Hơn chục năm lặng lẽ gắn bó với công việc vá đường tự nguyện, bà Nguyễn Thị Phượng Thu (54 tuổi, ngụ P.4, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) vẫn tự tiếp lửa cho mình cho dù ai đó vẫn nói bà làm việc bao đồng.
Ở Hà Giang có một người đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều phụ nữ Mông ở địa phương, giúp họ nâng cao vị thế trong gia đình. Chị là nghệ nhân Vàng Thị Mai, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) dệt lanh Hợp Tiến (xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, Hà Giang)-một trong 50 gương mặt được Tạp chí Forbes bình chọn là người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam. Chị cũng là một trong 100 phụ nữ tiêu biểu vừa được biểu dương tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII.
Những ngày này, hàng triệu trái tim đang cùng chung nhịp đập, hướng tới trận chung kết giải vô địch U23 châu Á giữa Việt Nam và Uzebekistan.
Bài 2: Xóm công nhân DTTS giữa lòng Thủ đôỞ số báo 07 (1381) ra ngày 24/01/2018 Báo Dân tộc và Phát triển đã phản ánh về sự vất vả của những người đồng bào DTTS đang sống ở xóm chạy thận, ngõ 121 đường Lê Thanh Nghị, Hà Nội. Đây là địa chỉ không mong muốn của bất kỳ ai, nhất là đối với đồng bào DTTS.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là “Kiệt tác Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” năm 2005 và trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” năm 2009.
Một ngày ẩm ướt, chúng tôi tìm về thủ phủ của những dãy núi đá vôi huyền thoại vùng Hà Nam Ninh cũ, cũng là trung tâm của những tai nạn tang thương do nổ mìn phá đá. Đó là xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm (Hà Nam).
Ở vùng cao Phước Sơn (Quảng Nam), bếp đã tồn tại với đồng bào dân tộc Bh’noong để họ nấu nướng, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình mà họ còn có tục thờ bếp lửa và nó ăn sâu vào tiềm thức, gắn với họ như máu thịt...
Mỹ Nghiệp là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống nổi tiếng của người Chăm ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Nét độc đáo của làng nghề cổ này chính là việc người dân dệt thổ cẩm theo phương pháp hoàn toàn thủ công, lưu giữ dấu ấn văn hóa Chăm còn mãi với thời gian.
Nghề rèn của người Mông đã có từ lâu đời. Con dao, lưỡi búa được chế tạo từ bàn tay người đàn ông Mông, không những sắc bén mà còn có độ bền cao.
Bão tố, cây nào đổ, không ai dám tự động vào “xẻ thịt” mang về làm của riêng, mà đợi họp dân, họp xã, định giá, đem ra bán công khai. Tiền thu được, sung quỹ. Đối với người dân nơi đây này, giữ rừng lim như giữ báu vật. Với họ, rừng lim và người như đã là duyên nợ!.
Đối với những người xa nhà, khi cái rét ngọt cuối năm chạm vào da thịt; khi cây mai, cây đào đã chớm nụ, báo hiệu xuân về sẽ cho ta cảm thấy nỗi nhớ nhà, nhớ người thân khắc khoải, mênh mang. Đặc biệt, đối với những người con là đồng bào DTTS, từ lúc chào đời, rồi lớn lên trong sự bao bọc của cha mẹ, tình làng nghĩa xóm, gắn bó hằng ngày với cảnh sắc thiên nhiên núi rừng, vì nhiều lý do, hoàn cảnh số phận, phải rời quê đến sinh sống ở chốn thị thành, nỗi nhớ ấy càng cồn cào, da diết.
Đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng già làng Ya Loan (xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) vẫn tích cực truyền dạy chữ viết của đồng bào dân tộc Chu-ru cho mọi người. Ở buôn làng, người dân thường gọi ông là “thầy Ya Loan”.
Chúng tôi lên xã Hồng Thái, huyện Na Hang (Tuyên Quang) đúng mùa lúa chín. Những thửa ruộng như bậc thang khổng lồ bắc từ chân thung lũng lên đỉnh núi nhuộm màu vàng ruộm, tạo nên bức tranh thiên nhiên đẹp nao lòng.
Trận đấu tứ kết giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq xứng đáng được coi là một trong những trận đấu hấp dẫn và kịch tính nhất của VCK U23 châu Á.
Nhiều người dân ở ấp Ô Rồm, xã Châu Điền, huyện Cầu Kè (Trà Vinh), nhắc đến ông Thạch Ái, dân tộc Khmer với tấm lòng trân trọng và thân thương bởi những việc làm thiết thực, tình nghĩa của ông. Ông Thạch Ái đã quan tâm chăm lo, giúp đỡ hộ nghèo, xây dựng khối đoàn kết trong xóm làng.
Bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội, lễ nghi truyền thống các DTTS là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ hội nhập. Nhiều chính sách đã được triển khai, một số lễ hội, lễ nghi có nguy cơ bị mai một đã được phục dựng. Tuy nhiên, một khi công tác khôi phục còn mang tính hình thức, dựa trên những “kịch bản” được viết sẵn thì nguy cơ làm biến dạng các lễ hội, lễ nghi truyền thống là không tránh khỏi.
Hoàn thành nhiệm vụ tuần tra, canh gác biên giới khi nắng chiều dần tắt, các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Đồn Ia Rvê, huyện Ea Súp (Đăk Lăk) khẩn trương chuẩn bị “giáo án” cho kịp giờ lên lớp, dạy cho bà con vùng biên biết đọc, biết viết, góp phần xóa nạn mù chữ, đẩy lùi đói nghèo.