Liên quan đến hoạt động karaoke, gội đầu hoạt động trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, ngày 11/11, UBND TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác một Chủ tịch UBND phường và xử phạt hành chính các cá nhân có liên quan.
Xã hội -
Lê Hường-Phan Trọng -
19:06, 19/10/2021 Các tỉnh Tây Nguyên đã và đang rất nỗ lực hỗ trợ công dân hồi hương, nhưng tất cả mới chỉ là giải pháp tạm thời. Để người trở về tìm việc làm mới, ổn định cuộc sống trên chính mảnh đất quê hương, giải quyết bài toán việc làm, an sinh xã hội cho người dân, nhất là lao động hồi hương trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, cần phải được tính toán kỹ với chiến lược kế hoạch bài bản, lâu dài.
Với số lượng người lao động hồi hương đông chưa từng có, trong đó rất đông là đồng bào DTTS, những ngày tháng qua, các địa phương khu vực Tây Nguyên đã và đang nỗ lực triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trước mắt, ổn định cuộc sống. Đặc biệt, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng triển khai các phương án, kế hoạch về việc làm, thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống lâu dài, đối với cả người hồi hương muốn tiếp tục trở lại nơi làm việc, và cả những người ở lại...
Tháng 8, Tây Nguyên đang giữa mùa mưa, nhưng năm nay tình trạng nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít nên vẫn dẫn đến hạn hán cục bộ diễn ra gay gắt ở một số địa phương. Hàng nghìn héc ta cây trồng ở Đắk Lắk thiếu nước tưới, nguy cơ mất mùa hiện hữu, người nông dân đứng ngồi không yên.
Thời điểm giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu vay tiền của người dân tăng cao, nhất là đồng bào DTTS ở các thôn, buôn vùng sâu, vùng xa trên địa bàn Đăk Lăk. Lợi dụng điều này, các đối tượng cho vay tín dụng đen cũng tăng cường mời gọi, cho vay tiền, thu hồi lãi, siết nợ, gây mất an ninh trật tự tại các địa phương.
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Sở Y tế vừa có Công văn số 3278/SYT-NVYD về phòng, chống dịch Covid-19 trong các thôn, buôn đồng bào DTTS. Đồng thời, tổ chức lấy mẫu làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho toàn bộ các hộ gia đình tại thôn, buôn đồng bào DTTS trong tỉnh.
Nằm giữa trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, Nhà đày Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) là một trong số những lao tù tàn bạo nhất mà thực dân Pháp xây dựng để giam giữ, đày ải người Việt Nam yêu nước. Ngày nay, di tích này đã trở thành điểm thăm quan du lịch thu hút du khách trong, ngoài nước và được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.
Mỗi khi màn đêm buông xuống, kéo dài qua 6 thôn buôn của xã Cư Pui (huyện Krông Bông, Đăk Lăk), tiếng dỗ con của nhiều bà mẹ tuổi thiếu niên lại cất lên đầy não nề. Bao năm rồi, những cư dân nơi đây bốn mùa quẩn quanh trong xã, tư tưởng lạc hậu “trời sinh voi, sinh cỏ” neo bám trong ý nghĩ, phụ nữ lập gia đình sớm rồi thi nhau đẻ. Càng hiểm nguy hơn khi nhiều người kiên quyết lựa chọn phương pháp tự sinh con tại nhà, tự xử lý theo thói quen.
Nhân Kỷ niệm 88 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2018), ngày 11/11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Từ xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk ra trung tâm huyện chỉ có một con đường độc đạo nhưng đã xuống cấp trầm trọng. Giao thương hàng hóa hạn chế, nông sản bị ép giá, nhiều tai nạn thương tâm xảy ra trên con đường này, dù vậy địa phương này vẫn chưa được ưu tiên bố trí vốn để sửa chữa, nâng cấp.
Theo thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đắk Lắk, đến 10 giờ trưa 29/11, có 73 người ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện cấp cứu nghi do ăn bánh mì.
Thiếu việc làm vì không có đất canh tác, thất nghiệp sau khi ra trường vì không tìm được việc làm,... Nhiều lao động DTTS đã tìm kế sinh nhai ở những địa phương khác. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng di cư tự phát với nhiều hệ lụy đi kèm rất khó ngăn chặn.
Chiều 8/12, tại thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk, trước thềm hội nghị về giải quyết tình trạng di dân tự do và quản lý đất đai các nông, lâm trường quốc doanh diễn ra 9/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đắk Lắk về tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Cư Pui, Cư Đrăm, Yang Mao là các xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Krông Bông (Đăk Lăk). Công tác giáo dục ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm qua, ngoài những thầy cô định cư, có cuộc sống ổn định, gắn bó lâu dài với học sinh ở đây thì vẫn có hàng chục thầy cô nhà cách trường hàng chục km, thậm chí hàng trăm km nhưng vẫn rất tâm huyết, vượt mọi khó khăn, bám trụ, gắn bó với các em học sinh nơi đây.
Từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk liên tục gia tăng các ca bệnh sốt rét. Đặc biệt ở các huyện vùng sâu, vùng xa như: Ea Súp, Buôn Đôn, Ea H’leo, Cư M’gar, Ea Kar… Ngoài các nguyên nhân khách quan thì do sự chủ quan của người dân nên đã có ca bệnh tử vong.
Những năm qua Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) đã phối hợp với các trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh mở nhiều lớp dạy nghề miễn phí, giúp nhiều chị em tìm được việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thời gian qua, các hộ dân ở xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk hoang mang khi liên tiếp bị mất trộm tài sản. Không chỉ mất trộm ở nhà mà kẻ gian còn ra cả nương rẫy trộm sầu riêng, bơ, cà phê, những nông sản có giá trị kinh tế cao.
Thời gian qua, nhiều người dân và bệnh nhân trên địa bàn Đăk Lăk phản ánh, họ mua phải nhiều thuốc Tây, vật tư y tế, thực phẩm chức năng kém chất lượng, đặc biệt, nhiều loại thuốc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Để ngăn chặn kịp thời lượng thuốc này phát tán ra thị trường, Công an Đăk Lăk đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra truy quét, tịch thu kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk xuất hiện nhiều loại dịch bệnh như sốt rét, sởi-quai bị-rubela, tay-chân miệng (TCM)... Mặc dù, ngành chức năng và các cấp chính quyền tỉnh Đăk Lăk đã triển khai nhiều giải pháp ứng phó, nhưng dịch bệnh trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều mối lo.
Không chấp nhận lối canh tác lạc hậu, anh Y Thuyl Niê, dân tộc Ê-đê, sinh năm 1992, ở buôn Ayun, xã Cư Pơng (Krông Búk, Đăk Lăk) đã quyết tâm thử nghiệm giống cây trồng mới. Với kinh nghiệm từ thành công của bản thân, anh trở thành “kỹ sư” nông nghiệp chuyên cung cấp cây giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho bà con DTTS ở địa phương.