Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lênh đênh xóm chài trên núi cao

PV - 11:26, 08/02/2018

Trên những lòng hồ giữa đại ngàn Tây Nguyên, dân tứ xứ quần tụ thành làng, thành bản. Những xóm chài nhỏ bị bao bọc bởi núi rừng trùng điệp, cuộc mưu sinh hiện tại tuy không đến nỗi vất vả nhưng tương lai vẫn là một dấu hỏi đầy trăn trở.

Người dân bán cá ven hồ Nam Ka. Người dân bán cá ven hồ Nam Ka.

 

Thấp thoáng phía sau ngọn núi được phủ một màu xanh, hơn trăm ngôi nhà gỗ ván nhỏ nằm dưới chân dãy núi, hướng ra mặt nước mênh mông hồ Ea Súp Hạ, thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp (Đăk Lăk). Buổi chiều gió se lạnh, rừng cây xanh ngắt sừng sững ôm lấy lòng hồ, những chiếc thuyền của ngư dân lững thững trôi, tạo nên khung cảnh thật yên bình.

Anh Nguyễn Văn Hưng làm nghề đánh cá ở đây được gần chục năm trải lòng: Người dân của xóm đến từ tứ xứ, sống bằng nghề đánh cá, mò cua, bắt ốc. Khoảng 3-4 giờ chiều người dân lên thuyền buông lưới, đến khoảng 4-5 giờ sáng hôm sau thì gỡ lưới về bán cho thương lái.

“Sống gắn bó với lòng hồ này, dù việc đánh bắt khi nhiều, khi ít, cuộc sống vẫn vui. Trừ tất cả các chi phí một ngày tôi vẫn còn dư được khoảng 2-3 trăm nghìn đồng. Gắn bó với nghề mình cứ làm thôi, ở Tây Nguyên ít nơi có cá như thế này lắm”, anh Hưng cho hay.

Cũng như anh Hưng, gia đình ông Phùng Văn Thanh (sinh năm 1968, quê Bình Định) vào đây mưu sinh đã hơn chục năm. Vùng đất mới này thời tiết khắc nghiệt, đất cát bạc màu, làm nông nghiệp thì chật vật mới đủ ăn. Hồ Ea Súp Thượng và Ea Súp Hạ có lượng nước lớn quanh năm nên đều có nhiều tôm cá lớn. Người dân quanh hồ đa số làm nghề đánh bắt cá để kiếm thêm thu nhập. Lúc đầu chỉ kiếm vài con cá về cải thiện bữa ăn, nhưng ai ngờ đây là nghề thu nhập chính, mỗi ngày một người kiếm được dăm trăm nghìn đồng.

Tương tự Hồ Ea Súp Thượng và Ea Súp Hạ (huyện Ea Súp), hồ Lăk (huyện Lăk, Đăk Lăk) cũng trở thành điểm đến của người dân tứ xứ. Sống ven hồ, người dân ở những xóm chài dựa vào “lộc” thiên nhiên ban tặng.

Ông Ama Vức, người có thâm niên đánh cá bên hồ Lăk hơn chục năm cho biết: Trước đây cuộc sống của người dân còn vất vả, quanh năm chỉ dựa vào 2 vụ lúa. Hồ nhiều cá, đã trở thành nghề kiếm sống của hơn 200 người dân nơi đây. Trẻ con trong buôn lên 9 lên 10 tuổi đã biết câu cá, thậm chí có đứa giăng lưới thành thục, biết canh con nước để đặt câu, buông lưới.

“Vào mùa mưa, cá theo các nhánh suối đổ về nhiều, có con cả 10 kg. Bình quân mỗi ngày tôi đánh bắt được 4-5 kg cá các loại, chủ yếu là cá nhỏ bán với giá 10.000 – 15.000 đồng/kg. Bây giờ, cá ít, nhiều người cũng bỏ nghề đánh cá, đi làm thuê các nơi khác”, ông Vức tâm sự.

Cách hồ Lawk không xa, bên con suối Đăk Hil thuộc địa phận xã Nam Ka (huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk), một xóm chài nhỏ cũng đã hình thành gần chục năm nay, nằm trơ mình giữa bốn bề núi đá. Dân xóm chài có khoảng 50 hộ; một số cư dân không mảnh đất cắm dùi, họ đóng thuyền, dựng nhà ngay trên mặt nước.

Bà Phạm Thị Thương, một hộ dân ở xóm chài này cho biết, nhờ đánh bắt cá nên cuộc sống của bà con cũng không đến nỗi vất vả. Nhưng xóm chài như “ốc đảo” giữa núi rừng, chợ cách đây vài chục cây số nên người dân phải mua thức ăn để tích trữ. Cuộc sống của họ dường như tách biệt với thế giới bên ngoài. Lênh đênh trên sông nước khiến nhiều em nhỏ bỏ học nửa chừng, phần vì trường xa, phần vì gia đình khó khăn. Một số gia đình sợ con thất học nên đưa về quê, số khác gửi người quen ngoài huyện.

“Cũng nhờ nghề này mà hàng trăm hộ dân trong làng có cái ăn, cái mặc, nuôi con cái học hành thành tài. Nhưng việc mưu sinh ngày càng khó khăn vì phải phụ thuộc vào thời tiết. Đời vạn chài như sống đời du mục, nay đây mai đó chỉ gắn với sông nước, sống nhờ sông nước, muốn được lên bờ nhưng lên thì không biết làm gì” bà Thương trải lòng.

Đem theo tâm sự của bà Thươg, chúng tôi rời xóm chài khi hoàng hôn buông xuống. Giữa mênh mông đất trời, mùi cá nướng vẫn còn thoang thoảng, đâu đó vẫn đọng lại tiếng thở dài.

ĐỖ QUYÊN

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Phóng sự - Thúy Hồng- Thanh Thuận - 6 giờ trước
Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những

Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng bản làng

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Ngọc Lặc là huyện miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Do trình độ dân trí vùng đồng bào DTTS không đồng đều nên việc tổ chức đưa các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, cũng như tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tham gia các phong trào phát động ở cơ sở, xây dựng bản làng ngày càng phát triển, là rất quan trọng...Và Người có uy tín trên địa bàn là một trong những lực lượng quan trọng góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành "sứ mệnh" này...
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 6 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 6 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 6 giờ trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 7 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 7 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 7 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.
Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm "mảnh ghép xanh" cho tiến trình Net Zero

Kinh tế - PV - 7 giờ trước
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.