Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khi bản sắc văn hóa “đẻ” ra tiền

Văn Hoa - 18:44, 06/05/2021

Những năm gần đây, lượng khách du lịch đến với bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) ngày càng tăng, đem đến nguồn thu nhập lớn cho người dân địa phương. Để đạt được kết quả đó, chính quyền địa phương và người dân đề cao việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, một trong những yếu tố then chốt để thu hút khách du lịch...

Một buổi truyền dạy về ẩm thực dân tộc cho thế hệ trẻ tại bản Sà Rèn
Một buổi truyền dạy về ẩm thực dân tộc cho thế hệ trẻ tại bản Sà Rèn

Đến bản Sà Rèn khi lúa đang thì đổ đòng, chúng tôi có ấn tượng đặc biệt, bởi Sà Rèn còn giữ được nhiều ngôi nhà sàn truyền thống lâu đời; những hàng tre dọc con suối Thia trong vắt; các cô gái Thái duyên dáng trong bộ áo váy truyền thống đi trên con đường bê tông sạch đẹp, len lỏi giữa cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay… Sà Rèn yên bình, trong trẻo giữa cái nôi của của nền văn hóa Thái đặc sắc, là điểm hấp dẫn mỗi du khách khi đến Nghĩa Lộ.

Tiếp chúng tôi tại ngôi nhà sàn kinh doanh dịch vụ Homestay của gia đình, bà Hoàng Thị Loan phấn khởi chia sẻ: Từ năm 2014, khi có chủ trương của tỉnh về xây dựng mô hình du lịch điểm, được hỗ trợ 20 triệu đồng, gia đình bà đã cải tạo ngôi nhà sàn của mình để đón khách. Những năm gần đây, khi chưa có dịch Covid -19, trung bình mỗi năm gia đình đón khoảng 1.300 lượt khách, cho thu nhập từ dịch vụ nghỉ trên 100 triệu đồng; chưa kể thu từ dịch vụ cho thuê xe đạp, ăn uống, các chương trình văn hóa, văn nghệ. Từ các hoạt động kinh doanh du lịch, mô hình của gia đình bà Loan còn tạo việc làm thường xuyên cho 5 người dân địa phương.

Lãnh đạo xã Nghĩa Lợi tham quan lớp dạy chữ Thái cho cho thế hệ trẻ
Lãnh đạo xã Nghĩa Lợi tham quan lớp dạy chữ Thái cho cho thế hệ trẻ

Bà Điêu Thị Vân, Bí thư Chi bộ bản Sà Rèn thông tin: Bản có 99 hộ dân, 407 nhân khẩu, hơn 90% là người Thái. Từ khi chủ trương phát triển du lịch, bản có 9 hộ đăng ký làm dịch vụ Homestay, gần đây thêm 5 hộ. 

Việc phát triển du lịch cộng đồng, giúp người dân có thêm việc làm và tăng nguồn thu nhập, có những hộ gia đình có nguồn thu cả trăm triệu đồng mỗi năm. Chính từ việc giữ gìn và khai thác bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc đã giúp người dân Sà Rèn có được thành công đó.

Minh chứng như, người dân Sà Rèn duy trì mặc những bộ trang phục truyền thống trong sinh hoạt hằng ngày; giữ gìn những nếp nhà sàn truyền thống; tổ chức sinh hoạt, biểu diễn văn hóa- văn nghệ cho khách tham quan du lịch; thể hiện những món ăn truyền thống đến với du khách… mang đậm bản sắc văn hóa Thái và sắc màu người vùng cao Tây Bắc.

Bí thư Chi bộ bản Sà Rèn cũng cho biết thêm, từ những mô hình Homestay hiệu quả, người dân dần nhận thức được tầm quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc. Nhiều gia đình đã xây dựng nhà cấp 4 khang trang, thì đập bỏ dựng lại nhà sàn truyền thống. Mặc dù xây dựng nhà sàn bằng vật liệu mới (bê tông, cốt thép), nhưng vẫn tuân thủ theo lối kiến trúc nhà sàn truyền thống dân tộc Thái. Bản đang phấn đấu trong thời gian tới, 100% các hộ đều có nhà sàn truyền thống.

Đường vào bản văn hoá - du lịch Sà Rèn
Đường vào bản văn hoá - du lịch Sà Rèn

Hiện, Sà Rèn có 2 đội văn nghệ, một đội của Hội Người cao tuổi thường xuyên tập luyện, truyền dạy các tiết mục văn nghệ truyền thống cho thế hệ trẻ; một đội là của Hội Phụ nữ chuyên biểu diễn phục vụ khách du lịch. Các tiết mục văn nghệ đậm chất văn hóa dân tộc Thái và Khơ Mú.

Sà Rèn có cả một kho tàng ẩm thực đặc sắc, với nhiều món ngon, đặc trưng nơi núi rừng Tây Bắc. Mùa nào thức ấy, từ thịt trâu, lợn, gà, các loại rau rừng, côn trùng như: Dế mèn, ve… qua bàn tay khéo léo và chế biến cầu kỳ đã trở thành những món ngon, đặc sản khiến du khách khó quên.

Cán bộ Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái và Phòng Dân tộc thị xã Nghĩa Lộ thăm mô hình Homstay tại gia đình bà Hoàng Thị Loan, bản Sà Rèn
Cán bộ Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái và Phòng Dân tộc thị xã Nghĩa Lộ thăm mô hình Homestay tại gia đình bà Hoàng Thị Loan, bản Sà Rèn

Ông Lường Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi cho biết: Những năm 2018, 2019, mỗi năm Nghĩa Lợi đón hơn 30 nghìn lượt khách đến với bản Sà Rèn, trong đó có nhiều khách quốc tế. Năm 2020, do đại dịch Covid-19 nên khách đến Nghĩa Lợi khoảng 10 nghìn lượt, chủ yếu là khách nội địa. Năm nay, xã đang phấn đấu đạt 15 nghìn lượt khách. 

“Chính nền văn hóa truyền thống đặc sắc từ ẩm thực, trang phục, nhà ở, các loại hình nghệ thuật; không gian môi trường trong lành, con người dân tộc Thái thân thiện, mến khách… đã giúp người dân xã Nghĩa Lợi nói chung, bản Sà Rèn nói riêng thành công trong phát triển du lịch cộng đồng, tăng thêm thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống”, ông Lường Văn Hà nhận định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Sóc Trăng: Hai nhà sư là Người có uy tín và những hoạt động tích cực trong Phật sự và thế sự

Sóc Trăng: Hai nhà sư là Người có uy tín và những hoạt động tích cực trong Phật sự và thế sự

Đánh giá về vai trò của Người uy tín trong vùng đồng bào DTTS, đặc biệt khi nhắc về hai vị sư, Người có uy tín là Hoà thượng Tăng Nô và Thượng toạ Lý Đức, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng nhiều lần nhấn mạnh, từ các hoạt động Phật sự và thế sự, các vị sư, Người uy tín đang đóng góp rất nhiều công sức và vật chất để giúp cộng đồng. Các vị là những tấm gương tiêu biểu được nhiều người suy tôn, kính trọng...
Trồng dược liệu giúp đồng bào DTTS ở Con Cuông vươn lên thoát nghèo

Trồng dược liệu giúp đồng bào DTTS ở Con Cuông vươn lên thoát nghèo

Từ những kết quả đã đạt được qua mô hình phát triển cây dược liệu đã cho thấy đây là một hướng đi đúng đắn, tạo thu nhập, sinh kế ổn định cho bà con DTTS trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
Bạc Liêu: Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp

Bạc Liêu: Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp

Kinh tế - Minh Đạt - 7 phút trước
Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tham gia vào các chuỗi liên kết, là đầu mối thực hiện ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm, mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên và nông dân. Tại tỉnh Bạc Liêu trong những năm gần đây, các HTX đã phát huy vai trò của kinh tế tập thể, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời tạo ra những thay đổi căn bản diện mạo nông thôn của tỉnh.
Lạng Sơn: Tăng cường đối thoại, gỡ khó cho các hợp tác xã nông nghiệp

Lạng Sơn: Tăng cường đối thoại, gỡ khó cho các hợp tác xã nông nghiệp

Kinh tế - Ngọc Hân - 10 phút trước
Những năm gần đây, các cấp, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã tăng cường công tác gặp gỡ, đối thoại với các hợp tác xã (HTX), trong đó chủ yếu là các HTX nông nghiệp. Từ đó, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, giúp HTX từng bước vươn lên phát triển.
Kray Sức với những nổ lực bảo tồn văn hóa Pa Cô

Kray Sức với những nổ lực bảo tồn văn hóa Pa Cô

Ở tuổi 62, nhưng Kray Sức, Nghệ nhân ưu tú ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông (ỉnh Quảng Trị) sức khỏe có vẻ như vẫn như tên của mình, tràn đầy năng lượng và khí chất. Chúng tôi cũng đã bị cuốn theo niềm mạnh mẽ, hứng khởi ấy khi nghe ông đánh đàn Ta lư, hát điệu Cha chấp; nghe ông kể về tiếng cồng chiêng, tiếng khèn… mang âm hưởng của đại ngàn Trường Sơn.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Khánh Hòa tăng cường thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Khánh Hòa tăng cường thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Công tác Dân tộc - Hoàng Thanh - CTV - 1 giờ trước
Khánh Hòa có 35 dân tộc thiểu số (DTTS) với 72.000 người đang sinh sống ở hai huyện miền núi (MN) Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và một số xã miền núi thuộc huyện Cam Lâm, Diên Khánh, thị xã Ninh Hòa, TP Cam Ranh, chiếm 5,8% dân số toàn tỉnh. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Khánh Hòa có 28 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và MN, trong đó có 66 thôn đặc biệt khó khăn; 03 dân tộc gặp nhiều khó khăn gồm: Dân tộc Raglai, dân tộc Ê-đê và dân tộc Cơ Ho (T’rin). Để tạo động lực cho vùng đồng bào DTTS phát triển, Khánh Hòa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cho vùng đồng bào DTTS.
Hà Nội: Giáng sinh gõ cửa sớm tại phố Hàng Mã

Hà Nội: Giáng sinh gõ cửa sớm tại phố Hàng Mã

Photo - Vàng Ni - 1 giờ trước
Không khi nhộn nhịp trước mùa Giáng sinh tại phố Hàng Mã, cũng chính là lúc Thủ đô Hà Nội đang cận kề những ngày cuối năm. Nơi đây khoác trên mình những bộ áo lung linh sắc màu của những đồ vật trang trí nhân dịp Lễ Giáng sinh
Sắc màu biên cương nơi thượng nguồn sông Đà

Sắc màu biên cương nơi thượng nguồn sông Đà

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 1 giờ trước
Sự kiện Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch huyện Mường Tè (Lai Châu) diễn ra từ ngày 8 - 11/12, mang tới những trải nghiệm thú vị, hấp dẫn về miền đất nơi thượng nguồn sông Đà.
Festival Tôm Cà Mau - Tự hào thương hiệu Việt

Festival Tôm Cà Mau - Tự hào thương hiệu Việt

Tin tức - Như Tâm - Lê Vũ - 21:06, 11/12/2023
Tối 10/12, tại Quảng trường Phan Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ khai mạc Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2023. Festival Tôm Cà Mau là sự kiện có quy mô khu vực và lần đầu tiên được tỉnh Cà Mau tổ chức.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thời sự - PV - 21:05, 11/12/2023
Ngày 11/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã thân mật tiếp Samdech Thipadei Thủ tướng Hun Manet đến chào nhân dịp thăm chính thức Việt Nam.