“Dẫu biết rằng công việc thiện nguyện trong thời gian này rất nguy hiểm, có khi phải liều mình, vì bất cứ lúc nào mình cũng có thể bị nhiễm bệnh, nhưng khi thấy niềm vui của những người được nhận nhu yếu phẩm, tất cả thành viên trong nhóm đều cảm thấy vui lòng”. Đó là chia sẻ của chàng trai Tòng Vũ Tùng, dân tộc Thái, Trưởng nhóm Tình nguyện Xanh.
Xác định phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, vì vậy tỉnh Hòa Bình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc, đặc biệt là các chính sách đặc thù của tỉnh... Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh giảm 50% xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK); đến năm 2030, cơ bản không còn xã, thôn, bản ĐBKK.
Trong lĩnh vực múa dân gian, có những điệu múa của đồng bào DTTS chỉ xuất hiện trong các nghi lễ truyền thống, gắn với không gian linh thiêng nên ít khi xuất hiện trên các sân khấu biểu diễn. Tiêu biểu như điệu múa chiêu của dân tộc Xơ Đăng và các điệu múa chuông, múa rùa, múa dao, múa kiếm... của dân tộc Dao.
Lễ Then xò lụ (Then cầu con) là một trong những tập quán xã hội và tín ngưỡng của người Thái ở bản Tâu, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đang được gìn giữ và phát huy. Qua nghi lễ, nhiều điệu múa cùng lời hát Then được bảo tồn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 2383/QĐ-BVHTTDL cho phép Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật khảo cổ 600m2 tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Ngày 10/9, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam.
Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư, chùa Linh Sơn Cổ Tự nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, phường 2 TP. Vũng Tàu đã tổ chức nhiều đợt quyên góp từ thiện để hỗ trợ, giúp đỡ các lực lượng tại tuyến đầu chống dịch, người nghèo và bà con trong các vùng tâm dịch.
Trong nhiều năm qua, ngành Văn hóa đã có những nỗ lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiếu số (DTTS). Tuy nhiên, việc bảo tồn mới giải quyết được “chiều rộng” mà chưa có “chiều sâu” . Do đó, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS trong giai đoạn tiếp theo, cần có những giải pháp căn cơ, phù hợp thực tiễn hơn.
Công tác xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Thanh Hóa đã có sự chuyển biến tích cực. Để làm nên thành quả này có sự đóng góp đáng kể của lực lượng Bộ đội biên phòng.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp, tập trung, hiện đại hóa; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 6 lần; đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao… Đó là những kết quả sau 13 năm thực hiện Nghị quyết “Tam nông” (Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008, Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn) tại thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh). Giờ đây, thị xã Quảng Yên đã trở thành một trong những điểm sáng phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
Có thể nói, trong suốt quá trình chống dịch Covid-19, bằng cách này cách khác, bằng thực lực của mỗi một tổ chức tôn giáo mà có sự đóng góp, hỗ trợ khác nhau. Nhưng tất cả đều là trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân, trách nhiệm đồng hành và là nghĩa cử cao đẹp, là tinh thần, giá trị của đạo đức tôn giáo, là sự minh chứng cho tôn giáo trong lòng dân tộc, vì dân tộc.
Đầu năm 2021, Bảo tàng Ama H’Mai được UBND tỉnh Đắk Lắk cấp phép hoạt động. Bảo tàng nằm giữa buôn Kmrơng Prông B, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột với kiến trúc nhà sàn giả gỗ, rộng hơn 1.000m2. Chủ nhân bảo tàng là ông Mẫn Phong Sơn, một người có tình yêu tha thiết với văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Người Hoa di cư đến vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh ngày nay) vào cuối thế kỷ XVII. Tại đây, cộng đồng người Hoa đã xây dựng nên những công trình kiến trúc tôn giáo cổ kính, uy nghiêm như chùa, miếu, đền, đình (còn gọi là hội quán) làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh của cộng đồng dân tộc mình.
Thầy giáo trẻ Nguyễn Quang Đại cùng Nhóm thiện nguyện “Vòng tay yêu thương” đã cùng nhau vận động, quyên góp rau, củ, quả và các nhu yếu phẩm để gửi về cho đồng bào vùng dịch tại Thủ đô Hà Nội.
Bạc Liêu là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm 10% dân số toàn tỉnh (hơn 90.000 người). Thời gian qua, đồng bào Khmer và sư sãi đã chung tay cùng các cấp chính quyền phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Cùng với dân tộc Kinh, trên địa bàn Đồng Nai còn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chung sống như: Chơro, Mạ, Xtiêng, Dao, Khmer, Tày, Nùng… Bên cạnh các phong tục quen thuộc, đồng bào các DTTS ở Đồng Nai còn có nhiều phong tục, tín ngưỡng thú vị. Trong đó, nổi bật là tục thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Định Quán; tục gửi con, gửi họ và lễ cấp sắc của người Dao…
Bốn xã vùng cao, biên giới của Tây Giang (Quảng Nam) giáp với nước bạn Lào trước kia thường được gọi là Khu 7. Trong tâm trí nhiều người đó là vùng biên viễn, nghèo khó. Nhưng giờ đây trên vòng cung biên thùy ấy, đồng bào Cơ Tu trong 4 xã gồm Tr'Hy, Gary, Ch'Ơm và A Xan đang từng ngày từng giờ vươn lên để thoát khỏi đói nghèo.
Phân hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị vừa xuất bản đầu sách “Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Bru Vân Kiều và Pa Kô” tập 1. Sách do tác giả Y Thi làm Chủ biên, tập hợp 41 bài viết của 6 tác giả, trong đó đa phần là hội viên Phân hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh.
Cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 11 tại Việt Nam năm 2021 (VN21) do Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam đăng cai tổ chức. Đã có nhiều tác phẩm xuất sắc được Ban Tổ chức lựa chọn để trao giải.
Triển lãm 3D tài liệu lưu trữ Giáo dục triều Nguyễn - vang vọng còn lại vừa được khai mạc trực tuyến trước thềm năm học mới. Thông qua những hình ảnh, tài liệu đặc biệt, triển lãm gửi gắm thông điệp từ xa xưa để thế hệ hôm nay gạn đục khơi trong, chắt lọc tinh hoa của giáo dục triều Nguyễn và vận dụng linh hoạt vào nền giáo dục đương đại. Đây cũng là nơi người xem có thể tìm thấy những ký ức về một thời vàng son bút nghiên Nho học đã lui vào quá khứ.