Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xuân về trên những bản làng người Phù Lá

PV - 16:03, 23/02/2018

Khi những cánh hoa trạng nguyên cuối cùng lụi dần, nhường chỗ cho sắc trắng tinh khôi của hoa mơ, hoa mận, khắp bản trên, bản dưới, đồng bào dân tộc Phù Lá ở Điện Biên lại náo nức, nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Với sự hỗ trợ từ các cấp và nghị lực vươn lên, Xuân này của người Phù Lá đã khởi sắc hơn với những gam màu tươi sáng.

Bản làng đổi thay

Hiện nay, dân tộc Phù Lá phân bố ở nhiều tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và có dân số trên 10.000 người. Tuy nhiên, ở Điện Biên, người Phù Lá được xếp vào cộng đồng dân tộc rất ít người, với chưa đầy 200 nhân khẩu, sống tập trung thành 3 nhóm tại các địa bàn: bản Khua Chá, xã Phình Sáng (huyện Tuần Giáo); bản Hột và bản Túc, xã Mường Đun (huyện Tủa Chùa). Tại bản Khua Chá, dân tộc Phù Lá chỉ có 15 hộ, với gần 80 nhân khẩu, sinh sống quần tụ thành một khu vực.

Cuộc sống của đồng bào Phù Lá ở bản Khua Chá ngày càng đổi thay, no ấm. Cuộc sống của đồng bào Phù Lá ở bản Khua Chá ngày càng đổi thay, no ấm.

 

Ông Giàng A Dũng, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Do rất ít người, 100% trong số đó đều là hộ nghèo, lại đứng trước nguy cơ mai một và đồng hóa văn hóa, nên những năm qua chúng tôi đã dành nhiều ưu tiên và sự quan tâm đặc biệt. Dù vẫn còn khó khăn nhưng có thể nói hiện nay họ đã có cuộc sống ổn định hơn”.

Theo ông Dũng, hiện cơ sở hạ tầng thiết yếu: giao thông, điện lưới, trạm y tế, trường học... ở bản làng người Phù Lá đều đã được đầu tư xây dựng. Hiện 100% con em dân tộc Phù Lá đến tuổi đều được đến trường, một số đang theo học tại các trường chuyên nghiệp; ở các địa phương đã có những cán bộ người dân tộc Phù Lá đầu tiên...

Là một trong những người Phù Lá sống lâu nhất tại bản Khua Chá nên ông Sùng A Xa nhận thấy rõ nét sự thay đổi này. Ông tâm sự: “Bà con giờ có điện để sinh hoạt, đường lớn để đi, điện thoại để liên lạc... Ốm đau giờ không cúng bái, mà có trạm y tế để đến khám chữa. Trước làm nương thì “chọc lỗ tra hạt”, giờ có ruộng nước, có máy cày... Nhà nào cũng cho con cái đi học”.

Như gia đình ông Xa, có 5 người con, mấy đứa lớn trước học cao lắm cũng chỉ hết cấp 2 là nghỉ học, lấy vợ, lấy chồng. Thế nhưng đến đứa thứ 5 thì khác, mặc dù là con gái, song hiện nay vẫn đang theo học đại học chuyên ngành Quản lý nhà nước năm thứ 3 tại Hà Nội. Giờ đây, ông Xa mong từng ngày nhìn thấy con tốt nghiệp, trở về làm cán bộ và xây dựng quê hương.

Cùng chung suy nghĩ “Phải đầu tư cho con đi học cao hơn để về làm cán bộ, giúp đỡ dân tộc mình, bản mình vươn lên, xa hơn nữa là xây dựng quê hương”, gia đình anh Lò Văn Căm, bản Túc, xã Mường Đun (huyện Tùa Chùa) đang động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho cậu con trai út theo học. Nhà có 4 người con, 2 đứa con gái đã lấy chồng, con trai lớn thì đã bỏ học ở nhà lao động. Thấm thía được cái đói, cái khổ nên anh càng quyết tâm đầu tư cho thằng út. Bản thân anh cũng tự học đề áp dụng trong sản xuất, chăn nuôi của gia đình.

“Năm 2015, tôi được Nhà nước hỗ trợ 1 con bò. Do chăm sóc tốt nên nó vẫn khỏe mạnh, giờ sinh sản thêm được 3 con nữa rồi, trong đó có 1 con đang chửa. Mọi người cứ bảo chăn nuôi ở đây khó lắm, giá rét, dịch bệnh suốt. Nhưng mà mình không học để biết mà chủ động chăm sóc, chữa chạy cho nó thì làm sao nó lớn được”, anh Căm chia sẻ.

Tết đầm ấm

Cuộc sống được nâng lên nên những cái Tết với người Phù Lá dần sung túc hơn. Những ngày này, khi “ngô đã đầy bồ, thóc đã hong khô”, bà con Phù Lá đã có thể yên tâm gác lại công việc đồng áng để tất bật chuẩn bị cho một cái Tết tươm tất, đầm ấm.

Bản làng của đồng bào Phù Lá tại Khua Chá Bản làng của đồng bào Phù Lá tại Khua Chá

Vui nhất có lẽ là với gia đình ông Lò Văn Phờ, bản Khua Chá, xã Phình Sáng, khi ngôi nhà mới kiên cố còn thơm mùi gỗ vừa được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ của xã và bà con trong bản. Tuy không quá lớn, nhưng so với ngôi nhà dột nát, xiêu vẹo trước kia, thì đã khang trang hơn rất nhiều.

Không giấu nổi niềm xúc động, ông Phờ chia sẻ: “Nhà thì có 4 người thôi, nhưng 2 vợ chồng đều già yếu cả. Có 2 đứa con, 1 đứa bị khuyết tật, đứa kia cũng chẳng khôn khéo gì nên khó khăn, nghèo khổ mãi. Có ngôi nhà vách nứa làm chỗ chui ra chui vào thì đợt bão trước bị tốc hết mái, cứ chắp vá ở thế thôi.

Đến vừa rồi được cán bộ xã quan tâm mỗi người đóng góp một ít, rồi bà con trong bản giúp ngày công làm cho nhà mới. Nếu không có sự hỗ trợ, chắc hết đời vợ chồng già này và cả 2 đứa con nữa phải chịu ở thế thôi. Giờ thì mừng quá, năm nay được ăn Tết trong nhà mới rồi!”.

Niềm phấn khởi ấy khiến không khí chuẩn bị Tết của gia đình ông năm nay nhộn nhịp hơn hẳn mọi năm, và không thua kém gia đình nào trong bản. Mọi người vui vẻ tập trung quét dọn nhà cửa, dọn dẹp lối ngõ sạch sẽ, gọn gàng. Củi lửa là thứ không thể thiếu nên ông Phờ đã chuẩn bị sẵn từ trước.

Còn bánh chưng và bánh dày là 2 thứ bánh quan trọng nhất trong mâm cúng ngày Tết, nên dù năm nay không được mùa nhưng vợ ông vẫn chuẩn bị chu đáo gạo nếp, lá dong... đủ cho 20 chiếc bánh. Cũng giống như nhiều gia đình người Phù Lá khác, ông Phờ mong muốn “Năm mới mọi thứ sẽ vuông tròn, đủ đầy như chiếc bánh!”.

VŨ LỢI

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1889/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô; địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Văn Hoa - 4 phút trước
Nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1889/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô; địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.

"Festival Phở năm 2025" quy tụ phở ba miền Bắc-Trung-Nam

Ẩm thực - Minh Nhật - 7 phút trước
Chương trình “Festival Phở năm 2025” nhằm quảng bá hình ảnh “Phở Hà Nội” sẽ được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long. Chương trình sẽ có hơn 50 gian hàng, quy tụ các thương hiệu phở nổi tiếng cả ba miền Bắc-Trung-Nam
Yên Bái: Thu trên 632 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2025

Yên Bái: Thu trên 632 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2025

Du lịch - Văn Hoa - 13 phút trước
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, tính đến hết quý I/2025, toàn ngành Du lịch tỉnh Yên Bái ước đón phục vụ 742.335 lượt khách du lịch, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; khách quốc tế đạt 83.582 lượt, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2024; doanh thu ước đạt trên 632,2 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Burundi

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Burundi

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 4/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam.
135 món ẩm thực độc đáo chờ xác lập kỷ lục Việt Nam tại Ngày hội thanh trà Bình Minh

135 món ẩm thực độc đáo chờ xác lập kỷ lục Việt Nam tại Ngày hội thanh trà Bình Minh

Ẩm thực - Tào Đạt - 4 giờ trước
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch tổ chức Ngày hội Thanh trà Bình Minh, công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam đối với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà của thị xã Bình Minh.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 4 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 4 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 4 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 4 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.