Đã nhiều năm nay, ngôi nhà của gia đình Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Trọng Nguyên ở tổ dân phố Hạ Ngoài, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang) trở thành địa chỉ cho gần 50 thành viên trong câu lạc bộ chèo của làng về đây hội tụ, sinh hoạt văn hóa, giao lưu văn nghệ.
Tọa đàm “Nghi lễ và trò chơi kéo co Việt Nam 2020” được tổ chức nhằm phát huy, quảng bá và giới thiệu giá trị của Nghi lễ và trò chơi kéo co; tăng cường gắn kết giữa các cộng đồng, đáp ứng nhu cầu giao lưu trao đổi ngày càng tăng của các cộng đồng thực hành di sản.
Tối 26/12, Tuần Văn hóa, du lịch huyện Tam Đường (Lai Châu) đã khai mạc với chủ đề “Hành trình khám phá sắc màu văn hóa Tam Đường”, thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Rối nước là loại hình nghệ thuật dân gian được nhiều người biết đến, nhưng múa rối điện thì còn lạ lẫm với nhiều công chúng. Cũng vì lạ nên tôi đã tìm về Quỳnh Xuân huyện Hoàng Mai (Nghệ An) để được mắt thấy, tay sờ dàn rối điện “có một không hai” của lão nông Hồ Văn Thân.
Trong bối cảnh hiện nay, khi các giá trị văn hóa đang bị mai một dần theo thời gian, thì tại không ít trường học vùng cao của tỉnh Lào Cai, các thầy cô giáo đã khéo léo lồng ghép các giá trị văn vào các tiết học, hướng tới bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc của đồng bào các dân dân tộc trên địa bàn.
Trước thực trạng thế hệ trẻ dân tộc Sán Dìu không biết nói và hát soọng cô, những người cao niên trong Câu lạc bộ Soọng cô Trung Mầu, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ lực, tâm huyết truyền dạy hát, dạy nói cho các lớp thanh niên, học sinh nhằm gìn giữ hồn cốt văn hóa của dân tộc.
Ngày 24/12, Giải dù lượn đường trường mở rộng năm 2020 (Putaleng XC open 2020) và hoạt động khinh khí cầu đã chính thức khai mạc tại tỉnh Lai Châu.
Từ ngày 25 - 27/12, tại tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm (thành phố Hà Nội), tỉnh Hà Giang sẽ tổ chức “Không gian văn hóa, du lịch và thương mại tỉnh Hà Giang tại thành phố Hà Nội năm 2020”.
Sau gần 6 tháng triển khai Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật bài chòi giai đoạn 2020-2023 ở Khánh Hòa, bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực. Vấn đề đặt ra là, để phát huy được thành quả thực hiện Đề án, các ngành chức năng cần phải có chiến lược phát triển lâu dài để thực hiện các nội dung tiếp theo của Đề án.
Ngày 22/12, tại Trà Vinh, Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ phối hợp với Trường Trung cấp Pali-Khmer tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội thảo “Ngôn ngữ và sự phát triển bền vững văn hóa dân tộc thiểu số ở vùng Nam bộ”.
Ngày 21/12, tại Hà Nội, Hội Văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam đã tổ chức lễ trao Giải thưởng văn học, nghệ thuật năm 2020 cho 50 tác phẩm của các tác giả xuất sắc thực hiện trong năm.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt Đề án “Tổ chức định kỳ ngày hội, giao lưu, liên hoan văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) vùng đồng bào các dân tộc thiểu số theo khu vực và toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030”.
Tuần văn hóa du lịch Lai Châu tại Hà Nội năm 2020 do UBND tỉnh Lai Châu phối hợp với UBND tỉnh Hà Nội thực hiện tại khu vực không gian nhà Bát Giác, phố đi bộ và bờ hồ Hoàn Kiếm từ ngày 18 - 20/12. Đây là hoạt động nhằm quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh miền đất, con người Lai Châu; các giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản và đặc sản địa phương, các điểm đến du lịch.
Nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa cộng đồng người Hà Nhì ở các xã, bản trên biên giới Tây Bắc, huyện Mường Nhé (Điện Biên) đã tổ chức “Lễ hội văn hóa Tết cổ truyền dân tộc Hà Nhì” cho người dân 4 xã: Leng Su Sìn, Chung Chải, Sín Thầu và Sen Thượng.
Từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên lập nghiệp, đồng bào dân tộc Mông ở Đăk R'Măng, huyện Đăk G’long, tỉnh Đăk Nông mang theo những nét đẹp văn hóa độc đáo, trong đó, việc duy trì chợ phiên đã tạo ấn tượng rất riêng về bản sắc của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Bắc trên mảnh đất Tây Nguyên...
Then là một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Nghi lễ Then do các thầy Then thực hiện trong các lễ cấp sắc, giải hạn, cầu phúc, tang ma… Hiện nay việc bảo tồn, phát huy giá trị của Then trong đời sống hiện đại đang có nhiều khởi sắc.
Cộng đồng người Dao có số dân đứng thứ 9 trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, với nhiều nét văn hóa truyền thống vẫn được duy trì cho đến ngày nay như: trang phục, tiếng nói và tinh thần cố kết cộng đồng. Từ bản sắc văn hóa đặc trưng, Ban đại diện nhóm “Người Dao Việt Nam- Gắn kết từ bản sắc” đã được lập nên nhằm kết nối cộng đồng người Dao trên khắp mọi miền đất nước.
Các tỉnh, thành phố trên cả nước đang chuẩn bị cơ sở vật chất và sẵn sàng cho việc tổ chức an toàn cho các hoạt động lễ hội, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, phấn khởi cho người dân, đồng thời đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Nếu đến Ia Pa, tỉnh Gia Lai vào tầm 5 năm trước, du khách sẽ chỉ được xem đánh chiêng vào những dịp lễ hội hay có sự kiện đặc biệt diễn ra. Nhưng giờ đây, âm thanh của chiêng đang dần vang vọng khắp các buôn, xã trên địa bàn huyện Ia Pa. Hàng nghìn người biết đánh chiêng, hàng trăm bộ cồng chiêng được lưu giữ… Kết quả đó chính là sự nỗ lực bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa cồng chiêng của cộng đồng và chính quyền ở Ia Pa.
Sắc màu 54 -
Thu Lan - Lương Hằng -
09:36, 17/12/2020 “Âm vang đại ngàn” là chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần II năm 2020” vừa diễn ra tại Hà Nội. Chương trình do Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam tổ chức dàn dựng và trình diễn. Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Huỳnh Tú được giao nhiệm vụ đạo diễn; chỉ huy dàn nhạc là nghệ sĩ Đinh Văn Đức, dân tộc Mường đến từ Nhà hát Ca múa nhạc Sơn La.