam vừa phối hợp Trường Chính trị tỉnh vừa tổ chức hai Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh (đợt 2).
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 hướng đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 hướng đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thể thao - Giải trí - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 (PIG Cup 5) quy tụ 14 đội FC 1983 trên toàn quốc, được chia thành 4 bảng thi đấu, tham gia tranh tài tại Sân bóng Ven Đê 3 số 360a Phú Viên, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con DTTS vùng cao Hà Giang

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con DTTS vùng cao Hà Giang

Sức khỏe - Hà Linh - 8 giờ trước
Sáng 9/12, Câu lạc bộ (CLB) tình nguyện Bluose trắng và CLB mô tô thể thao (Hà Nội) tổ chức khám, tư vấn sức khoẻ, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con DTTS xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang).
Kon Tum: Hội thi Người thủ lĩnh tài năng năm 2023

Kon Tum: Hội thi Người thủ lĩnh tài năng năm 2023

Tin tức - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Ngày 9/12, Hội LHPN tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thi "Người thủ lĩnh tài năng" năm 2023, với mong muốn tạo điều kiện, cơ hội để các Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động truyền thông tại cơ sở; đồng thời, qua đó tạo cơ hội cho các em cùng nhau chia sẻ các ý kiến, mong muốn và các sáng kiến của mình để nhà trường, gia đình, cộng đồng, các cấp, các ngành có trách nhiệm tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh cho chính các em.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Media - BDT - 17:00, 09/12/2023
Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhiều bản sắc văn hóa đang nguy cơ mai một, các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, kích động,… rất dễ dẫn tới những “khoảng trống” tinh thần trong một bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc giúp đồng bào ổn định đời sống tinh thần là vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực công tác dân tộc.