Nếu như những năm trước nhiều bà con nông dân ở Tây Nguyên như “ngồi trên đống lửa” vì dưa hấu rớt giá thê thảm thì vụ dưa này (vụ đông-xuân), bà con nông dân nơi đây lại “vui như tết”, bởi dưa hấu năm nay được mùa, được giá.
“Có lúc tưởng chừng như hoàn toàn quỵ ngã, khi hai bàn tay đều bị bệnh hủi ăn hết, có lúc muốn quyên sinh cho nhẹ nhõm cuộc đời.
Sinh ra trên đời không ai có thể lựa chọn được nơi sinh nhưng chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn cách sống cho riêng mình.
Do sự quản lý thiếu chặt chẽ của các cơ quan chức năng nên nhiều năm nay thị trường giống cây trồng trên địa bàn Tây Nguyên trở nên hỗn loạn.
Đến thời điểm này, một số địa phương trên cả nước đã công bố kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2017. Từ kết quả rà soát cho thấy, việc giảm nghèo đã có được những thành tựu, tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS vẫn rất cao, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh ở một số địa phương có xu hướng tăng lên.
Xuân này, thôn Bình Lợi, xã Cư M’lan, huyện Ea Súp (Đăk Lăk) khoác lên mình chiếc áo mới giàu sức sống và ấm áp khi điện được kéo về tận thôn. Bây giờ về nơi đây, đi dọc từ đầu thôn đến cuối thôn đâu đâu cũng nghe bà con bàn tán về “điện”, có lẽ sau bao năm sống trong cảnh tù mù, ảm đảm, đây là niềm vui lớn của bà con.
Trong một chuyến công tác về huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk tôi gặp bác sĩ Y Sĩ Buôn Dap, Phó Giám đốc trung tâm Y tế huyện.
Vùng rốn bão xã Yang Mao, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk, đã khởi sắc. Những cánh đồng, vườn rau xanh mơn mởn, những ngôi nhà được xây mới hoặc sửa sang lại thêm vững chãi. Bà con đang rộn ràng đón chào một mùa xuân ấm tình yêu thương.
Tháng 5/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013-2020, chủ yếu thực hiện tại 3 tỉnh: Nghệ An, Đăk Lăk, Đồng Nai. Sau gần 5 năm, việc thực hiện Đề án gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ thiếu nhân lực và kinh phí để bảo vệ voi nhà mà việc di chuyển, tái nhập đàn cho các cá thể voi rừng cũng đang loay hoay tìm giải pháp.
Nằm sâu hun hút trong cánh rừng phòng hộ đầu nguồn, hàng trăm người dân thôn Giang Đông, xã Ea Đăh, huyện Krông Năng (Đăk Lăk) vẫn đang chìm sâu trong “cơn bão” ma túy và quay quắt trong cảnh đói nghèo cùng cực.
Trên những lòng hồ giữa đại ngàn Tây Nguyên, dân tứ xứ quần tụ thành làng, thành bản. Những xóm chài nhỏ bị bao bọc bởi núi rừng trùng điệp, cuộc mưu sinh hiện tại tuy không đến nỗi vất vả nhưng tương lai vẫn là một dấu hỏi đầy trăn trở.
Hiện nay, khu vực Tây Nguyên đã hình thành những ngành sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, bước đầu xây dựng được thương hiệu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như cà phê, hồ tiêu, cao su… Những tiềm năng này rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch nông nghiệp, tuy nhiên lĩnh vực này vẫn còn bỏ ngỏ bởi đây là một hình thức du lịch mới.
Ở các xã vùng sâu, vùng xa, nhiều học sinh sống cách xa trường vài chục cây số, đường sá đi lại khó khăn nên gia đình thường chọn phương án cho các em ở trọ để tiện việc học hành. Tuy nhiên, việc ở trọ của các em lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và hệ lụy.
Hoàn thành nhiệm vụ tuần tra, canh gác biên giới khi nắng chiều dần tắt, các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Đồn Ia Rvê, huyện Ea Súp (Đăk Lăk) khẩn trương chuẩn bị “giáo án” cho kịp giờ lên lớp, dạy cho bà con vùng biên biết đọc, biết viết, góp phần xóa nạn mù chữ, đẩy lùi đói nghèo.
Sau vụ thu hoạch cuối năm, vào ngày đầu tiên của năm mới, đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở buôn Kon H’rinh, xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk lại tổ chức Lễ mừng lúa mới, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, buôn làng hạnh phúc.