Các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để phục hồi ngành Du lịch. Một giải pháp bền vững được các địa phương chú trọng thực hiện là, phát triển bền vững ngành Du lịch với tôn chỉ: Điểm đến an toàn, thân thiện và chất lượng.
“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau...”. Câu nói đó của Bác Hồ không chỉ là lời khẳng định cho tình đoàn kết 54 dân tộc trên dải hình chữ S, mà còn là tình cảm bao la Bác Hồ dành cho đồng bào các DTTS Việt Nam.
Ông Bùi Huy Vọng là người con của Mường Vang (xã Hương Nhượng, Lạc Sơn, Hoà Bình). Với niềm say mê văn hoá dân tộc và sự nỗ lực miệt mài gần 20 năm nay, hình ảnh ông đeo ba lô đi khắp mọi vùng miền của Tổ quốc đã trở thành quen thuộc đối với nhiều người.
Sau thời gian dài gần như bị tê liệt do dịch bệnh Covid-19, ngành Du lịch nước ta đang nỗ lực phục hồi trở lại với hàng loạt sản phẩm kích cầu, giảm giá… Vì dịch bệnh, chưa thể mở cửa với khách quốc tế nên thị trường nội địa sẽ trở thành thị trường tiềm năng trong tương lai gần của ngành Du lịch…
Trong các số báo ra ngày 8/4/2020 và 24/4/2020, Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh về việc một số kênh truyền thông đã đăng tải sai lệch về hình ảnh của người DTTS, gây sự phản ứng, bức xúc cho người xem, nhất là đồng bào DTTS... Ủy ban Dân tộc - Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc đã có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị xử lý nghiêm sai phạm của các kênh truyền thông này. Tuy nhiên hiện nay vấn đề này mới chỉ dừng lại ở việc gỡ kênh, chưa có hình thức xử phạt theo quy định.
“Hồn quê trong hương Tết vùng cao” là tên tác phẩm dự thi của Đoàn Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc (Thái Nguyên) đã đạt giải Nhất ở nội dung thi sản xuất Video, tại cuộc thi Tự hào Việt Nam. Đây là Cuộc thi tìm hiểu về lịch sử văn hóa dân tộc lần thứ III năm học 2019 - 2020, do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất/Trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”, lời bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la” của nhạc sĩ Thuận Yến đã phần nào nói lên được mối liên hệ kỳ diệu giữa Bác Hồ với Nhân dân Việt Nam. Mối liên hệ kỳ diệu đó luôn là mạch nguồn sáng tác vô tận cho những văn nghệ sĩ. Tác phẩm nào cũng hay, cũng xúc động.
Những năm gần đây, cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhiều trường học của tỉnh Hà Giang đã lồng ghép nội dung giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vào chương trình học tập, hoạt động ngoại khóa của học sinh.
Mùa lễ hội vắng lặng hoàn toàn, các khu du lịch đóng cửa; các chương trình nghệ thuật, triển lãm, liên hoan... bị hủy hoặc hoãn. Tình trạng này đang ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của cộng đồng nhiều địa phương cũng như các nghệ sĩ. Thời điểm này, khi Việt Nam đang tạm thời kiểm soát được dịch Covid-19, ngành Văn hóa cần có những quyết sách đúng đắn để vượt qua khó khăn.
Năm 2020 là năm cuối của Chương trình hành động quốc gia về bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt”. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì việc phát huy di sản này đang đối diện với một số biến tướng như: Thực hành bừa bãi, tràn lan; thậm chí trục lợi, vật chất hóa…
Đàn đá là loại nhạc cụ cổ có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của đồng bào Raglai. Từ xưa đến nay, đồng bào Raglai vẫn luôn tự hào với loại nhạc cụ thô sơ, độc đáo được chế tác từ những thanh đá này.
Bà Lâm Thị Hương ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) là một trong những nghệ nhân tiêu biểu loại hình sân khấu Rô băm độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Bà là đại biểu nghệ nhân tham gia đoàn đại biểu của tỉnh Sóc Trăng sẽ dự Đại hội Đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II năm 2020.
“Đại ngàn House” là tên mà nhà sưu tầm (NST) Võ Minh Luân, ở TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) đặt cho ngôi nhà đang lưu giữ hàng nghìn hiện vật về Tây Nguyên của mình. Bên trong ngôi nhà, những hình ảnh đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống được kể bằng đồ gốm vô cùng sinh động.
Quảng Ngãi có 3 DTTS gồm người Ca Dong (nhóm địa phương của dân tộc Xơ-đăng), Cor, Hrê sống rải rác tại 6 huyện miền núi. Mỗi dân tộc có vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Để bản sắc văn hóa của các dân tộc không bị mai một, các cấp, ngành địa phương cùng bà con ở các thôn, làng miền núi đã dành nhiều tâm huyết cho việc sưu tầm và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống.
Để góp phần thay đổi diện mạo, nâng cấp giá trị các địa chỉ văn hóa trên địa bàn, thời gian qua, Sở Văn hóa - Thể thao (VHTT) Khánh Hòa được giao triển khai, thực hiện một loạt dự án, trong đó có những dự án quy mô lớn như: Trùng tu, tôn tạo Thành cổ Diên Khánh; đường vào khu mộ bác sĩ A.Yersin; đề án xây dựng Bảo tàng tỉnh... Tuy nhiên, vì còn nhiều vướng mắc nên các dự án chưa được triển khai.
Người Mông ở Tuyên Quang có một kho tàng dân ca phong phú. Những làn điệu dân ca đã làm cho cuộc sống của cộng đồng người Mông càng thêm phong phú, tươi đẹp. Trong quá trình hát, bên cạnh những bài dân ca có sẵn thì người hát đôi lúc cũng tự ứng biến lời theo dòng cảm xúc để bộc lộ đúng tâm trạng. Đó chính là sự độc đáo, linh hoạt trong dân ca Mông.
Những năm qua, hệ thống di tích ở Phú Yên được quan tâm đầu tư, tu bổ. Tỉnh cũng đã có kế hoạch để đưa các di tích trở thành sản phẩm du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Việc tu bổ di tích, di sản là phải tôn trọng ý tưởng kiến trúc, yếu tố nguyên gốc và giá trị văn hóa hàm chứa trong kiến trúc của công trình. Cần phải phân biệt rõ ràng việc xây mới và trùng tu để tránh những hậu quả đáng tíếc.
Rời xa quê hương, thôn bản, cùng vợ khăn gói đến Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Hà Nội với mong muốn giới thiệu và quảng bá văn hóa của dân tộc mình đến du khách thập phương, là câu chuyện điển hình về già làng Hồ Văn Hạnh ở thôn A Niêng Lê Triêng, xã Hồng Trung, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Dù kê là một loại hình nghệ thuật rất đặc biệt của đồng bào Khmer. Tuy nhiên, trong thời kỳ văn hoá, giải trí mở như hiện nay, việc tìm “đất diễn” cho bộ môn này luôn gặp gian nan.