Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trường Sa những điều không thể quên

PV - 09:03, 23/02/2018

Trung tuần tháng 5/2017, ước mơ một lần đến với Trường Sa của tôi đã được thực hiện khi được tham gia Đoàn công tác số 11, do Chuẩn Đô đốc Đoàn Văn Chiều, Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân Việt Nam làm trưởng đoàn, đã đến thăm, động viên, tặng quà quân và dân trên các đảo, điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Màu xanh trên đảo

Hơn 2 ngày đêm bồng bềnh trên biển, chúng tôi đã đặt chân đến đảo Song Tử Tây, một trong những hòn đảo xa nhất của cuộc hành trình. Một hòn đảo với cây xanh rợp mát, xinh xắn. Điều khiến chúng tôi ngỡ ngàng hơn là sự ngăn nắp, sạch sẽ và quy củ của chiến sĩ và các hộ dân trên đảo.

Các em bé trên Song Tử Tây sà vào lòng chúng tôi như thân thiết tự bao giờ, đồng thanh bi bô bài thơ “quê em ở Trường Sa” đầy xúc động: “... Mỗi bước em đến trường/Phong ba rợp bóng mát/Chú hải quân đứng gác/Thân thương quá đi thôi”.

Giờ học của học sinh đảo Song Tử Tây. Giờ học của học sinh đảo Song Tử Tây.

 

Những vườn rau xanh trồng cải, mướp, bầu bí, mồng tơi... là những thứ rau đặc trưng trên tất cả các đảo, điểm đảo mà chúng tôi đến. Rau xanh là một thực phẩm quý giá của đảo.

Đất đảo khô cằn chỉ có thể nuôi sống những cây chịu đựng được thời tiết khô hạn khắc nghiệt kéo dài như cây phong ba, bão táp, bàng vuông.... Từng bao đất, từng hạt giống mang từ đất liền vào được các chiến sĩ, người dân trên đảo nâng niu ươm trồng, chăm sóc.

Các vật nuôi như lợn, gà... được các chiến sĩ, người dân nuôi tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống.

Đảo không còn xa lạ, không còn khô cằn. Tất cả đều khoác lên màu xanh của sự sống mãnh liệt, màu xanh của niềm tin vào chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc mà các anh đang ngày đêm bảo vệ, canh giữ.

Nếu ở các đảo nổi như Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca... có diện tích rộng lớn, có những điều kiện hơn cho việc chăn nuôi, trồng trọt, thì ở các đảo chìm như Đá Thị, Đát Lát, Đá Nam, Len Đao... diện tích chật hẹp, các vườn rau xanh và nguồn nước ngọt sinh hoạt của các chiến sĩ trên đảo phải khéo léo tận dụng, chắt chiu.

Tất cả nước sinh hoạt trên đảo chủ yếu dựa vào nguồn nước mưa. Bởi thế, mọi thực phẩm trên các đảo chìm được tiết kiệm và sử dụng khéo léo để các chiến sĩ đều đảm bảo thể lực tốt, rèn luyện sức khỏe, đáp ứng các yêu cầu huấn luyện, tác chiến thường xuyên hằng ngày trên đảo.

Không dừng lại việc huấn luyện, bảo vệ, giám sát hoạt động trên vùng biển chủ quyền mà các chiến sĩ trên đảo còn phải hỗ trợ ngư dân khi đánh bắt, khi gặp khó khăn như, tránh bão, khám sức khỏe, cấp thuốc, nước ngọt...

Những thầy thuốc ở Trường Sa

Theo hồ sơ bệnh án, ngư dân Nguyễn Hoàng Điệp, 22 tuổi, quê Bình Thuận đã được các bạn thuyền đưa vào đảo trong tình trạng suy kiệt. Sau khi sơ khám ngay khi tàu vừa cập đảo, các thầy thuốc đảo Trường Sa Đông nhận thấy có dấu hiệu cấp cứu ngoại khoa, triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa, đã đưa vào bệnh xá theo dõi và kịp thời chỉ định phẫu thuật.

Ca mổ tiến hành thành công sau 55 phút. Bệnh nhân lưu trú 8 ngày trên đảo được xuất viện. Toàn bộ chi phí được cán bộ chiến sĩ Đảo Trường Sa Đông hỗ trợ miễn phí. Đây chỉ là một trong hàng trăm trường hợp ngư dân phải cấp cứu và tiến hành phẫu thuật ngay trên đảo.

Thiếu tá, BSCKI Phạm Tuấn Vũ, Bệnh xá trưởng đảo Trường Sa Đông chia sẻ: Ngư dân thường chủ quan với bệnh tật, lại có thói quen tự ý mua thuốc dùng, vậy nên khi bệnh tật bùng phát, trong tình trạng nặng thì mới ghé vào đảo xin trợ giúp. Đối với những ngư dân mắc các bệnh lý cấp cứu, “thời điểm vàng” để xử lý là rất quan trọng giữa mênh mông biển nước như thế này.

Mỗi thầy thuốc trên đảo đều phải khám, xử lý đa dạng các bệnh, mức độ từ nhẹ đến nặng. Trong khi đó, trang thiết bị ở tất cả các cơ sở y tế trên đảo lại rất thô sơ, thiếu thốn. Một bệnh xá được xem là lớn như ở đảo Sinh Tồn, đảo Sơn Ca hay ở Trường Sa Đông ngoài thuốc men, bộ dụng cụ phẫu thuật đơn giản, thì những thiết bị y tế quan trọng như máy siêu âm, xét nghiệm máu là những đòi hỏi xa vời!

Dù vậy, những chiến sĩ thầy thuốc trên các đảo khắc phục mọi thiếu khó để đảm bảo các điều kiện chăm sóc y tế tốt nhất có thể.

Nhiều đảo trồng thêm vườn cây thuốc Nam, tăng cường công tác y tế dự phòng, làm sạch môi trường sinh sống, kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên cho các chiến sĩ và người dân để phát hiện sớm bệnh tật, có phương án xử trí, điều trị sớm...

Biển Đông là không gian sinh tồn của dân tộc

Trường Sa giờ đã bớt khó khăn, thiếu thốn hơn xưa nhờ sự quan tâm của đất liền với đảo. Nhưng những khó khăn từ vật chất và tinh thần vẫn hiện hữu. Đặc biệt, tình cảm của những người con xa quê hương luôn ngóng về quê mẹ.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Trần Văn Cấp, thủy thủ trưởng của tàu Đá Tây 06 thuộc Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá trên Đảo Đá Tây tâm sự: Anh đã ra đảo Đá Tây từ năm 2011 và gắn bó từ đó. Cuộc sống trên biển anh đã quen và ngày càng không thể rời đảo, rời tàu.

Thường 3 tháng hoặc lâu hơn anh Cấp mới về thăm nhà. Không chỉ anh Cấp mà nhiều đồng chí, đồng đội anh cũng luôn xác định tâm nguyện “đảo là nhà, biển cả là quê hương”.

Còn những chiến sĩ hải quân vượt qua mọi gian khó, ngày đêm nơi đầu sóng ngọn gió như, Thiếu tá Lê Hữu Nhuần, Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/7 đã khẳng định: mọi lúc, mọi nơi chúng tôi và đồng đội luôn sẵn sàng hy sinh quên mình để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của Tổ quốc.

Vượt sóng để mang những tình cảm của đất liền đến với các anh, và điều chúng tôi nhận lại chính là niềm tin, sự quả cảm của các anh mang lại.

Có lẽ, đối với các anh, những giây phút chia tay chỉ biết thốt lên hai từ: cảm phục!

Người Việt Nam tự hào về các anh, những người con kiên cường, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc. Các anh tiếp tục truyền cảm hứng yêu nước, giúp chúng tôi nhận thức sâu sắc hơn bài học chủ quyền thiêng liêng mà qua bao thế hệ vun đắp, bảo vệ, gìn giữ.

Giữa biển khơi, trên hành trình trở về đất liền, chúng tôi càng thấm thía hơn mỗi khi nói: biển đảo quê hương là không gian sinh tồn của dân tộc Việt Nam!

VƯƠNG MINH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tin nổi bật trang chủ
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà"

Media - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Xã Tân Cương. TP. Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng với những đồi chè tươi tốt, với hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội. Chính mảnh đất này đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi “Thái Nguyên - Đệ nhất danh trà".
Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Tin tức - Thuỳ Trang - Phan Anh - Phương Linh - 1 giờ trước
Đó là phát biểu của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ Trung ương đến Phòng giao dịch cấp huyện về triển khai nhiệm vụ quý II/2025 của NHCSXH diễn ra vào sáng 04/4.
Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 1 giờ trước
Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Xã hội - Thanh Hải - 1 giờ trước
Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 có lẽ sẽ trở thành cái Tết không thể nào quên đối với nhiều hộ đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Bởi những ngày cận Tết, hàng loạt ngôi nhà “Đại đoàn kết” đủ tiêu chuẩn “3 cứng” đồng loạt hoàn thành, bàn giao để đồng bào kịp dọn về nhà mới.
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 1 giờ trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.
Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng 4/4, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và “Mua bán trái phép chất ma túy”, theo quy định tại Điều 249 và Điều 251, Bộ luật Hình sự.
Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức trong 04 ngày (từ ngày 17 - 20/4/2025) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.