Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghĩa tình vượt đau thương

PV - 06:58, 12/03/2018

“Có lúc tưởng chừng như hoàn toàn quỵ ngã, khi hai bàn tay đều bị bệnh hủi ăn hết, có lúc muốn quyên sinh cho nhẹ nhõm cuộc đời.

Nhưng rồi, tình yêu với sự chân thành đã truyền cho tôi sức mạnh vượt lên trong cuộc sống với niềm hạnh phúc không gì đong đếm nổi”, anh Y Hăm Ni Phung ở buôn Cùi (xã Ea Trang, huyện Ma Đ’rắk, tỉnh Đăk Lăk) giãi bầy về mối tình đầy cảm động đã cứu rỗi nỗi đau thân xác của mình.

Những trái tim lành hàn gắn thân thể khuyết

Bao năm nay, buôn Cùi có hàng loạt người mắc căn bệnh phong quái ác đã tìm đến sinh sống. Mấy năm trước, chúng tôi từng đến viết về cảnh đói cơm, khát chữ và nỗi mặc cảm vì bệnh tật của những người dân nơi đây. Trong chuyến đi đó, nhìn cảnh nhiều bạn trẻ bị hủi ăn rụng hết nhiều ngón tay, ai cũng băn khoăn câu hỏi tương lai họ sẽ ra sao?. Trở lại lần này, gặp chính những người trẻ đó, thấy cuộc sống hạnh phúc của họ tôi đã vỡ lẽ ra rằng chính tình yêu, nghĩa tình trong việc đối đãi với nhau đã vạch ra cho họ con đường mới ấm áp và sáng sủa phía tương lai.

Những đứa trẻ khỏe mạnh với nụ cười rạng rỡ. Những đứa trẻ khỏe mạnh với nụ cười rạng rỡ.

Nhìn thảo nguyên Ma Đ’rắk với một màu xanh trải dài, Ni Phung ở Buôn Cùi khoe rằng: “Ba năm trước mình cô đơn lắm, nỗi buồn thân phận làm mình chỉ biết co cụm trong nhà thôi. Cho tới ngày, bước ra khỏi làng, gặp H’Nhung (người xã Tây Ninh, Ninh Hòa, Khánh Hòa) trên chính thảo nguyên này và rung động trước vẻ mộc mạc của cô ấy nên mình quyết định vỡ vạc đất để làm ăn với một bàn tay lành lặn”. Là người tiên phong rũ bỏ mặc cảm, với đôi tay bị rụng mất 3 ngón vì bệnh hủi, Ni Phung làm việc chẳng thua người lành lặn. Chẳng mấy chốc, mảnh đất hoang đã thành nương mía xanh tươi.

H’Nhung chở con đi nhà trẻ mỗi ngày trước khi lên rẫy. H’Nhung chở con đi nhà trẻ mỗi ngày trước khi lên rẫy.

Mến cái chăm chỉ, cái thật thà của Ni Phung, cô sơn nữ H’Nhung đã thương thầm trộm nhớ nhưng vẫn thẹn thùng không dám bộc lộ ra mặt, cho tới một ngày: “mình thích Nhung ngay từ những lần gặp trên rẫy mía, không hiểu sao nhưng mỗi khi làm rẫy mệt, thấy cô ấy cái bụng của mình lại vui trở lại. Một buổi chiều mình đến bên cô ấy, xòe bàn tay ra và nói, có thương mình và đôi tay bị hủi ăn của mình không, mình muốn lấy Nhung. Mấy ngày sau, H’Nhung mang đến chiếc nhẫn bạc đeo vào tay Ni Phung và nói “chúng ta sẽ cùng ở với nhau đến lúc chân không còn đi được, mắt không còn nhìn thấy thảo nguyên và nương rẫy nữa nhé”.

Hạnh phúc như vỡ òa, Ni Phung nhanh chóng tổ chức đám cưới. Từ đó đến nay, mọi mặc cảm về thân phận được xóa tan và niềm vui như được nhân lên nhiều lần khi đứa con đầu lòng của họ sinh ra được các bác sĩ chăm sóc, hỗ trợ nên không bị bệnh hủi nữa.

Ở thảo nguyên Ma Đ’rắk này, nhiều người cũng cảm phục chuyện vợ chồng anh Ni Ê Y Thanh và chị H’Nhút. Hai vợ chồng đều bị bệnh hủi, anh Y Thanh đã từng buồn chán, cùng quẫn vì bệnh tật và định nhảy xuống núi nhưng rồi nghĩ đến đứa con thơ lại gắng gượng vượt qua.

Xúc động, anh nhớ lại: “hồi đó mình bị hủi lại không may ngã xe nên phải nằm liệt suốt mấy tháng trời. Lúc đó tất cả công việc đều dồn lên vai H’Nhút. Có hôm cô ấy cuốc rẫy đến tứa máu tay mà mình không giúp gì được nên cái bụng mình cồn cào lắm. Khi biết mình có ý định tự tử, H’Nhút khóc suốt đêm và dọa sẽ chết theo nên mình quyết tâm phải vui vẻ để vượt qua bệnh tật”. Sự ấm áp của người vợ tảo tần luôn cận kề như một liều thuốc kỳ diệu khiến bệnh của Y Thanh dần bình phục trở lại. Giờ đây không những đi lại được mà anh còn bắt đầu đi trỉa được hạt bắp, trồng được luống khoai giúp vợ.

Dìu nhau qua tháng ngày chông chênh

Đi dọc thảo nguyên Ma Đ’rắk, thấy thảo nguyên như cái kho phù sa khổng lồ, gom góp sự màu mỡ ban phát cho người dân nơi đây nhiều vụ mùa chắc bụng. Thế nhưng, nhiều khi thời tiết không thuận hòa, mía, ngô, sắn gần như mất trắng. Nhiều người dân buôn Cùi đã toan tính bỏ xứ ra đi. Nhưng nghề nghiệp không có, lại mang trên người bệnh hủi nên đành ở lại. Động lực duy nhất giúp họ vượt qua những ngày quay quắt đó là những ý nghĩ về hạnh phúc gia đình.

Men theo con đường mòn lởm chởm chúng tôi đến nhà H’Lim. Sau một hồi tâm sự bên bình trà hãm từ lá cây rừng, H’Lim nghẹn ngào: “Hồi đó, mình mắc bệnh phong mà đâu có biết gì. Bà con làng xóm ở dưới xuôi lại xa lánh, hắt hủi nên mình đành dẫn vợ đến đây sinh sống. Cũng do mặc cảm, không dám đến bệnh viện chữa trị nên mình đã bị rụng mất 3 ngón chân và 2 ngón tay. Lúc đó cuộc sống càng khó khăn hơn.

Tình nghĩa đã làm nên nhiều điều kỳ diệu với nhiều người ở buôn Cùi. Tình nghĩa đã làm nên nhiều điều kỳ diệu với nhiều người ở buôn Cùi.

Nhớ nhất là, cái năm nắng nóng triền miên, nương rẫy khô khốc, hai vợ chồng chỉ biết ăn củ sắn, củ mì. Lúc đó, mình đã quyết định bỏ vợ con lên xe đò về Sài Gòn bán vé số mưu sinh. Nhưng rồi, sự ám ảnh trước ánh mắt của đứa con thơ nên đã quay lại. Những ngày quay quắt đó giờ nghĩ lại vẫn còn giật mình.

Cách nhà H’Lim không xa, vợ chồng bà H’Khét cũng đều mắc bệnh phong. Nhíu mày nhăn mặt mãi, H’Khét vẫn không nhớ chính xác ngày chị cùng gia đình từ miền xuôi đến định cư tại làng phong này. “Bác sĩ bảo mình bị nhiễm khuẩn Hansen gây bệnh phong rất nguy hiểm. Người xung quanh ngày càng xa lánh, thế là vợ chồng mình cách ly lên đây. Nói về khó khăn và cả những đổ vỡ của mấy năm trước, thì có kể cả ngày cũng không hết đâu. Nhưng cũng may, “gương vỡ rồi lại lành”. Như lời H’Khét nói lúc mọi người còn kỳ thị vợ chồng chị chỉ biết lăn lộn trồng cây bắp trên những sườn núi khô cằn để kiếm sống qua ngày và đấu tranh với bệnh tật. Cũng có lúc định bỏ nhau nhưng rồi lại thôi.

Dọc Ma Đ’rắk còn có một mối tình đặc biệt của anh Y Nhim. Hơn 50 tuổi mới bắt đầu yêu, Y Nhim kể: “mình bị con hủi nó ăn rụng mất 2 ngón tay thôi nhưng do không kiêng kỵ được theo lời rặn của bác sĩ, lại chủ quan chẳng thuốc thang nên bị nhiễm trùng phải tháo mất một bàn tay. Sức khỏe thì vẫn còn nhưng nghĩ mình phận què cụt lại già rồi nên chẳng dám yêu ai. Thời gian lặng lẽ trôi, chớp mắt đã ngoài 40 tuổi, bấm cái bụng nghĩ chắc ở vậy đến suốt đời thôi”.

Và rồi, ý nghĩ của Y Nhim đã đổi thay khi gặp chị Ka Tuyết, người phụ nữ quá lứa cùng cảnh ngộ. Y Nhim bộc bạch: “thế là cuộc đời mình không còn vô nghĩa nữa. Cũng có người để chăm sóc, yêu thương, bầu bạn. Tuổi cao nhưng thật may mắn vợ chồng mình vẫn sinh được một đứa con rất khỏe”. Sáng nào cũng thế, khi con gà cất tiếng gáy hồi thứ 3, anh thức dậy chuẩn bị dụng cụ lên rẫy, vợ anh thì dậy muộn hơn chuẩn bị cặp sách cho con gái đến trường rồi mới mang gùi đi trỉa bắp...

Và cứ như vậy, cuộc sống cứ lặng lẽ trôi đi, dù khó khăn, tủi cực những mảnh đời nơi thảo nguyên Ma Đ’rắk vẫn nương tựa vào nhau, dìu nhau qua gian khó…

ĐÔNG HƯNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 3 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 3 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 3 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 3 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 3 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.