Ngày tôi gặp ông Lo Văn Cường tại TP. Vinh, là dịp ông về tham dự Đại hội đại biểu dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ II, với vai trò là Người có uy tín tiêu biểu. Ô
Từ lâu, chúng tôi đã được nghe nhiều về những nữ tu mặc áo blouse tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hòa. Thế nhưng những ngày đầu Xuân này, chúng tôi mới có dịp gặp và trò chuyện với các sơ. Quả thật, có chứng kiến những người bệnh đang phải vật lộn với đau đớn bệnh tật, từng ngày, từng giờ giành giật sự sống mới thấy hết được ý nghĩa của công việc những nữ tu mang lại.
Những cây đào trên đèo Ma Thì Hồ đã hé nụ báo hiệu mùa Xuân đang đến với đồng bào Mông ở bản Cổng Trời, xã Sa Lông, huyện Mường Chà (Điện Biên).
Thực hiện Chương trình di dân phát triển kinh tế-xã hội vùng biên giới, năm 2006, hàng chục hộ dân người Mông, người Hà Nhì ở tận xã Dìn Chin, Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã tình nguyện chuyển về vùng đất mới, lập lên thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Nằm vắt vẻo trên núi cao, xã Pá Hu (Trạm Tấu, Yên Bái) quanh năm “ăn gió, đùa mây”. Một thời, nghèo đói là “đặc sản” ở nơi đây. Nhưng nay, Pá Hu đã không còn xa xôi, cách trở như thuở nào; Pá Hu đang thay đổi từng ngày.
Khi những cánh hoa trạng nguyên cuối cùng lụi dần, nhường chỗ cho sắc trắng tinh khôi của hoa mơ, hoa mận, khắp bản trên, bản dưới, đồng bào dân tộc Phù Lá ở Điện Biên lại náo nức, nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Với sự hỗ trợ từ các cấp và nghị lực vươn lên, Xuân này của người Phù Lá đã khởi sắc hơn với những gam màu tươi sáng.
Suốt nhiều năm qua, bằng trách nhiệm và cả tấm lòng yêu thương, san sẻ, những người lính Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã cưu mang, giúp đỡ nhiều em học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn tiếp tục đến trường. Nghĩa cử cao đẹp này không chỉ giúp các em tiếp nối ước mơ học tập mà còn viết nên câu chuyện đẹp về tình quân dân...
Sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, nơi đầu tiên Bác Hồ đặt chân lên đất mẹ chính là mảnh đất Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Cho đến hôm nay, hơi ấm của Người vẫn đang tiếp sức để Trường Hà trở thành xã đầu tiên về đích nông thôn mới (NTM) của tỉnh Cao Bằng.
Tôi có dịp quay lại Huồi Cọ (xã Nhôn Mai, Tương Dương, Nghệ An), khi mai, đào nơi miền biên viễn đã bắt đầu chúm chím nụ. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng bà con (đa phần là đồng bào Mông) nơi đây đã và đang nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng Huồi Cọ trở thảnh bản kiểu mẫu.
Xuân này, thôn Bình Lợi, xã Cư M’lan, huyện Ea Súp (Đăk Lăk) khoác lên mình chiếc áo mới giàu sức sống và ấm áp khi điện được kéo về tận thôn. Bây giờ về nơi đây, đi dọc từ đầu thôn đến cuối thôn đâu đâu cũng nghe bà con bàn tán về “điện”, có lẽ sau bao năm sống trong cảnh tù mù, ảm đảm, đây là niềm vui lớn của bà con.
Trong một chuyến công tác về huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk tôi gặp bác sĩ Y Sĩ Buôn Dap, Phó Giám đốc trung tâm Y tế huyện.
Trung tuần tháng 5/2017, ước mơ một lần đến với Trường Sa của tôi đã được thực hiện khi được tham gia Đoàn công tác số 11, do Chuẩn Đô đốc Đoàn Văn Chiều, Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân Việt Nam làm trưởng đoàn, đã đến thăm, động viên, tặng quà quân và dân trên các đảo, điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Năm 2017, lần đầu tiên Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương tổ chức Lễ tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức và doanh nhân tiêu biểu DTTS toàn quốc. 512 đại biểu được vinh danh là 512 bông hoa khoe sắc, ngát hương trong vườn hoa các DTTS. Phía sau những tấm gương điển hình ấy là lòng yêu nước, tự cường mãi lan tỏa, bay xa...
Đối với người dân làng Xốm, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) làm bánh chưng không chỉ là nghề mưu sinh mà quan trọng hơn là niềm tự hào về một nghề truyền thống gắn liền với sự tích “Bánh chưng, bánh dày” nơi đất Tổ. Đón Tết Mậu Tuất 2018, người làm nghề nơi đây thêm niềm vui mới, khi làng Xốm được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận là làng nghề truyền thống.
Nằm dưới chân núi đá vôi Pú Hồng Cáy, chạy dọc bên con suối Nậm Hua xanh mát uốn lượn quanh những ô ruộng vuông vắn như bàn cờ, những nếp nhà sàn ngói đỏ của người dân bản Nôm, xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo đẹp như một bức tranh thủy mặc.
Vùng rốn bão xã Yang Mao, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk, đã khởi sắc. Những cánh đồng, vườn rau xanh mơn mởn, những ngôi nhà được xây mới hoặc sửa sang lại thêm vững chãi. Bà con đang rộn ràng đón chào một mùa xuân ấm tình yêu thương.
Ngày còn thơ bé, mỗi cái Tết Nguyên đán là một sự kiện đặc biệt đối với lũ trẻ chúng tôi, bởi chỉ trong dịp Tết, chúng tôi mới được bố mẹ sắm cho quần áo mới để đi chơi, được chờ đến đêm giao thừa để xem người lớn đốt pháo, được tặng bao lì xì mừng tuổi, thưởng thức bánh chưng, thịt gà cùng nhiều món bánh trái do chính tay mẹ và các chị làm.
Thời gian qua, xuất khẩu lao động là con đường thoát nghèo của nhiều gia đình ở xã ven biển Gio Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị). Ở xứ người, quanh năm chăm chỉ làm ăn để tích cóp gửi về cho gia đình, góp phần xây dựng quê hương, niềm vui lớn nhất của mỗi lao động là được sum vầy cùng với gia đình trong những ngày Tết.
Đó là trăn trở khôn nguôi của già làng K’Mẻo, người dân tộc Cơ-ho (trú tại xã Gia Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng). Ông lo lắng điệu múa chiêng sẽ mai một nên ngày ngày ông đi biểu diễn cồng chiêng khắp thôn xóm. Thông qua các buổi diễn cồng chiêng, ông muốn mọi người giữ gìn những điệu múa cồng chiêng cho hậu thế. Hiện nay, trong nhà ông còn lưu giữ trên 10 bộ cồng chiêng có hàng trăm năm
Trên những lòng hồ giữa đại ngàn Tây Nguyên, dân tứ xứ quần tụ thành làng, thành bản. Những xóm chài nhỏ bị bao bọc bởi núi rừng trùng điệp, cuộc mưu sinh hiện tại tuy không đến nỗi vất vả nhưng tương lai vẫn là một dấu hỏi đầy trăn trở.