Có thể khẳng định, các Nghệ nhân Nhân dân (NNND), Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) là những người nắm giữ những tinh hoa văn hóa nghệ thuật truyền thống, được trân trọng gọi là “báu vật nhân văn sống”. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đời sống của những Nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, chưa được quan tâm đúng mức, khiến họ mất dần động lực.
Nghệ nhân Pơnh ở làng Bia Bre, xã Ia Pết (huyện Đăk Đoa, Gia Lai) là người thuộc nhiều sử thi của người Ba Na. Trong rất nhiều bài sử thi ông hát kể, có 2 tác phẩm đã được Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Gia Lai (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát hành.
Trên mảnh đất sinh sống và định cư nhiều đời, người Dao ở huyện Nậm Pồ (Điện Biên) luôn biết cách gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đồng thời hòa nhập và phát triển cùng với các dân tộc khác như Mông, Thái, Khơ-mú…
17 năm nay, dù còn nhiều khó khăn, vất vả với cuộc mưu sinh, nhưng người phụ nữ Lô Lô Chi Thị Riên xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) vẫn duy trì việc thêu thùa, may vá như là một bổn phận. Chị đã nâng niu, giữ gìn những nét hoa văn thổ cẩm trên áo, khăn… truyền thống của đồng bào mình.
UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với quy mô 400 tỷ đồng. Đây được kỳ vọng sẽ là một địa chỉ phục vụ cho nhu cầu du lịch, học tập, nghiên cứu khoa học, thụ hưởng văn hóa của công chúng và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp hiện nay ở ĐBSCL - nơi hội tụ văn hóa của các dân tộc anh em chung dòng Mê Kông huyền thoại.
Tại xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) nơi tập trung sinh sống của 100% đồng bào dân tộc Mông, con trâu, mảnh ruộng, đồi ngô là những “cần câu cơm” quan trọng đối với người dân. Nhưng đối với Giàng A Phỏng, việc bán đi chính chiếc “cần câu” duy nhất của gia đình để làm du lịch, đã giúp anh mở ra hướng đi mới cho quê hương Bản Mù.
Mô hình du lịch cộng đồng (Homestay) kết hợp sinh thái tại xã An Lạc, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã bước đầu được hình thành và nhiều người biết đến. Một trong những người đầu tiên tiếp cận và xây dựng mô hình này là anh Vũ Ngọc Huân (44 tuổi) dân tộc Tày, Bí thư Chi bộ thôn Nà Ó, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Du lịch cộng đồng An Lạc.
Sắc màu 54 -
Nam Hương - Vũ Lợi -
10:25, 08/06/2020 Xòe Thái - một nghệ thuật múa truyền thống, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, thể hiện nét tinh hoa văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc Thái. Đây được coi là món ăn tinh thần, kết nối mọi người xích lại gần nhau sau những ngày lao động vất vả; nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm và khát vọng sống của con người.
Quảng Ninh là địa phương có tiềm năng du lịch lớn, với nguồn tài nguyên du lịch biển, rừng, tâm linh, cùng nhiều khu vui chơi giải trí được đầu tư… Bằng các hình thức liên kết, giảm giá dịch vụ nhưng không giảm chất lượng, ngành Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã tái khởi động và đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Sau hàng chục năm “vắng bóng”, nhiều nhà làng truyền thống của đồng bào các DTTS tỉnh Quảng Nam đang dần được phục hồi, tạo không gian sinh hoạt cho cộng đồng. Nhưng giờ đây, niềm vui ấy với họ vẫn chưa thể trọn vẹn khi bài toán về vật liệu thay thế đang trở thành nỗi lo lớn, thách thức công tác bảo tồn.
Ở tuổi 74, bà Đỗ Thị Hảo, thôn Tây An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vẫn thường hát ru những khúc ca về Hoàng Sa, Trường Sa… như nỗi nhớ về những đội hùng binh Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa ra đi khẳng định chủ quyền biển đảo. Bà là “pho sử thi sống” cuối cùng ở Lý Sơn qua những câu hát ru.
Cùng với tháp Chăm, Bình Ðịnh còn lưu giữ nhiều hiện vật điêu khắc, phù điêu, lò gốm... từ thời Champa. Trong đó, một số hiện vật đã được Nhà nước công nhận là bảo vật quốc gia. Việc phát huy giá trị hệ thống hiện vật này không chỉ thể hiện tinh thần trân trọng di sản mà còn phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tỉnh.
Tập truyện “Nước cờ hòa” của nhóm tác giả Nguyễn Huy Du - Nguyễn Hữu Huấn được NXB Kim Đồng phát hành đúng dịp ngày Quốc tế thiếu nhi không chỉ là món quà tinh thần ý nghĩa dành cho các em nhỏ mà còn có rất nhiều thông điệp phía sau câu chuyện về những quân cờ.
Sắc màu 54 -
Hồng Minh- Đ.Toán -
16:01, 26/05/2020 Ở xã Đức Xuân, huyện Hòa An (Cao Bằng) có ông Dương Văn Chảng là người duy nhất ở địa phương còn lưu giữ nhiều nhạc cụ dân tộc Mông. Ở tuổi 84, ông luôn trăn trở tìm người để truyền dạy, bảo tồn, phát huy âm nhạc dân tộc...
Trong nhiều năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đều coi trọng công tác quy hoạch, sắp xếp dân cư, xem đây là “trụ cột” quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội; giữ gìn phát triển bản sắc văn hóa bản địa vùng đồng bào DTTS. Tuy nhiên, trong quá trình tái định cư và chuyển đổi môi trường cư trú, nhiều di sản văn hóa đã bị biến đổi, mai một…
Không phải “con nhà nòi”, cũng chẳng phải nghệ nhân, nhưng bà Lê Thị Kim, người Cao Lan ở xã Kim Phú, TP. Tuyên Quang (Tuyên Quang) có một tình yêu đặc biệt với những làn điệu sình ca của dân tộc mình.
Có một ngôi làng cổ trứ danh rất đặc biệt bên bờ Bắc sông Cầu. Gọi là làng, lại ở nông thôn mà chẳng hề có đất cho sản xuất nông nghiệp, mật độ dân số đông như thành phố và giá đất quê cao ngang đô thị. Đặc biệt hơn, ngôi làng ấy được ví như “làng di sản” bởi hội tụ rất nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể độc đáo bao đời nay, trở thành điểm đến của nhiều du khách.
Mảnh đất Tuyên Quang với những nét văn hóa đặc sắc, những ngọn núi cao “mây giăng huyền ảo”, dòng suối trong trẻo, mát lành luôn có sức hút lạ kỳ với du khách phương xa. Thế nhưng, ít ai biết rằng, mỗi ngọn núi, dòng sông, con suối, đình, đền đều có sự tích gắn với địa danh đó. Theo dòng chảy thời gian, kho tàng truyện cổ dân gian xứ Tuyên được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Là một trong những đại biểu tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang sẽ tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II, năm 2020, ông Lâm Minh Sặp, người Sán Chí (một trong hai nhóm của dân tộc Sán Chay), xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) mang trong mình niềm vinh dự lớn lao, cũng như một sự kỳ vọng góp thêm tiếng nói, dấu ấn trong kỳ Đại hội mới để văn hóa của người Sán Chí, cũng như của cộng đồng các DTTS luôn được giữ gìn và phát huy.
Những năm gần đây, Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn (Đăk Lăk) đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, giữ tài nguyên thiên nhiên và phát triển du lịch gắn với rừng. Mô hình này đang thu hút du khách, tạo nguồn thu và góp phần bảo vệ môi trường.