Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhà nổi chống lũ và sự trăn trở của ông thợ mộc

PV - 18:14, 03/04/2018

Trong khi người dân ở nhiều nơi, nhất là khu vực miền Trung, hằng năm phải gồng mình chống chọi với lũ dữ thì mô hình “ngôi nhà chống lũ thông minh” đạt giải 3 trong cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo ngôi nhà đa mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu toàn quốc” của ông thợ mộc Cao Phương Tùng, ở Krông Na (huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk) lại chưa được đưa vào ứng dụng.

Miệt mài sáng tạo vì người dân nghèo

Ông Cao Phương Tùng sinh năm 1965 tại Duy Xuyên, Quảng Nam. Nhiều năm tháng chứng kiến cảnh hàng vạn người dân nghèo, nhất là ở vùng nông thôn cứ mỗi lần mưa lũ về lại điêu đứng vì sập nhà, trong lòng ông luôn nung nấu ý tưởng thiết kế những căn nhà giá rẻ nhất nhưng hiệu quả chống lũ cao nhất. Cứ mô hình này thất bại ông lại sáng tạo mô hình khác. Từ ngày chuyển từ Quảng Nam lên huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk) sinh sống bằng nghề thợ mộc, đam mê làm mô hình nhà chống lũ cho người dân càng thôi thúc mạnh mẽ hơn trong tâm trí ông. Không quản ngày đêm, ông Tùng đục đẽo, lắp ráp, thử nghiệm hàng loạt mô hình.

Mô hình nhà chống lũ thông mình của ông Tùng đạt giải toàn quốc do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức nhưng vẫn chưa được ứng dụng. Mô hình nhà chống lũ thông mình của ông Tùng đạt giải toàn quốc do Bộ Tài nguyên và Môi trườngtổ chức nhưng vẫn chưa được ứng dụng.

 

Rồi, vào một buổi chiều tháng 11/2011 tình cờ xem ti vi, ông Tùng thấy Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo ngôi nhà đa mục tiêu, ứng phó với biến đổi khí hậu” cộng với hình ảnh những người dân các tỉnh miền Trung khốn khổ chống chọi với bão lũ lại liên tục trỗi dậy khiến ông Tùng thao thức liên tục và quyết định phải thử sức mình ở cuộc thi cấp quốc gia vì ông nghĩ rằng nếu sản phẩm được thẩm định, người dân sẽ có cơ sở để ứng dụng.

Ý tưởng của ông Tùng lần này là ngôi nhà nổi chống lũ cố định. Sau mấy ngày làm mô hình và diễn giải, ông Tùng nhờ con gái viết đơn trình bày kèm phần phân tích chi tiết gửi đi dự thi. Kết quả, mô hình “Ngôi nhà chống lũ cố định” của thợ mộc Cao Phương Tùng đạt giải 3. Mô hình của ông cũng được Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến khích người dân nên ứng dụng.

Mô hình này, nhìn bên ngoài giống nhà thông thường, nhưng khi có lũ về ngôi nhà tách thành hai phần, phần cố định và phần nổi. Phần nổi được định vị trong 4 trụ bê tông cao trên dưới 6 mét tùy mức đỉnh lũ tại địa phương, giữ cho ngôi nhà không bị cuốn trôi, giúp người dân ở cố định chứ không phải lũ đến là phải chạy. Khi có lũ, tài sản vật dụng, vật nuôi ở phần nhà cố định chỉ việc chuyển hết lên phần nhà nổi. Nước dâng lên đến đâu, nhà nổi dâng lên đến đó nhờ dàn thùng phi nhựa loại 200 lít lót dưới đế sàn nhà, số phi nhiều hay ít tùy thiết kế nhà to hay nhỏ.

Đặc biệt giữa hai nhà, lối đi có mái che thiết kế kiểu chiếc thuyền úp ngược. Khi cần di chuyển, hay cứu người trong bão lũ, chỉ cần tháo bu lôn, lật ngược mái che lại thành chiếc thuyền để sử dụng. Theo đánh giá của Ban Tổ chức cũng như bản thân ông Tùng, để làm nên một ngôi nhà chống lũ thế này chi phí rất ít, trung bình chỉ mất chừng hơn 120 triệu đồng mà lại an tâm, an toàn cả vật chất lẫn tính mạng con người khi có nước lũ ùa về.

Mong mỏi được ứng dụng

Mô hình được đánh giá cao là vậy nhưng ông Cao Phương Tùng buồn rầu cho biết: Sau mấy năm được giải thưởng, tác phẩm của ông vẫn nằm trong ngăn bàn, nằm trên bản thiết kế mà chưa được đưa ra ứng dụng thực tế cũng như đăng ký bản quyền. Do hoàn cảnh gia đình là nông dân nghèo nên ông Tùng không có vốn làm một ngôi nhà mẫu giữa rốn lũ để ai cũng có thể thấy được hiệu quả trực tiếp từ đó nhân rộng cho các tỉnh miền Trung hoặc đồng bằng sông Cửu Long để người dân đỡ thiệt hại về người và tài sản khi mùa lũ về.

Ông Tùng bảo, mình đã dành bao năm nung nấu sáng tạo và được Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá cao nhưng mùa mưa lũ năm nào cũng thấy người dân miền Trung ngụp lặn giữa biển nước, đau xót mà không biết phải làm sao.

Không chỉ sáng tạo mô hình nhà chống lũ, năm 2013, ray rứt trước cảnh trâu, bò của dân nghèo vùng cao chết hàng loạt vì giá rét, ông Tùng lại lao vào mày mò nghiên cứu mô hình lò sưởi thông minh chống rét cho gia súc. Công trình này đã được Cục Chăn nuôi và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia công nhận là mô hình sáng tạo, có tính ứng dụng cao và có thể nhân rộng. Tháng 2/2016 ông Tùng được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia mời lên tận huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trình diễn mô hình lò sưởi thông minh chống rét cho gia súc. Mô hình này với giá thành chỉ trên dưới 1 triệu đồng nên rất được người dân địa phương yêu thích. Nhiều địa phương còn được ông Tùng đến tận nơi hướng dẫn cách làm và sử dụng hệ thống lò sưởi thông minh này. Chỉ cần ít tôn, thép và bộ mô tơ, công tắc là có thể ráp nên lò sưởi, sưởi ấm được cho hàng chục con gia súc trong những ngày giá rét.

Sự thành công của mô hình lò sưởi thông minh càng khiến ông Tùng khắc khoải nghĩ về số phận hẩm hiu của mô hình nhà chống lũ, cũng là “đứa con tinh thần” đầy tâm huyết mà ông đã sinh ra, chỉ mong được giúp dân nghèo đỡ cực nhọc chạy lũ hằng năm.

N. VƯƠNG-Đ.HƯNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đội tuyển Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, áp sát Thái Lan ở Đông Nam Á

Đội tuyển Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, áp sát Thái Lan ở Đông Nam Á

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 2 phút trước
Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) vừa công bố bảng xếp hạng các đội tuyển nam, trong đó đội tuyển Việt Nam có bước tiến đáng chú ý khi tăng 5 bậc, từ vị trí 114 lên 109 thế giới. Đây là kết quả của chuỗi trận ấn tượng trong dịp FIFA Days tháng 3/2025, giúp thầy trò HLV Kim Sang Sik cải thiện đáng kể thứ hạng của mình.
Đắk Lắk: Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi đạt hơn 97%

Đắk Lắk: Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi đạt hơn 97%

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 3 phút trước
Thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch bệnh sởi đợt 2 năm 2025, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk tích cực triển khai thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ, chỉ tiêu đề ra.
Bình Định: Giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế F1H2O dự kiễn sẽ diễn ra vào tháng 7

Bình Định: Giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế F1H2O dự kiễn sẽ diễn ra vào tháng 7

Thể thao - Giải trí - T.Nhân - N.Triều - 8 phút trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản số 43/BC UBND, gửi Thường trực Tỉnh ủy báo cáo về việc điều chỉnh thời gian tổ chức Giải đua vô địch thế giới thuyền máy Nhà nghề Quốc tế - UIM F1H2O World Championship năm 2025. Kế hoạch ban đầu, giải đấu sẽ ra từ ngày 1 - 3/5 tại Tp.Quy Nhơn, nhưng vì một số lý do nên giải đấu sẽ dời thời gian tổ chức đến tháng 7/2025.
Bạc Liêu: Chăm lo cho đồng bào Khmer nghèo dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Bạc Liêu: Chăm lo cho đồng bào Khmer nghèo dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - Thuận Anh - 13 phút trước
Ngày 2/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu phối hợp với huyện Vĩnh Lợi tổ chức tặng 100 xuất quà gồm 10 kg gạo và mì cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn là người dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi, nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025, của đồng bào dân tộc Khmer.
Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Pháp luật - Ngọc Chí - 19 phút trước
Tại Hội nghị giao ban báo chí quý I/2025, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức, ông Nguyễn Minh Vương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) cho biết, liên quan đến hành vi vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua thôn 3, xã Đăk La thì UBND huyện đã có 8 văn bản chỉ đạo UBND xã Đăk La xử lý vụ việc, nhưng đến nay, người vi phạm vẫn chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và công trình vi phạm vẫn còn tồn tại.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nặng nợ cùng văn hóa bản địa miền núi

Nặng nợ cùng văn hóa bản địa miền núi

Sắc màu 54 - PV - 1 giờ trước
“Vùng văn hóa các dân tộc thiểu số Quảng Nam là một trong ba vùng văn hóa điển hình của khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên” - Nguyễn Tri Hùng viết. Lần nữa, người đọc “bước vào đời sống của đồng bào miền núi Quảng Nam” một cách nguyên sơ, chân thật nhất.
Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Minh Anh - 1 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 188 ngày 25/10/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về triển khai chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ người có công với cách mạng, gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, các cấp chính quyền huyện Hữu Lũng đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vòng xoang kết nối cộng đồng

Vòng xoang kết nối cộng đồng

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Vòng xoang kết nối cộng đồng. Độc đáo ngôi cổ tự hơn 2.000 năm tuổi . Trưởng buôn Y Taih Priêng tận tụy với buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khen thưởng Công an Quảng Nam nhanh chóng phá án vụ giết người, phi tang thi thể

Khen thưởng Công an Quảng Nam nhanh chóng phá án vụ giết người, phi tang thi thể

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Bộ trưởng Bộ Công an vừa có khen thưởng đột xuất các Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Nam tham gia phá vụ án người chồng sát hại vợ, rồi phi tang thi thể nạn nhân.