Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Theo dòng ký ức Chu-ru

PV - 10:12, 15/05/2019

Trên đại ngàn Tây Nguyên, những dãy núi lượn qua mỗi tộc người được gọi tên riêng theo ngữ hệ địa phương. Rồi cứ thế núi vờn theo nhau nhấp nhô như sóng và xuôi dần về miền duyên hải. Cứ hình dung, đỉnh ở trên miền cao mà chân núi thì tận đồng bằng. Dõi mắt theo sơn dã mờ dần mà liên tưởng về những biến động đã tạo nên cơ duyên lạ lẫm. Có sự gắn bó mật thiết nào đó của đại dương xa xôi với cư dân xứ rừng? Sự tò mò thôi thúc tôi lang thang qua miền đất của người Chu-ru để tìm thêm đôi điều, hòng soi dần những bóng mờ trên hành trình di trú của một tộc người…

Điệu múa cổ truyền của người Chu Ru. Điệu múa cổ truyền của người Chu Ru.

Đứng giữa plei (làng) Hơma Glây mà tiếng Chu-ru nghĩa là “ruộng trong rừng” ở vùng Tu Tra, Đơn Dương (Lâm Đồng), tôi ngắm mãi ngọn núi hình yên ngựa trên dãy Pơtơu Gớp. Dãy núi ấy tiếp mạch từ những bổng trầm địa hình cao nguyên. Người Chu-ru coi ngọn núi này là nơi trú ngụ của các vị thần. Ngắm núi và những làn khói đốt đồng thơm mùi rơm rạ khi mùa gặt đã vãn, trò chuyện với những con người cần lao miền thượng đang trải cuộc mưu sinh trong buổi chiều tà, lòng người tìm về xứ sở cũng thấy nao nao. Cuộc phiêu lãng giữa những buôn làng, ruộng rẫy trở nên thú vị hơn khi thả hồn theo dòng cảm thức của một tộc người. Người Chu-ru quần cư giữa triền thấp nhất của miền cao Tây Nguyên, và họ có một số phận lịch sử đặc biệt. Tộc người ấy, cũng giống những ngọn núi nối dài về biển, hình như có cội rễ sâu xa đâu đó ở dưới đồng bằng.

Người già Jơlơng Ya Loan được đồng bào coi là nhà thông thái. Quả vậy, ông và cả bà Ma Wy vợ ông rất rành rẽ những thăng trầm dâu bể tộc người. Ya Loan lý giải tôi nghe về nguồn gốc của tổ tiên ông: “Trong ngôn ngữ xưa, từ “chu ru” có nghĩa là “chui rúc”, “lẩn trốn”. Tổ tiên chúng tôi có lẽ là người miền biển. Vào thời nào đó cách nay đã mấy trăm năm, họ đã phải dứt áo khỏi bản quán, cố hương…” Từ gợi mở của ông Ya Loan, tôi giả thiết, có một biến động nào đó trong lịch sử mà ông bà của người Chu-ru đã phải rời bỏ quê hương để tìm đến nương náu trên miền núi cao này. Có lẽ bởi gốc gác đó mà người Chu-ru bây giờ vẫn nói được tiếng Chăm, giỏi dẫn thủy nhập điền làm ruộng nước, giỏi đánh cá, biết tìm đất sét tốt nặn và nung gốm, biết đúc nhẫn bạc, biết mang hàng hóa sản vật đi buôn bán khắp nơi. Những nghề đó, không phải là thế mạnh của nhiều tộc người Tây Nguyên.

Có một điều thú vị, ông Ya Loan và Ya Ga đều kể về những cuộc “Nau drà” (đi chơi chợ) của người Chu Ru. Những chuyến đi dài hằng tháng trời, lội suối băng rừng, vừa đi vừa chơi, vừa tìm cái ăn vừa tìm cái bán. Hướng họ tìm về là Phan Rang, Phan Thiết bên bờ đại dương. Phải chăng, từ những chuyến về đồng bằng như thế, người Chu-ru thỏa nỗi nhớ biển từ trong tâm thức, cái nhớ cội nguồn mà ngày xưa tổ tiên họ rời bỏ để làm cánh chim thiên di mang theo số phận tộc người lên rừng núi xa xôi?…

So với người Mạ, Cơ-ho, M’nông, Ê-đê… tụ cư lâu đời, người Chu-ru là thành viên mới của Tây Nguyên. Chắc vì nguyên cớ đó mà các tộc khác gọi Chu-ru là “người xâm đất”, ý nói là dân đến từ nơi khác. Thời điểm gọi là “mới” ấy, theo giả thiết, cũng cách đây cỡ bốn, năm thế kỷ. Tiếp lời ông Ya Loan, già Ya Ga cũng nói: “Các cụ xưa kể rằng, tổ tiên chúng tôi thuộc một nhóm con cháu người Chăm, sống ở vùng duyên hải Trung Bộ…” Tôi lật tư liệu, nhân chủng học chứng minh, người Chu-ru và người Chăm đều thuộc chủng tộc Austronesia, cùng chung ngôn ngữ Malayo-Polynesia thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Trang phục, nhạc cụ, ca dao, tục ngữ, truyện cổ, trường ca, những bài dân ca, những điệu dân vũ Chăm và Chu-ru thể hiện rõ mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa hai tộc người, một ở miệt biển và một sống trên rừng núi. Truyền thuyết xứ này cũng kể, một thời binh lửa can qua. Trên bước đường lưu lạc, họ đã chọn miền đất của người Chu-ru để gửi thân nương náu. Phải chăng, bởi tình thân cội rễ nên có sự tin trao? Chuyện xưa đã xa, chỉ biết rằng, huyền thoại về những kho báu vua Chăm ở miền Đơn Dương, Đức Trọng vẫn còn truyền tụng. Những hoàng bào, ấn tín, kiếm lệnh tương truyền là của các vua Chăm từng được người dân Chu-ru lưu giữ trong các ngôi đền rải rác giữa rừng Tà Hine, Tà Năng, Pró, Tu Tra. Kho tiền cổ ở vùng Păng Tiêng, Lạc Dương cũng đã được khai quật…

Bà Ma Wy xúc động cất lên lời hát bằng tiếng Chu-ru, một điệu hát kể nhắc chuyện xa xưa tộc người phảng phất nỗi buồn. Tôi lặng người cảm nhận và nghe giai điệu thật quen, hồ như có nét tương đồng một bài dân ca Chăm mà nhạc sĩ Amư Nhân từng hát tôi nghe trong một lần ghé qua Ninh Thuận. Đó chỉ là sự mẫn cảm thoáng qua. Còn giờ đây, vẫn ngước nhìn lên ngọn Pơtơu Gớp, tôi liên tưởng về một thưở xa xưa. Thưở ấy, giã biệt cố hương, những đoàn người rã rời, xơ xác dắt díu nhau vượt suối sâu, thác dựng tìm đất mới nương thân. Đến hạ nguồn dòng sông Đa Nhim, một bình nguyên giữa miền núi cao, họ như gặp lại hình ảnh quê nhà nơi xứ rừng lạ lẫm. Đoàn người hạ trại. Cuộc dừng chân lịch sử đã trải mấy trăm năm. Họ tự tách mình ra khỏi đồng bằng và biển cả, và an cư cho đến tận bây giờ. Họ bầu Pô plei (trưởng làng), chọn Gru (thầy cúng), Pô ea (người phụ trách nguồn nước) và Mọ boại (bà mụ)…Đó là “hội đồng tự quản” đầu tiên của plei trong thiết chế xã hội cổ truyền. Hậu duệ của đoàn di dân từ cơn biến loạn nay đã có hơn hai trăm ngàn người, hơn chín phần mười vẫn sống bên những sông suối Đạ Nhim, Đạ Yòng vùng Đơn Dương, Đức Trọng như một sự tri ân đất lành mà thưở xưa tổ tiên đã chọn…

Chiều dần buông trên những cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ. Nắng hanh hao đã nhạt, sương chiều nhuộm tím núi rừng. Hoàng hôn sơn cước đẹp như nét vẽ thủy mặc, nhuốm chút tịch liêu. Những plei của người Chu-ru mà tôi đã từng qua đều hao hao dáng nét, giản dị và ấm áp. Những ngôi nhà bên những triền đồi, dưới tán cổ thụ tỏa bóng, mặt trông về cánh đồng kéo tận chân núi. Làng buôn yên bình và an hòa như tính cách của chủ nhân xứ ấy. Mùa này, người con gái Chu-ru vào tuổi tròn trăng cũng tìm kiếm chàng trai ưng bụng để chờ đêm tối đi bắt làm chồng. Rượu cần lại mở, âm nhạc miên man, vòng vũ điệu cộng đồng lại rạo rực đắm say âm hưởng đại ngàn bên bếp lửa rừng. Và cứ thế, dòng mẫu hệ trên miền đất bazan vẫn tiếp nối, quay tròn nhịp điệu phồn sinh theo ngày tháng…

UÔNG THÁI BIỂU

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 22:15, 26/04/2024
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.
Hai người phụ nữ DTTS ở Lai Châu bị sát hại do mâu thuẫn tình cảm

Hai người phụ nữ DTTS ở Lai Châu bị sát hại do mâu thuẫn tình cảm

Pháp luật - Minh Nhật - 22:14, 26/04/2024
Cơ quan điều tra xác định, do mâu thuẫn tình cảm nên đối tượng Hàng A Hồ (Lai Châu) dùng dao nhọn đâm tử vong hai mẹ con chị L.