Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tạo ra giá trị cho cộng đồng từ du lịch tình nguyện

Duy Ly - 15:01, 02/04/2021

Khái niệm về du lịch tình nguyện đã không còn xa lạ với nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi. Thời gian qua, ở nhiều địa phương đã xuất hiện mô hình du lịch tình nguyện hoạt động mang tên gọi “Tình nguyện vì giáo dục” (gọi tắt là V.E.O), đã và đang mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng cao.

 Nhữ Ngọc Thịnh – điều phối viên dự án chụp hình cùng trẻ em vùng cao
Nhữ Ngọc Thịnh - Điều phối viên dự án chụp hình cùng trẻ em vùng cao

Chọn giáo dục làm mục tiêu

Anh Nhữ Ngọc Thịnh, Điều phối viên của V.E.O chia sẻ: Đội ngũ tình nguyện của V.E.O đã đi thực tế tại các địa điểm, đến với các vùng dân nghèo, quyên góp ủng hộ đồ dùng, thực phẩm… Nhưng, sau một thời gian quay lại, nhận thấy việc ủng hộ chỉ mang tính thời vụ, không đem lại giá trị lâu dài cho người dân. "Vì vậy, chúng tôi đã suy nghĩ tìm cách xây dựng mô hình du lịch bền vững , kết hợp giáo dục phi chính quy, định hướng phát triển du lịch cộng đồng, tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân địa phương qua các chuyến du lịch của các tình nguyện viên".

Nói về hoạt động của V.E.O, anh Thịnh cho biết thêm: Trước khi bắt đầu mỗi một chuyến đi, các tình nguyện viên phải lên kế hoạch cụ thể, trao đổi trước với địa phương nơi mình sắp đến, để chuyến đi được thuận lợi nhất. Chúng tôi luôn ưu tiên các hoạt động cộng đồng như: dạy tiếng Anh, dạy các kỹ năng sống cho trẻ em; tư vấn, định hướng làm du lịch cho bà con địa phương.

Điển hình như, tại xã vùng cao Lô Lô Chải (huyện Đồng Văn-Hà Giang), đội ngũ V.E.O đã tìm hiểu và được biết, tỉnh Hà Giang định hướng Lô Lô Chải trở thành làng văn hoá. Nhưng thời điểm đó, bản làng này vẫn chưa được nhiều người biết đến. Vì thế, cuối năm 2016, V.E.O phối hợp cùng Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang đưa Lô Lô Chải thành điểm dự án và xây dựng kế hoạch du lịch tình nguyện. 

Với 3 homestay là Homie, Homie love và Homie sound, V.E.O vừa phối hợp xây dựng từ những viên gạch đầu tiên, vừa đóng vai trò là những người trải nghiệm dịch vụ, từ đó đưa ra những góp ý để hoàn thiện cách làm dịch vụ cho người dân địa phương. Sau một thời gian triển khai, Dự án đã thu được những kết quả tích cực. Chủ các mô hình Homestay tại đây đã có thể tự đứng ra tổ chức, đón khách đến tham quan, kiêm luôn hướng dẫn viên du lịch.

Nhìn chung, các điểm Dự án của V.E.O đều thu về những hiệu quả tích cực, trung bình một tháng, một điểm đón hơn 10 đoàn khách (mỗi đoàn khoảng 10 đến 20 người). Các Homestay đã có nguồn khách ổn định, không còn phụ thuộc vào mùa vụ như trước nữa.

Hướng đến trẻ em

V.E.O còn xây dựng Dự án “Khoảng trời trong veo” và “Tủ sách trong veo”. Đây là dự án xây dựng khu vui chơi và dạy học cho trẻ em các dân tộc vùng cao. Xuất phát từ các chuyến du lịch tình nguyện, nhận thấy tại điểm dự án các thiết bị vui chơi cho trẻ em bị hỏng hóc nhiều. Do không có nơi vui chơi, trẻ em đã rủ nhau trèo cây, bơi sông, hồ…  tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. V.E.O đã quyết định, hỗ trợ xây lắp thêm các thiết bị vui chơi mới như: Xà đơn, xích đu, cầu khỉ, dây chằng lưới… với nguồn lực được vận động từ cộng đồng, các mạnh thường quân và các doanh nghiệp. Hiện, Dự án đã hoàn thành tại xã Phụ Mẫu, huyện Vân Hồ, Sơn La (tháng 7/2020) và xã Bản Lạng, huyện Xuân Sơn, Phú Thọ (tháng 3/2021).

Cùng với tổ chức hoạt động vui chơi cho các em, V.E.O cũng thường xuyên tổ chức dạy học cho trẻ em. Tận dụng các địa điểm trường học, nhà văn hoá, nhà dân hay chính sân chơi mình xây dựng, các tình nguyện viên của V.E.O đã tổ chức các buổi học tiếng Anh miễn phí và các buổi học kỹ năng sống như: Cùng rửa tay phòng dịch Covid-19; bài học về thực hành vệ sinh ăn uống…

Tham gia hai chuyến đến Mai Châu (Hoà Bình) và xã Lô Lô Chải (Hà Giang), chị Nguyễn Mai Hương, một tình nguyện viên cho biết: “Tham gia hoạt động cùng V.E.O, mình không những được chiêm ngưỡng thiên nhiên tươi đẹp, được khám phá những nét đẹp văn hoá của các DTTS, mà còn được trở thành cô giáo không chuyên dạy tiếng Anh cho trẻ em vùng cao. Thực sự đó là những chuyến đi trải nghiệm rất đáng nhớ!”.

Nhóm tình nguyện V.E.O hỗ trợ chủ homestay từ những viên gạch đầu tiên (Ảnh do nhân vật phỏng vấn cung cấp cho PV)
Nhóm tình nguyện V.E.O hỗ trợ chủ homestay từ những viên gạch đầu tiên (Ảnh do nhân vật phỏng vấn cung cấp cho PV)

Nhiều giá trị cho cộng đồng

Từ thực hiện mô hình du lịch tình nguyện, cuộc sống người dân một số địa phương nơi V.E.O đặt chân đến, đã có những thay đổi đáng kể. Xét theo khía cạnh kinh tế, việc các nhóm tình nguyện đến địa phương hàng tháng, hàng tuần đã góp phần tạo nên một lượng khách ổn định. Đặc biệt, tại một số điểm Dự án mà V.E.O đã gắn bó lâu dài, số lượng Homestay tăng nhanh và phát huy được hiệu quả. Người dân địa phương được tạo điều kiện thuận lợi trong tiêu thụ các mặt hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ...

Đối với môi trường, V.E.O thường xuyên lồng ghép vào các buổi dạy học cho các em, hay những buổi định hướng làm du lịch cho người dân địa phương về việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Ngay với chính các tình nguyện viên, mỗi chuyến đi luôn được khuyến khích không sử dụng đồ nhựa dùng một lần, không xả rác ra môi trường xung quanh.

Từ kết quả đạt được, du lịch tình nguyện đang được mở rộng quy mô. Hiện nay, tổ chức giáo dục vì cộng đồng V.E.O đã xây dựng được chương trình du lịch tình nguyện đến 15 địa điểm trên cả nước, trong đó, 11 địa điểm tại miền Bắc và 4 địa điểm tại miền Nam. Tiêu biểu như: bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn (Phú Thọ), xã Lô Lô Chải, huyện Đồng Văn (Hà Giang), xã Tả Van, huyện Sa Pa (Lào Cai), hai dự án tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), huyện Châu Thành (Trà Vinh)… thu hút hơn 23 nghìn tình nguyện viên đăng ký tham gia.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Triển khai Dự án 6 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh đưa di sản văn hóa vào trường học để giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Các điểm di sản, trung tâm trưng bày văn hóa trên địa bàn tỉnh đều trở thành địa điểm học tập để học sinh tất cả lứa tuổi có thể trực tiếp tham quan, trải nghiệm.
Tin nổi bật trang chủ
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Không những tỷ lệ nghèo cao mà tình hình phát triển dân số có dấu hiệu chững lại bởi nhiều rào cản cho sự gia tăng dân số tự nhiên. Đây là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết để bảo vệ, phát triển dân tộc Si La – một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người hiện nay và là một trong 14 dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù của cả nước.
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

LTS: Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi Mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Tính ưu việt của CNXH đã được thể hiện rõ trong những thành tựu to lớn của đất nước trên tất cả các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.
Kiên Giang: Phụ nữ chung tay bảo vệ đường biên cột mốc

Kiên Giang: Phụ nữ chung tay bảo vệ đường biên cột mốc

Để biên giới bình yên, bên cạnh công tác tuần tra không mệt mỏi của cán bộ, chiến sĩ biên phòng Kiên Giang còn có sự góp sức của người dân, trong đó có lực lượng phụ nữ. Nhiều tổ phụ nữ đã được thành lập và tích cực tuyên truyền, vận động bảo vệ đường biên, cột mốc, hỗ trợ đắc lực cho bộ đội biên phòng trong việc quản lý địa bàn, giữ vững chủ quyền biên giới.
Yên Bái: 227 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Yên Bái: 227 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Kinh tế - Nguyên Minh - 1 giờ trước
Nhằm từng bước tạo điều kiện cho các hộ sản xuất nông nghiệp làm chủ về công nghệ, chủ động tiếp cận, xây dựng các sản phẩm và sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại đối với những sản phẩm OCOP của tỉnh. Theo đó, đã có hằng trăm sản phẩm OCop của tỉnh đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.
Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc anh em cùng chung sống. Những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền, vận đồng người dân bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao từ Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao từ Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Thời gian qua, việc triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 đã góp phần tạo cơ hội, môi trường cho phụ nữ DTTS vùng cao tỉnh Hà Giang tham gia các hoạt động cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc tại tỉnh Bến Tre. Mừng Lễ Khai đạo và Hạ ngươn Hội thánh Cao đài Toà thánh Tây Ninh. Vị Giáo cả sống tốt đời, đẹp đạo. Cùng các tin tức thời sự khác.
Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Sắc màu 54 - Lê Vi - 1 giờ trước
Triển khai Dự án 6 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh đưa di sản văn hóa vào trường học để giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Các điểm di sản, trung tâm trưng bày văn hóa trên địa bàn tỉnh đều trở thành địa điểm học tập để học sinh tất cả lứa tuổi có thể trực tiếp tham quan, trải nghiệm.
Nhiều giải pháp phòng, chống tảo hôn trong các trường học ở vùng DTTS

Nhiều giải pháp phòng, chống tảo hôn trong các trường học ở vùng DTTS

Những năm gần đây, tình trạng học sinh ở vùng cao bỏ học giữa chừng do tảo hôn từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi. Để có được những chuyển biến tích cực đó, nhiều trường học ở vùng cao đã có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nâng cao nhận thức cho các em học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) hiểu biết nhiều hơn về về những hệ lụy khi kết hôn chưa đủ 18 tuổi.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Chung tay để không để ai bị bỏ lại phía sau

Sơn Dương (Tuyên Quang): Chung tay để không để ai bị bỏ lại phía sau

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 1 giờ trước
Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực triển khai thực hiện đồng bộ công tác giảm nghèo với nhiều nội dung và hình thức khác nhau gắn với công cuộc xây dựng nông thôn mới. Từ đó, góp phần tích cực trong giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện đời sống người dân, bộ mặt nông thôn tại địa phương này đã có nhiều khởi sắc.
Người đàn ông Tà Riềng vẹn nguyên tình yêu với nghề đan lát

Người đàn ông Tà Riềng vẹn nguyên tình yêu với nghề đan lát

Một ngày cuối tháng 11/2023, chúng tôi đến thăm thôn Đắc Tà Vâng (xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang, Quảng Nam) trong cơn mưa chiều vùng biên. Trong khung cảnh bình yên, ông Zơ Râm Vấn đang say mê đan nia dưới hiên nhà. Đã ở tuổi 77 nhưng tình yêu của ông với nghề đan lát truyền thống của người Tà Riềng (một nhánh thuộc dân tộc Gié Triêng) bền vững như những sợi nan gắn bó, quấn quýt lấy nhau qua năm tháng.
Huyện U Minh (Cà Mau): Phát huy hiệu quả vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719

Huyện U Minh (Cà Mau): Phát huy hiệu quả vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc - Ngọc Lê - Minh Triết (thực hiện) - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã tích cực triển khai, phát huy hiệu quả nguồn vốn, thêm động lực để đồng bào DTTS phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.