Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)-“lõi nghèo” của cả nước thì công tác dân vận tốt, dân vận khéo luôn là yếu tố rất quan trọng làm nên thành công trong việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng bản làng ấm no, giàu mạnh.
Gõ 1 hồi dài liên tục là báo hiệu có trộm cắp; gõ 3 tiếng liên tục là báo hiệu có đánh nhau, gây mất trật tự công cộng; gõ 1 hồi dài sau đó gõ 3 tiếng liên tục là báo hiệu có sự cố cháy nổ, hỏa hoạn… Đó là mô hình “tiếng mõ an ninh” giữ gìn an ninh trật tự rất hiệu quả mà lại gắn kết cộng đồng của người dân xã biên giới La Dêê, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Giới tài xế gọi đèo Lò Xo là cung đèo “tử thần”, bởi nơi đây thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông thảm khốc. Tại cung đèo này nhiều năm nay, người dân sinh sống hai bên đèo thầm lặng làm công việc cứu người mỗi khi xảy ra tai nạn. Họ được xem là cứu tinh của những người gặp nạn.
Sau giờ lên nương rẫy, những đôi tay chai sạn của những người phụ nữ Cơ-tu miền núi Đông Giang (Quảng Nam) lại thoăn thoắt, nhịp nhàng trên khung dệt thổ cẩm, cùng với chính quyền địa phương, họ đang ngày đêm “giữ lửa” nghề truyền thống.
Ở xã vùng cao Trà Nam, huyện Nam Trà My (Quảng Nam), nơi có gần 100% đồng bào dân tộc Xơ-đăng sinh sống, khó khăn, đói nghèo vẫn đeo đẳng từng ngày.
Qua thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2020”. Tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã giảm đáng kể, nhận thức của chính quyền cơ sở và người dân từng bước được nâng cao.
Mấy hôm nay, dư luận chú ý tới những tờ đơn xin nghỉ việc của hơn 10 cán bộ kiểm lâm ở Quảng Nam, được nhiều cơ quan báo chí đăng tải. Theo những người đưa tin thì những cán bộ kiểm lâm nộp đơn xin nghỉ việc vì lý do sức khỏe, vì áp lực công việc…
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than trên địa bàn của tỉnh.
Quảng Nam có 9 huyện miền núi, với 102 xã, thị trấn; trong đó 79 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới thuộc diện đầu tư của Chương trình 135. Những năm qua, tỉnh đã triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách để phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi.
Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, đến thời điểm hiện tại, tuyến kè cứng bê tông biển Cửa Đại (TP. Hội An, Quảng Nam) với chiều dài 714m đã bị xâm thực nghiêm trọng.
Nhằm tạo cho học sinh thói quen và học cách tiêu tiền sao cho hợp lý, hiệu quả, Trường PTDTBT THCS Trà Don, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đã tổ chức một buổi học ngoại khóa với chủ đề “Hình thành thói quen chi tiêu đồng tiền tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh và phụ huynh”
Những quy định của luật là nhằm ràng buộc những cá nhân vào một khuôn khổ, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế xã hội. Nhưng đôi lúc, sự cứng nhắc trong cách thực hiện đã khiến quy định trở thành một rào cản.
Để công tác giảm nghèo có hiệu quả, tỉnh Quảng Nam xác định, mọi sự hỗ trợ cho người dân phải gắn với địa chỉ cụ thể, không chạy theo thành tích, hướng tới mục tiêu thoát nghèo bền vững.
Ngày 26/3, bản tin VTV8 phát thông tin: Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam đưa vào ứng dụng phần mềm giám sát bảo vệ rừng, kết hợp ảnh vệ tinh viễn thám kết nối với máy tính bảng để truy cập diễn biến bất thường của rừng. Quảng Nam sẽ đầu tư 8 tỷ đồng để mua sắm thêm trang thiết bị, cấp máy tính bảng có kết nối Internet tốc độ cao đến từng nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng tại các xã miền núi.
Trong khi người dân ở nhiều nơi, nhất là khu vực miền Trung, hằng năm phải gồng mình chống chọi với lũ dữ thì mô hình “ngôi nhà chống lũ thông minh” đạt giải 3 trong cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo ngôi nhà đa mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu toàn quốc” của ông thợ mộc Cao Phương Tùng, ở Krông Na (huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk) lại chưa được đưa vào ứng dụng.
Cùng với làng gốm Nhạn Tháp, Vân Sơn (huyện An Nhơn), làng gốm Trà Quang Nam, thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là làng gốm có từ lâu đời ở Bình Định. Gốm Trà Quang Nam từ xa xưa đã có tiếng là tốt, đẹp, có thị trường tiêu thụ khắp nước. Những năm gần đây, người dân làng nghề đã tìm nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn, đưa làng nghề phát triển.
Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) và Tổng cục phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà an toàn cho người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão Damrey (cơn bão số 12) đổ bộ vào Việt Nam cuối năm 2017.
Đồng bào dân tộc Cơ-tu tỉnh Quảng Nam hiện đang sinh sống chủ yếu ở 3 huyện Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang. Các buôn làng của người Cơ-tu dù giàu hay nghèo đều có nhà Gươl.
Dân tộc Cor huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam) có tín ngưỡng đa thần cùng hệ thống các lễ hội phong phú, gắn bó mật thiết trong đời sống cộng đồng, tiêu biểu là Lễ cúng thần Sấm với mong muốn thần Sấm phù hộ, đem đến điều tốt đẹp cho người dân, gia đình và làng bản.
Theo số liệu thống kê, tại Quảng Nam, rừng ngập mặn trên địa bàn huyện Núi Thành từ hơn 500ha rừng trước năm 2.000, đến nay tổng diện tích rừng chỉ còn hơn 100ha.