Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển du lịch nông nghiệp ở Cao Bằng

PV - 11:28, 27/03/2021

Ðể đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, tỉnh Cao Bằng đang tập trung phát triển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, trong đó có loại hình du lịch nông nghiệp.

Du khách lưu lại khoảnh khắc ấn tượng tại Khu du lịch sinh thái Kolia, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình.
Du khách lưu lại khoảnh khắc ấn tượng tại Khu du lịch sinh thái Kolia, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình.

Ðịnh hướng này là nỗ lực để đạt mục tiêu "kép": Tạo ra sản phẩm du lịch mới tận dụng được thế mạnh về văn hóa, cảnh quan, con người địa phương, thu hút du khách đến trải nghiệm đồng thời hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn với tiêu thụ sản phẩm tại chỗ.  

Xu hướng mới

Cao Bằng có diện tích rộng, phong cảnh sơn thủy hữu tình, còn nhiều diện tích đất nông nghiệp "sạch", chưa bị tác động bởi phân bón, thuốc trừ sâu hóa học, thích hợp phát triển nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao, kết hợp phát triển du lịch. Thời gian qua, tại địa phương xuất hiện nhiều đơn vị, cá nhân đầu tư, phát triển mô hình du lịch nông nghiệp, thu hút, mang đến trải nghiệm thú vị cho du khách. Tiêu biểu như: Hành trình khám phá vườn hạt dẻ, thu hoạch hạt dẻ; trải nghiệm gặt lúa, bắt cá tại làng du lịch cộng đồng Khuổi Ky, xã Ðàm Thủy; trải nghiệm hái quả trong vườn quýt ở xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh; du lịch sinh thái, tham gia thu hoạch chè Kolia, ở xã Thành Công, huyện Nguyên Bình; các mô hình tham quan, hái dâu ở vườn dâu tây, hái nho ở xã Hưng Ðạo, TP Cao Bằng... thu hút đông đảo khách du lịch.

Sau quá trình học hỏi mô hình nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch ở các quốc gia phát triển, doanh nhân Hoàng Mạnh Ngọc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Kolia quyết định đầu tư xây dựng mô hình nông trại hữu cơ, du lịch sinh thái Kolia ở xã Thành Công, huyện Nguyên Bình. Khu du lịch sinh thái Kolia nằm trong Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Ðén, khu vực có khí hậu tiểu á nhiệt đới, các loại hoa khoe sắc quanh năm. Tại đây, nhiệt độ mùa hè cao nhất từ 18 đến 22oC; trong mùa đông, nhiệt độ khu vực đỉnh núi Phja Oắc có thể xuống tới -9oC, xuất hiện băng giá. Khu du lịch sinh thái Kolia được Công ty TNHH Kolia đầu tư trồng chè, các loại hoa, rau quả, nuôi lợn, gà, bò; xây dựng trên quan điểm tôn trọng cảnh quan, hạn chế tác động tự nhiên. Du khách đến đây có thể thỏa sức ngắm nhìn phong cảnh còn nguyên sơ, hít thở không khí trong lành, trải nghiệm tự hái chè, sao chè, đóng gói, mang về thưởng thức... Tự tay hái chè, sao chè và thưởng trà tại Khu du lịch sinh thái Kolia, du khách Nguyễn Mạnh Hiền, đến từ Thủ đô Hà Nội, hào hứng chia sẻ: "Ðây thật sự là một trải nghiệm thú vị, khó quên khi được hái chè giữa khung cảnh nên thơ của đồi núi trùng điệp, lại ngồi nhâm nhi những ly trà ấm nóng cùng gia đình trong bầu không khí trong lành của thiên nhiên. Chắc chắn tôi và gia đình sẽ còn trở lại Kolia để tiếp tục tham gia những trải nghiệm thú vị ở đây".

Dịp cao điểm, Khu du lịch sinh thái Kolia thu hút hơn 1.000 du khách/ngày. Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Kolia Cao Bằng, Hoàng Mạnh Ngọc chia sẻ: "Tại các quốc gia phát triển, mô hình du lịch nông nghiệp rất thành công, bởi du khách từ các gia đình, trường học rất thích cho các em nhỏ đến trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên. Bởi vậy, với chúng tôi, điều quan trọng nhất là hạn chế tác động đến tự nhiên trong xây dựng, tận dụng và bảo vệ tối đa cảnh quan". Bên cạnh đó, phát triển du lịch ở đây còn gắn với lợi ích cộng đồng. Khu du lịch sinh thái Kolia có dịch vụ văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc với các diễn viên từ đội văn nghệ quần chúng của đồng bào Dao Tiền, Tày ở các bản lân cận.

Tại TP Cao Bằng, vườn dâu tây của Hợp tác xã Trường Anh, ở xã Hưng Ðạo, cũng là điểm "hút" khách. Giám đốc Hợp tác xã Trường Anh Ðoàn Thu Trà, chia sẻ: Du lịch nông nghiệp đang là xu hướng phát triển mới. Hiện nay, việc tiêu thụ các sản phẩm theo kênh bán hàng truyền thống đã có điểm hạn chế do sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Cùng với sự phát triển của mạng xã hội và xu hướng dịch chuyển, tìm về hòa mình trong thiên nhiên ở các vùng quê thì dịch vụ trải nghiệm du lịch nông nghiệp có điều kiện phát triển bởi mang đến những điều mới lạ cho du khách. Nắm bắt xu hướng nêu trên, từ năm 2017 đến nay, Hợp tác xã Trường Anh đã đầu tư hơn năm tỷ đồng, hoàn thành phát triển trang trại dâu tây trên diện tích 1,5 ha ở xã Hưng Ðạo. Trang trại sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh, các loại phân tự ủ lên men như phân đậu tương, trứng, sữa, chuối để bổ sung cho quả ngọt, thơm, tăng chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng. Sản phẩm dâu tây của hợp tác xã có chứng nhận VietGAP, chứng nhận OCOP ba sao được thị trường ưa chuộng. Bên cạnh bán sản phẩm qua kênh truyền thống, mỗi dịp cuối tuần, vườn dâu tây của hợp tác xã đón từ 200 đến 500 lượt khách/ngày đến trải nghiệm hái dâu tây, mua sản phẩm tại vườn; doanh thu bán dâu tây tại vườn và các kênh tiêu thụ đạt hơn một tỷ đồng/năm.

Hỗ trợ phát triển

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng, gần đây, xu hướng đầu tư phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái đang phát triển rộng khắp tại các địa phương trong tỉnh với nhiều mô hình mới, độc đáo như: Mô hình liên kết phát triển sản xuất dâu tây công nghệ cao và hoa hồng gắn với du lịch sinh thái, du lịch tâm linh lịch sử Chùa Viên Minh, xóm Ðà Quận, xã Hưng Ðạo, TP Cao Bằng; trồng hoa "check in" Boongfarm ở tổ Xuân Ðại, thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng; Khu du lịch sinh thái Kolia… Các mô hình du lịch nông nghiệp đều đang phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều người lao động. Năm 2020, chị Lý Thị Duyên, dân tộc Dao Tiền, ở xã Thành Công, huyện Nguyên Bình được Công ty TNHH Kolia tuyển dụng làm công nhân chế biến chè, kiêm hướng dẫn viên giới thiệu cảnh quan, hướng dẫn du khách quy trình hái chè, sao chè. Chị Lý Thị Duyên cho biết, được công ty trả lương 4,5 triệu đồng/tháng, hỗ trợ tiền ăn, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Chị Duyên và gia đình phấn khởi vì vừa có công việc với thu nhập ổn định, lại được giới thiệu cho du khách cảnh đẹp quê hương, bản quán.

Tận dụng các điều kiện tự nhiên, văn hóa của Cao Bằng, nhiều đơn vị, cá nhân đã đầu tư, phát triển du lịch nông nghiệp. Ðây là hướng phát triển chiến lược tăng sức thu hút của du lịch tỉnh, làm phong phú, hấp dẫn thêm sản phẩm du lịch của địa phương. Các sản phẩm du lịch nông nghiệp đã đưa đến cho du khách cơ hội tìm hiểu và tham gia vào các quy trình tạo ra sản phẩm, từ phương pháp canh tác, nuôi trồng, sơ chế, chế biến, làm các sản phẩm nông nghiệp, đồng thời, thưởng ngoạn các danh lam thắng cảnh và tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa bản địa. Du lịch nông nghiệp chính là nguồn tài nguyên vô tận để tạo ra các sản phẩm hấp dẫn khi biết tổ chức và khai thác vì ngoài yếu tố thiên nhiên, đây còn là sản phẩm của trí tuệ và kinh nghiệm của cả chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân trong việc đầu tư, phát triển các làng nông nghiệp truyền thống, các trang trại trải nghiệm sản phẩm nông nghiệp đặc trưng.

Ðể tạo thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển du lịch nông nghiệp địa phương hiệu quả, bền vững, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng Trương Thế Vinh cho biết: Sở sẽ tăng cường phối hợp hỗ trợ xúc tiến, quảng bá rộng rãi du lịch nông nghiệp Cao Bằng đến du khách. Ðồng thời, tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn, quản lý các cơ sở du lịch nông nghiệp trên địa bàn thực hiện và tuân thủ các quy định Luật Ðất đai, Luật Du lịch, thực hiện nghiêm các quy định đối với việc thu phí, lệ phí. Mặt khác, tham mưu xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển du lịch nông nghiệp, gắn với xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch miền núi ở Cao Bằng. Phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp như một trụ cột để phát triển du lịch bền vững và thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng phục vụ du khách. Sở định hướng, hỗ trợ các công ty du lịch tăng cường liên kết với các tỉnh lân cận, các công ty lữ hành tạo ra các tua, tuyến du lịch, trong đó có du lịch nông nghiệp, thu hút du khách trong nước và nước ngoài.

Du lịch nông nghiệp tại Cao Bằng đã và đang có bước khởi đầu, phát triển đúng hướng, từng bước khẳng định vai trò quan trọng đa dạng hóa sản phẩm du lịch, góp phần xây dựng thương hiệu "Du lịch Non nước Cao Bằng" mang đậm bản sắc văn hóa và dấu ấn riêng của thiên nhiên, con người nơi đây./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thành phố mưa bay

Thành phố mưa bay

Đà Lạt mưa bay. Ngọn gió len lén qua những góc phố. Không gian trầm mặc, sang trọng. Những bước chân nhàn du không ríu vào nhau. Chiều nay tôi trở về Đà Lạt, chọn quán cà phê tĩnh lặng để ngắm thành phố trong mưa, tìm bước chân quen ngang phố, để được ngồi lặng lẽ giữa không gian lặng lẽ bên tiếng tí tách cà phê rơi.
Tin nổi bật trang chủ
Chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về lĩnh vực công tác dân tộc: Thẳng thắn, trách nhiệm, nắm chắc vấn đề, sâu sát với thực tiễn

Chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về lĩnh vực công tác dân tộc: Thẳng thắn, trách nhiệm, nắm chắc vấn đề, sâu sát với thực tiễn

“Đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, mặc dù lần đầu tiên trả lời chất vấn nhưng đã chuẩn bị tốt nội dung, nắm chắc vấn đề, sâu sát với thực tiễn, tập trung trả lời vào các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm, giải trình khá đầy đủ các vấn đề còn bất cập, hạn chế, đồng thời, đề xuất phương hướng nhằm khắc phục những bất cập trong lĩnh vực phụ trách. Qua chất vấn và trả lời chất vấn đã làm rõ thêm trách nhiệm của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong việc thực hiện chính sách dân tộc”. Đó là phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi kết luận nội dung chất vấn về lĩnh vực công tác dân tộc tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 7/6/2023

Tin trong ngày - 7/6/2023

Media - BDT - 20:00, 07/06/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn về cung ứng điện; Các ngành hàng đều gặp khó về thị trường xuất khẩu cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách

Tiếng nói từ cơ sở - Minh Thu - 19:09, 07/06/2023
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn Trung ương bố trí cho các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 là 1.501,025 tỷ đồng.
Yên Bái: Thực hiện thắng lợi các mục tiêu giảm nghèo

Yên Bái: Thực hiện thắng lợi các mục tiêu giảm nghèo

Chính sách dân tộc - Hải Khánh - 17:30, 07/06/2023
Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã dành nhiều nguồn lực và giải phải tập trung đầu tư trọng điểm vào vùng “lõi nghèo". Cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ người dân nơi đây phát triển sản xuất, tạo sinh kế, thu nhập bền vững, nâng cao chất lượng sống.
Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm đạt hơn 20% kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm đạt hơn 20% kế hoạch

Kinh tế - PV - 17:18, 07/06/2023
Bộ Tài chính vừa ban hành văn bản số 5646/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế 4 tháng, ước thực hiện 5 tháng kế hoạch năm 2023.
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Tin tức - PV - 14:54, 07/06/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 517/CĐ-TTg ngày 6/6/2023 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
ASEAN Para Games 12: Đoàn thể thao Việt Nam đã có gần 130 huy chương

ASEAN Para Games 12: Đoàn thể thao Việt Nam đã có gần 130 huy chương

Thể thao - PV - 14:52, 07/06/2023
Tính đến 21h15 ngày 6/6, Đoàn Thể thao Người Khuyết tật Việt Nam đã có 36 HCV, 35 HCB và 56 HCĐ, đứng vị trí thứ 3 bảng tổng sắp huy chương ASEAN Para Games 12.
Đồng bào DTTS hài lòng, tin tưởng về nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trước Quốc hội

Đồng bào DTTS hài lòng, tin tưởng về nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trước Quốc hội

Sự kiện - Bình luận - Lê Vũ - Bảo Trần - 14:51, 07/06/2023
Ngày 6 - 7/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh đã trả lời chất vấn trước Quốc hội (Kỳ họp thứ 5, Khóa XV). Đông đảo cử tri cả nước, đặc biệt là đồng bào DTTS rất quan tâm đến sự kiện này. Nhiều nơi vùng sâu, vùng xa cả gia đình tập trung lại để theo dõi, cập nhật thông tin trong sự phấn khởi.
Quảng Bình: Tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024

Quảng Bình: Tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024

Giáo dục - Khánh Ngân - 14:25, 07/06/2023
Sáng 7/6, 12.856 em học sinh THCS ở Quảng Bình đã bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024. Trong buổi sáng, các thí sinh đã dự thi 2 môn Ngữ Văn và Tiếng anh, buổi chiều các em bước vào thi môn Toán.
Quảng Ninh: Phát động Tháng hành động vì trẻ em và tiếp nhận Quỹ Bảo trợ trẻ em năm 2023

Quảng Ninh: Phát động Tháng hành động vì trẻ em và tiếp nhận Quỹ Bảo trợ trẻ em năm 2023

Xã hội - Mỹ Dung - 14:00, 07/06/2023
Sáng 7/6, tại Tp. Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em, khai mạc hoạt động Hè, tiếp nhận Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Ninh năm 2023.
Lào Cai đưa Trung tâm dịch vụ hành chính công tại Cửa khẩu Kim Thành vào hoạt động

Lào Cai đưa Trung tâm dịch vụ hành chính công tại Cửa khẩu Kim Thành vào hoạt động

Tin tức - Trọng Bảo - 11:00, 07/06/2023
Bắt đầu từ ngày 7/6, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đưa Trung tâm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính vào vận hành tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành. Đây là một trong các hợp phần của dự án cửa khẩu số mà tỉnh Lào Cai đang tập trung xây dựng.