Nhiều năm qua, cán bộ, nhân viên Trung tâm Văn hóa - Ðiện ảnh (VHĐA) Bình Định đã miệt mài đưa điện ảnh đến với đồng bào ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Để có được những buổi chiếu phim như vậy, những người làm công tác này phải vượt qua không ít gian truân.
Người Nùng ở Tuyên Quang có trên 4.000 hộ với hơn 16.000 nhân khẩu tập trung chủ yếu ở các huyện Chiêm Hóa, Sơn Dương, Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình.
Khu Di tích Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới năm 1999. Du khách đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng những tòa tháp Chăm cổ kính mà còn được thưởng thức những điệu kèn saranai độc đáo của người Chăm.
Kho tàng văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi rất đa dạng và phong phú với những làn điệu dân ca ta lêu, kachoi da diết của người Hrê; những thanh âm độc đáo của cây đàn kađác, kèn amáp của người Cor;… Nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc đó đang được gìn giữ, phát huy bằng nhiều cách làm sáng tạo.
Ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay có nhiều đội văn nghệ được ban quản trị chùa thành lập và đi vào hoạt động nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa vốn có của người Khmer, đồng thời phục vụ người dân địa phương và du khách gần xa đến thưởng ngoạn cảnh chùa. Điển hình như tại chùa Xiêm Cán, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu (Bạc Liêu) có một Đội Văn nghệ đã làm đắm say du khách bởi những điệu múa truyền thống của đồng bào Khmer mượt mà, uyển chuyển.
Trong các công cụ săn bắn truyền thống của người Xtiêng, ná (nỏ) là một trong những công cụ quan trọng trong hoạt động săn bắn động vật từ thiên nhiên. Ngày nay, ná là dụng cụ được trưng bày trong bảo tàng và trở thành dụng cụ của môn thể thao được yêu thích trong các dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Xtiêng.
Nghệ nhân Ksor Hnao ở làng Kép (phường Đống Đa, TP. Pleiku, Gia Lai) là người am hiểu các nét văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên. Với tài năng Yàng (trời) phú, ông đã dìu dắt, đào tạo hàng trăm thế hệ trong các lĩnh vực văn hóa như tạc tượng, đánh chiêng và chỉnh chiêng. Để bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc, ông đã mở một quán ăn mang tên Ksor Hnao để quảng bá văn hóa ẩm thực của người Gia Rai với khách du lịch và tạo sinh kế cho dân làng.
Dân tộc Mông ở Tuyên Quang tuy số dân không đông như các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan nhưng là một dân tộc có tính cộng đồng cao và có bản sắc văn hóa đậm nét. Đồng bào Mông rất yêu thích văn nghệ. Người con trai Mông ngoài việc giỏi làm nương còn phải biết thổi sáo, múa khèn. Người thổi khèn giỏi sẽ có uy tín trong bản.
Giống như các cộng đồng DTTS khác trên địa bàn tỉnh, người Xơ Đăng ở làng Giang Lố 1 (xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi) cũng có những bài chiêng cổ đặc trưng của dân tộc Xơ Đăng ở đây. Đó là những “báu vật” được cha ông của họ sáng tác ra từ khi mới lập làng, diễn tả lại đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất và tình cảm của dân làng. Những bài chiêng quý đó được các thế hệ trong làng gìn giữ và truyền dạy cho thế hệ trẻ hôm nay.
Những năm gần đây, huyện Bắc Hà (Lào Cai) - nơi được gọi là “cao nguyên trắng”, đã trở thành một điểm đến du lịch văn hóa, sinh thái hấp dẫn với du khách bốn phương. Đến với Bắc Hà, du khách cũng có thể được chiêm ngưỡng những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nổi bật như điệu xòe của đồng bào dân tộc Tày ở Tà Chải.
Năm nay, Nghệ nhân Ưu tú Đặng Đức Lai ở thôn Kỳ Phú, xã Tam Phước, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) đã bước sang tuổi 74. Dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng với niềm đam mê cháy bỏng, hết mình với loại hình nghệ thuật hô bài chòi, nghệ nhân đã dày công “truyền lửa”, đào tạo thế hệ trẻ phát triển bài Chòi, đem lại món ăn tinh thần ở vùng quê nông thôn mới Kỳ Phú.
Dẫn chúng tôi vào khu di tích (KDT) Gò Cây Thị (thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang), ông Chau Xom, nhà ở xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn cho biết: “Đây là di tích đặc biệt quý hiếm của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ở đây đã có bảo tàng nhưng chỉ để trưng bày những cổ vật tìm được, còn việc bảo quản, giữ gìn những điểm khai quật thì hầu như đang bị bỏ ngỏ!”
Bắn nỏ là môn thể thao thế mạnh của huyện Tây Sơn (Bình Định). Những tay nỏ người Ba Na đã mang về không ít thành tích cho thể thao địa phương này. Trong đó, các thành viên trong gia đình xạ thủ Đinh Nhin, làng Kon Giang, xã Vĩnh An là những cái tên quen thuộc trong làng bắn nỏ Bình Định. Đặc biệt, xạ thủ Đinh Thép, 33 tuổi được xem là một “siêu nỏ” của người Ba Na.
Bạc và các trang sức làm từ bạc có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân tộc Dao Đỏ. Theo quan niệm của họ, nhà giàu không phải có nhiều vàng, trâu, bò, ruộng đất mà có nhiều bạc.
Từ lâu, Vĩnh Phúc đã được biết đến là địa phương có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất cả nước, với nhiều sản phẩm chủ lực trong trồng trọt, chăn nuôi như: Su su, thanh long, bò sữa… Chính vì thế, ngoài khai thác thế mạnh du lịch tâm linh, tỉnh Vĩnh Phúc đang hướng đến phát triển du lịch canh nông, nhằm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Sử thi là loại hình văn nghệ dân gian độc đáo của đồng bào các DTTS Tây Nguyên. Tại địa bàn tỉnh Kon Tum, tuy các nghệ nhân hát kể sử thi chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, song năm 2019, đã có 5 nghệ nhân người dân tộc Ba Na hát kể sử thi (hơ mon) được phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ nhân ưu tú. Nghệ nhân Y Phôih ở làng Kon Klơng (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) là một trong số này.
Ngay sau khi kết thúc thời gian giãn cách xã hội, ngành Du lịch tỉnh Đăk Lăk đã tích cực triển khai Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, với trọng tâm là Chương trình “Kích cầu du lịch Đăk Lăk”. Chương trình không chỉ là xúc tiến, quảng bá điểm đến Đăk Lăk an toàn, thân thiện, đậm đà bản sắc Tây Nguyên, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp du lịch của tỉnh vực dậy thời “hậu Covid-19”.
Chương trình “Thanh âm hy vọng” do nhóm nhạc khiếm thị Hy vọng phối hợp với Câu lạc bộ Đình Làng Việt tổ chức vào ngày 4/7 vừa qua đã tạo thêm một sân khấu biểu diễn và kết nối nghệ sĩ với khán giả, lan tỏa những thông điệp đầy tính nhân văn.
Đam mê, nhiệt tình, chịu khó, ham học hỏi,… đó là những hình ảnh chúng tôi cảm nhận được khi đến với Câu lạc bộ (CLB) “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Giáy” của Đoàn Thanh niên phường Quyết Thắng, TP. Lai Châu (tỉnh Lai Châu). CLB không chỉ làm tốt được sứ mệnh giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy mà còn tạo được sân chơi bổ ích, lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn.
Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (VHDLCDTVN), Đồng Mô, Sơn Tây (Hà Nội) đã đón một số đồng bào ở các bản làng vùng DTTS và miền núi về sinh sống. Mô hình này không chỉ giúp quảng bá văn hóa của đồng bào mà còn tạo ra những giá trị kinh tế bền vững.