Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trăn trở ở Cư Pui

PV - 10:15, 07/12/2018

Mỗi khi màn đêm buông xuống, kéo dài qua 6 thôn buôn của xã Cư Pui (huyện Krông Bông, Đăk Lăk), tiếng dỗ con của nhiều bà mẹ tuổi thiếu niên lại cất lên đầy não nề. Bao năm rồi, những cư dân nơi đây bốn mùa quẩn quanh trong xã, tư tưởng lạc hậu “trời sinh voi, sinh cỏ” neo bám trong ý nghĩ, phụ nữ lập gia đình sớm rồi thi nhau đẻ. Càng hiểm nguy hơn khi nhiều người kiên quyết lựa chọn phương pháp tự sinh con tại nhà, tự xử lý theo thói quen.

Cư Pui Lập gia đình tuổi thiếu niên nên Vũ Thị Song vất vả lo cho con cái trong căn nhà trống trải.

Thói quen tiềm ẩn hiểm nguy

Phủi hai bàn tay sần sùi còn lấm lem đất rẫy, chị Dương Thị Su (38 tuổi, ở thôn Cư Rang) mồ hôi nhễ nhại vừa ẵm đứa con thứ bảy vào lòng vừa xoay xở cơm trưa. Đã hơn ba tháng tuổi nhưng đứa bé nhỏ thó cứ khóc ngằn ngặt đến xót lòng. Muốn phụ giúp vợ nhưng anh Dương Văn Chúng lại phải chạy tất tưởi đi kiếm gạo lo cho bữa ăn chiều. Nhìn qua khe cửa được ghép lại từ những tấm ván tạp đã xỉn màu mục nát, anh Chúng tâm tình: Bao nhiêu năm nay, 6 thôn người Mông ở xã này vẫn người nọ bảo người kia phải đẻ nhiều vào, đẻ nhiều để có nhiều người làm việc, sẽ ra nhiều của cải vật chất và giàu. Giàu đâu chưa thấy, chỉ thấy càng đông con càng nheo nhóc, lấm lem, còi cọc. Cả nhà anh Chúng chín người cậy vào mấy sào rẫy, đủ ăn cơm với cá khô, mắm ruốc. Đứa con nào ốm mới được ăn thịt.

Những ngày giáp hạt, có hôm tối mịt mà nồi vẫn trống trơn chưa có gạo cho vào càng khiến vợ chồng Dương Thị Su bấn loạn hơn. Chị Su bảo: Chỉ mong đám trẻ sau này bớt cực. Mình lỡ rồi thì ráng vậy. Cả bảy đứa con sinh ra, chị Su không hề đến trạm y tế thăm khám thai, không cho bà đỡ thôn bản đỡ đẻ mà để anh Chúng và người thân tự đỡ con mình, tự cắt rốn… Ngước về phía những căn nhà gỗ lụp sụp xung quanh, anh Chúng ngây ngô khoe: Đâu phải một mình mình đâu mà hàng trăm ông chồng khác ở vùng đất này đều đỡ đẻ cho vợ hết. Không chồng thì chị, mẹ, em… Cứ thấy đau thì ấn bụng rồi tìm cách lôi đứa trẻ ra, tắm nước giếng, lấy rẻ lau thôi, chả cần găng tay hay bông băng gì hết.

Cách nhà anh Chúng vài trăm mét, nhớ lại những lần giúp vợ vượt cạn ngay trong nhà ván, dưới nền đất, anh Dương Văn Toản bỗng trào dâng nhiều cảm xúc đan xen. 35 tuổi, có 5 đứa con, cả 5 đứa đều do chính tay anh đỡ, mò mẫm thăm khám, ấn nhận bụng vợ. anh Toản bảo: Hai đứa đầu thì không sao cả nhưng đứa thứ 3, thứ 4 suy dinh dưỡng do nhiễm các bệnh cơ hội lúc lọt lòng. May khi phát bệnh được nhân viên y tế đến đưa đi điều trị kịp thời nếu không thì chưa biết chuyện đau lòng gì đã xảy ra. Được phân tích nhiều nhưng vẫn còn lấn bấn lắm. “Bí mật” của vợ mình mà “phơi” ra ở viện, ở Trạm y tế thì ngại. Với lại thói quen ở 6 thôn người Mông mình chỉ muốn sinh thuận tự nhiên, người nào thân thiết nhất thì xông vào đỡ đẻ thôi. Giờ tận mắt thấy nhiều đứa trẻ bị ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển do không được thăm khám thai đều đặn và sinh ở cơ sở y tế nên nhiều thanh niên mới mạnh dạn đưa vợ đến bệnh viện.

Có mấy phen hốt hoảng vì con suýt bị ngạt thở sơ sinh đến giờ Vàng Thị Lù ở thôn Ea Uôl vẫn còn rùng mình khi nhớ lại. Lù hồn nhiên sẻ chia: Có người làm rẫy tay còn dính đất làm vàng cả đứa trẻ. Xong tắm là sạch. Có người đỡ lần đầu cũng sợ, nhưng lần sau thì không. Có một số người đến cơ sở y tế sinh thấy thoải mái và con không hay bị mẩn ngứa hay loét da như sinh ở nhà nên có đẻ tiếp mình sẽ đến bện viện.

Chưa thạo chữ đã làm mẹ

Nỗi nhọc nhằn, túng quẫn như chất chồng thêm trên vai nhiều cặp vợ chồng trẻ ở Cư Pui khi chưa bước vào tuổi trưởng thành, họ đã làm cha, làm mẹ. Ngồi vân vê tà áo đã sờn màu giữa căn nhà bốn bề trống hoác, Vương Thị Má ở thôn Cư Rang thổn thức; Trong nhà chả có gì giá trị quá 500 ngàn đồng cả, ở đây nghe đài truyền thanh là chính. Nhiều gia đình trẻ khác cũng như em thôi. Quần áo có lúc phải đi xin. Đa số đều đến trường mấy năm rồi lập gia đình.

Cư Pui Sinh con khi chưa trưởng thành, đẻ tại nhà sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này của nhiều đứa trẻ ở Cư Pui).

Lấy chồng năm 15 tuổi, nay 19 tuổi nhưng Má đã có hai đứa con. Cả hai lần vượt cạn, Má đều nhờ người thân đỡ đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh theo thói quen. Má bảo: Có đánh vần được chữ rồi nên nhiều tài liệu về sinh đẻ an toàn, về dân số… em có đọc được hết. Ngặt nỗi nhà nghèo, có bảo hiểm y tế Nhà nước cấp cho nhưng cũng không dám đến bệnh viện. Vừa sợ mất việc vừa sợ tốn thêm tiền. Sinh xong vài tuần, Má cũng như nhiều bà mẹ tuổi thiếu niên khác ở Cư Pui lại phải đánh vật với nương rẫy để lo cho những đứa con cứ liên tục được sinh ra. Rồi, không được chăm sóc sau sinh nên có lúc cả mẹ lẫn con đều đổ bệnh.

Cũng như Má, bước vào tuổi 15, anh Dương Văn Dính ở thôn Ea Uôl vội vã cưới vợ, nay 36 tuổi đã sáu đứa con. Tháng này qua tháng khác, cả gia đình Dính chỉ biết cầu thời tiết đừng biến đổi để khỏi mất mùa. Kéo bắp tay chi chít vết muỗi, vắt cắn, anh Dính tâm tình; Đi làm rừng thuê nữa đấy. Lăn lóc lắm mới đủ ăn thôi. Ngày được làm cha đã biết gì đâu. Bây giờ, ngày sinh, tháng đẻ của đám nhỏ cũng chả nhớ hết. Khi ấy, thấy nhiều bạn bè chêu chọc, sợ bị người ta lấy hết mất gái trong thôn buôn nên bỏ học lấy vợ luôn vậy.

Tư tưởng lạc hậu, đứa trẻ này a dua theo đứa trẻ khác nên nhiều phụ nữ ở Cư Pui như Thào Mi Páo, Vừ Thị Sai (đều 22 tuổi, trú thôn Ea Uôl, lấy chồng năm 15 tuổi)… giờ đây cũng chỉ biết ngồi gậm nhấm nỗi tiếc nuối và tất bật lo toan cho cuộc sống thiếu thốn đủ đường.

Còn đó nhiều nỗi niềm

Theo UBND xã Cư Pui, cả xã có một nửa gia đình thuộc diện nghèo. Thói quen sinh con tại nhà và tình trạng tảo hôn, đẻ nhiều trong 6 thôn buôn là vấn đề rất nan giải. Đó cũng là nỗi trăn trở lớn của xã vì nó đã ăn vào nếp nghĩ của nhiều thế hệ. Nhiều đứa trẻ không được làm khai sinh vì cha mẹ không có hôn thú đến lúc cần đi học người dân mới nháo nhào đi làm. Trước mắt, xã vừa tuyên truyền lưu động vừa thường xuyên cử các nhân viên y tế, cộng tác viên dân số và những Người có uy tín trong thôn buôn đến tận nhà dân vận động.

Năm 2017, xã Cư Pui có hơn 80 trường hợp sinh con thuận tự nhiên tại nhà, 6 tháng đầu năm 2018 có gần 50 trường hợp. Lãnh đạo Trạm y tế xã Cư Pui cho biết: Việc sinh con tại nhà và tự chăm sóc sơ sinh tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Trong những lần đi tiêm phòng lưu động tại các buôn, nhân viên y tế tuyên truyền rất nhiều nhưng con đường nối các thôn buôn với Trạm y tế phần lớn là đường đất, mùa mưa nhão nhoẹt, mùa nắng bụi mù nên người dân ngại đến cơ sở y tế, tự xử lý theo thói quen. Mong sớm được đầu tư đường sá thuận lợi cho người dân.

ĐÔNG HƯNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Thời sự - PV - 17:35, 21/11/2024
Chiều nay, 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia, Thủ đô Phnompenh, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Vương quốc Campuchia.
Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 16:25, 21/11/2024
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 14:57, 21/11/2024
Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Kinh tế - Minh Thu - 14:51, 21/11/2024
Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Thời sự - PV - 14:30, 21/11/2024
Trưa 21/11, tại Phủ Thủ tướng ở Thủ đô hành chính Putrajaya, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân chủ trì Lễ đón trọng thể Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Thời sự - PV - 13:20, 21/11/2024
Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, ngày 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì bao dung và hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11/2024.
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Phóng sự - Phạm Tiến- Đình Tuân - 13:01, 21/11/2024
Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Thời sự - PV - 12:25, 21/11/2024
Vào 11h ngày 21/11 (giờ địa phương), tức 10h (giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Sân bay quốc tế Kuala Lumpur (Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia) bắt đầu chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Thành phố Hưng Yên thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2024 đạt 2.083,756 tỷ đồng

Thành phố Hưng Yên thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2024 đạt 2.083,756 tỷ đồng

Kinh tế - Xuân Hải - 10:59, 21/11/2024
Thời gian qua, bằng việc tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế có sẵn, tận dụng những ưu thế mới, thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) chuyển mình mạnh mẽ và đang trở thành một thành phố năng động, hiện đại với kinh tế tăng trưởng tốt, diện mạo đô thị, nông thôn khởi sắc.
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh những tháng cuối năm

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh những tháng cuối năm

Kinh tế - Minh Thu - 10:51, 21/11/2024
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp (DN) đang tăng tốc sản xuất nhằm kịp thời gian giao hàng cho các đối tác trong dịp cuối năm. Mặt khác, các tập đoàn phân phối toàn cầu cũng gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam để tìm kiếm đối tác cung ứng cho năm 2025.