Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện xuất ngoại ở Gio Việt

PV - 11:50, 08/02/2018

Thời gian qua, xuất khẩu lao động là con đường thoát nghèo của nhiều gia đình ở xã ven biển Gio Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị). Ở xứ người, quanh năm chăm chỉ làm ăn để tích cóp gửi về cho gia đình, góp phần xây dựng quê hương, niềm vui lớn nhất của mỗi lao động là được sum vầy cùng với gia đình trong những ngày Tết.

Về Gio Việt, chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Quốc Ái ở thôn Xuân Ngọc. Ngôi nhà khang trang, đẹp nhất nhì thôn của ông Ái năm nay rộn rã hơn khi người con trai cả của ông, anh Nguyễn Quốc Bình, được về quê đón Tết sau 10 năm xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Anh Bình hồ hởi nói: “Bao nhiêu năm đón Tết nơi xứ người chưa khi nào tôi thôi nhớ gia đình. Năm nay được về với bố mẹ, với các em quây quần bên nồi bánh chưng xanh, tôi thấy hạnh phúc lắm”.

Niềm vui của những người con xa xứ được về quê hương đón Tết cùng gia đình. Niềm vui của những người con xa xứ được về quê hương đón Tết cùng gia đình.

 

Nhớ về những cái Tết xa quê, đôi mắt của người thanh niên ấy như chùng xuống. “Làm việc nơi đất khách quê người, mỗi độ Tết đến, Xuân về, những công nhân người Việt tập trung mua bánh chưng, hoa đào và làm những món ăn Việt Nam để tạo không khí Tết. Tuy nhiên, mỗi chúng tôi vẫn thấy thiếu thốn cái ấm cúng của gia đình”.

Vui vì con trai cả được về Tết, nhưng ông Nguyễn Quốc Ái vẫn chạnh buồn vì 3 người con khác của ông, Xuân này vẫn đón Tết xa nhà.

“Nhà có 5 đứa con, thì 4 đứa đi xuất khẩu lao động, con gái út cũng chuẩn bị đi. Tết này thằng Bình được về, còn 3 đứa thì vẫn đang làm ở Nhật Bản, ở Hàn Quốc. Vẫn biết con cái đi làm ăn xa để kinh tế khá giả hơn, nhưng Tết đến thiếu chúng nó thì nhớ quặn lòng”, ông Ái trầm ngâm nói.

Ông Ái bảo, mấy năm gần đây, thanh niên trong thôn có xu hướng… xuất ngoại để làm kinh tế. Mà thằng Bình nhà ông là đứa đầu tiên mạnh dạn đi xuất khẩu lao động đấy. Mười năm trở về trước, cái làng biển quê ông có biết đến cụm từ đi làm việc ở nước ngoài đâu. Trai làng biển cứ bình lặng với cuộc đời ngư phủ; không thiếu ăn nhưng cũng chẳng dư thừa để giàu.

Năm 2007, anh con cả nhà ông quyết đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Bởi lẽ, đi biển mỗi tháng kiếm được 3 đến 5 triệu đồng, chưa kể đến nguy cơ rình rập từ sóng gió biển khơi. Đi xuất khẩu lao động có nhiều cơ hội hơn.

“Tui hỏi tiền mô mà đi thì hắn nói, được vay vốn lãi suất ưu đãi của ngân hàng theo chính sách của huyện. Dễ lắm!”, ông Ái cười nói.

Thế là ông để cho Bình đi, là người đầu tiên của xã biển Gio Việt tham gia xuất khẩu lao động. Sang Hàn Quốc, làm nghề cơ khí, mỗi tháng Nguyễn Quốc Bình thu nhập trên dưới 30 triệu đồng. Anh tích cóp để gửi về cho cha mẹ nuôi các em.

Thấy anh làm được việc, 4 người em của Bình cũng quyết tâm… xuất ngoại. Bây giờ, nhà ông Ái có 4 người con đã tham gia lao động ở nước ngoài, gồm 3 trai, 1 gái. Người con gái thứ 5 cũng đã thi tiếng Hàn Quốc trúng tuyển, đang đợi công ty tuyển dụng gọi ra nước ngoài làm việc.

Từ Nguyễn Quốc Bình là người đầu tiên, hiện nay hàng trăm lao động ở xã Gio Việt đã đi xuất khẩu lao động ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malayxia,… vừa làm giàu cho gia đình, vừa góp phần xây dựng quê hương. Riêng năm 2017, theo số liệu của UBND xã Gio Việt, toàn xã có hơn 100 hồ sơ đăng ký, trong đó hơn 80% đã hoàn thành thủ tục đi lao động tại các nước. Trước đó, năm 2016 xã cũng có tới 141 người đi xuất khẩu lao động.

Ông Nguyễn Thanh Thương, Chủ tịch UBND xã Gio Việt thông tin, với tình hình khó khăn của các xã vùng biển sau sự cố môi trường biển, thì xuất khẩu lao động được xem là một giải pháp hợp lý, thiết thực góp phần rất lớn vào việc phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Hằng năm, từ lượng Kiều hối do con em đi xuất khẩu lao động gửi về, nhiều nhà đã xây dựng nhà cửa khang trang, có đời sống kinh tế ổn định.

“Số người đi lao động ở nước ngoài đã tác động tích cực tới nhiều mặt xã hội, nhận thức của người dân nâng lên, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, đến tiếp nhận công nghệ sản xuất tiên tiến. Nhiều gia đình trên địa bàn xã đã khá lên trông thấy. Ngoài ra, các lao động xuất khẩu còn đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi của xã, thôn, như: ủng hộ xây mới nhà văn hóa, đình làng, bê tông hóa đường làng, ngõ xóm”, Chủ tịch UBND xã Gio Việt vui vẻ nói.

Đón Xuân mới, người dân xã Gio Việt phấn khởi hơn bởi trong năm 2017, ngư dân vùng biển này trúng đậm vụ cá Nam. Đặc biệt, là trường hợp một ngư dân trong xã khai thác được 150 tấn cá bè vàng (còn gọi là cá bè quỵt, cá bè xước) tại ngư trường đảo Cồn Cỏ, trị giá gần 6 tỷ đồng. Đây là mẻ cá bè “khủng” nhất không chỉ tại Quảng Trị mà của cả nước. Đây cũng chính là niềm tin mới để những làng biển Gio Việt đón đợi những tín hiệu vui trong năm 2018.

HOÀNG QUÝ

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tin nổi bật trang chủ
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà"

Media - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Xã Tân Cương. TP. Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng với những đồi chè tươi tốt, với hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội. Chính mảnh đất này đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi “Thái Nguyên - Đệ nhất danh trà".
Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Tin tức - Thuỳ Trang - Phan Anh - Phương Linh - 1 giờ trước
Đó là phát biểu của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ Trung ương đến Phòng giao dịch cấp huyện về triển khai nhiệm vụ quý II/2025 của NHCSXH diễn ra vào sáng 04/4.
Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 1 giờ trước
Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Xã hội - Thanh Hải - 1 giờ trước
Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 có lẽ sẽ trở thành cái Tết không thể nào quên đối với nhiều hộ đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Bởi những ngày cận Tết, hàng loạt ngôi nhà “Đại đoàn kết” đủ tiêu chuẩn “3 cứng” đồng loạt hoàn thành, bàn giao để đồng bào kịp dọn về nhà mới.
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 1 giờ trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.
Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng 4/4, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và “Mua bán trái phép chất ma túy”, theo quy định tại Điều 249 và Điều 251, Bộ luật Hình sự.
Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức trong 04 ngày (từ ngày 17 - 20/4/2025) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.