Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số

Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Dân tộc (Bộ VHTT&DL) - 14:50, 29/04/2021

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS luôn là một nội dung quan trọng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo trong suốt quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước. Với quan điểm nhất quán, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định, văn hóa các DTTS là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất, đa dạng. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành và thực hiện đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo động lực để phát triển đời sống kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng vùng đồng bào DTTS.

Màn xòe Thái tại Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2018.
Màn xòe Thái tại Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2018.

Những thành quả quan trọng

Ngày 27/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1270/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam đến năm 2020”, trên cơ sở đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ban hành và trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chương trình bảo tồn văn hóa, lồng ghép các dự án bảo tồn, phát huy văn hóa các DTTS; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020.

Để bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS, hằng năm, Bộ VHTT&DL phối hợp tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; tiến hành khảo sát và mở các lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể, các nghề thủ công truyền thống của các dân tộc rất ít người như Bố Y, Pu Péo, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Mảng, Cống, Lô Lô, Chứt, Si La… do chính các nghệ nhân truyền dạy cho thế hệ trẻ. Qua đó, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối Đại đoàn kết các dân tộc.

Thông qua việc định kỳ tổ chức Ngày hội VHTT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, miền Trung, Tây Nguyên; Giao lưu văn hóa đối với từng dân tộc như tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Hoa, Thái, Chăm, Khmer, Mông, Mường, Dao..; Giao lưu Liên hoan nghệ thuật Hát then - Đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái; Giao lưu văn hóa nghệ thuật tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia... tăng cường củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, các địa phương trong cả nước; tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc giữ gìn và phát huy giá trị di sản và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, góp phần tạo động lực phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh quốc phòng.

Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trước đây, nay là Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa đã được Bộ VHTT&DL triển khai thực hiện hiệu quả. Đến nay, đã có hơn 80 lễ hội truyền thống tiêu biểu của các DTTS được Bộ VHTT&DL hỗ trợ các địa phương tổ chức phục dựng, bảo tồn và phát triển đúng mục đích, phù hợp với từng dân tộc; hơn 30 làng, bản, buôn truyền thống của 25 dân tộc thuộc các tỉnh đại diện cho vùng, miền trên cả nước được hỗ trợ đầu tư bảo tồn, gắn phát triển du lịch với khai thác, phát huy giá trị bản sắc văn hóa. Từ đó nhân rộng, phát triển để xây dựng các làng văn hóa - du lịch, điểm văn hóa du lịch, tạo đà chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tốc độ xóa đói, giảm nghèo.

Ngoài ra, Bộ VHTT&DL cũng định kỳ tổ chức Hội nghị gặp mặt nghệ nhân và những người có công trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các DTTS; thường xuyên được phục dựng, tái hiện các lễ hội truyền thống của các DTTS tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, góp phần bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của các DTTS được cụ thể hóa bằng nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực. Đến nay, đã có hơn 150 di sản văn hóa phi vật thể của các DTTS được đưa vào Danh mục di sản văn hóa hóa phi vật thể quốc gia (trên tổng số gần 300 di sản của cả nước)… Các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh vùng đồng bào DTTS cũng được quan tâm, lập hồ sơ khoa học và xếp hạng cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS mặc dù đã đạt được nhiều kết quả, nhưng trên thực tế, công tác này vẫn còn không ít những khó khăn, bất cập. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều nên việc huy động nguồn lực vật chất của chính quyền địa phương vùng này và của chính bản thân đồng bào trong việc duy trì, bảo vệ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể vẫn còn hạn chế...

Nhiều năm qua, công tác bảo tồn trang phục truyền thống các DTTS luôn được Bộ VHTT&DL đặc biệt quan tâm (Trong ảnh: Thiếu nữ Dao trong Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất năm 2017- ảnh Lê Na)
Nhiều năm qua, công tác bảo tồn trang phục truyền thống các DTTS luôn được Bộ VHTT&DL đặc biệt quan tâm (Trong ảnh: Thiếu nữ Dao trong Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất năm 2017- ảnh Lê Na)

Giải pháp trong giai đoạn mới

Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS là một vấn đề cần thiết và cấp bách, đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Để công tác này đạt được hiệu quả mong muốn trong giai đoạn 2021 - 2030, cần chú trọng các vấn đề sau:

Một là, tiếp tục đổi mới hệ thống chính sách về văn hóa dân tộc theo hướng cơ bản, đồng bộ, lâu dài. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, cần ban hành các chính sách cụ thể tập trung vào lĩnh vực bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, ngôn ngữ DTTS, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; trong đó có chính sách cho các nghệ nhân tổ chức truyền dạy di sản văn hóa, chính sách đặc thù để thu hút các nguồn đầu tư từ xã hội hóa đối với các hoạt động VHTT&DL vùng DTTS và miền núi.

Hai là, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Giao cho các bộ, ngành chủ trì, phối hợp triển khai có hiệu quả các dự án thành phần để chủ động chỉ đạo, triển khai thực hiện theo ngành, lĩnh vực có hiệu quả. Trong đó, giao Bộ VHTT&DL chủ trì, phối hợp triển khai Dự án số 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”. Ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn để triển khai thực hiện hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra.

Ba là, hỗ trợ việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết của các DTTS; bảo tồn làng, bản, buôn và phát huy lễ hội truyền thống của các dân tộc gắn với phát triển du lịch; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào thông qua việc xây dựng, tổ chức phong trào văn hóa, văn nghệ. Định kỳ tổ chức các liên hoan, ngày hội, hội thi, hội diễn, giao lưu VHTT&DL các DTTS theo từng vùng, miền và từng dân tộc.

Bốn là, tiếp tục tăng cường các chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng DTTS. Hỗ trợ đưa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật cấp Trung ương và tỉnh phục vụ đồng bào ở các xã, bản vùng sâu, vùng xa, ưu tiên các xã, bản sát biên giới, vùng đặc biệt khó khăn. Có hình thức khen thưởng, động viên, hỗ trợ cho các nghệ nhân, Người có uy tín trong cộng đồng tham gia với vai trò đầu tàu trong các câu lạc bộ truyền dạy văn hóa nghệ thuật dân tộc hoặc sáng tạo các giá trị văn hóa nghệ thuật mới phục vụ Nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

Năm là, tiếp tục xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các đề án, dự án liên quan đến công tác bảo tồn, phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Para Games 2023: Thử thách về nghị lực

Para Games 2023: Thử thách về nghị lực

Thể thao - Giải trí - PV - 18:54, 03/06/2023
ASEAN Para Games 12 chính thức khai mạc vào ngày 3/6. Đây là cơ hội lớn để các tuyển thủ thể thao người khuyết tật Việt Nam thử thách ý chí và nghị lực bản thân và khẳng định khát vọng chiến thắng ở đấu trường khu vực.
Thu nhập cao từ vải lai chín sớm

Thu nhập cao từ vải lai chín sớm

Kinh tế - Thanh Nga - 18:49, 03/06/2023
Năm nay thời tiết thuận lợi, những vườn vải lai ở xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) phát triển tươi tốt, cho năng suất cao. Trong một tuần trở lại đây, người dân tại xã Xuân Quang đang hối hả bước vào thu hoạch vải lai chín sớm.
Quảng Nam: Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS khu vực biên giới

Quảng Nam: Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS khu vực biên giới

Sức khỏe - T.Nhân - 18:36, 03/06/2023
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tại khu vực biên giới, nhiều ngôi làng của đồng bào DTTS nằm cách xa trung tâm xã, thường bị chia cắt khi mưa lũ về dẫn tới nhu cầu thăm khám, chữa bệnh khi ốm đau của bà con chưa được đáp ứng kịp thời. Do đó, tỉnh luôn dành sự quan tâm hỗ trợ tốt nhất và phát triển hệ thống y tế cơ sở để phục vụ người dân.
Thủ tướng Australia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Australia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Tin tức - PV - 14:15, 03/06/2023
Trưa 3/6, chuyên cơ chở Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Đoàn đại biểu Australia đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội), bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 - 4/6 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ với các địa phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ với các địa phương

Thời sự - PV - 08:05, 03/06/2023
Sáng 3/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trải nghiệm Vườn Quốc gia Cúc Phương

Trải nghiệm Vườn Quốc gia Cúc Phương

Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Vườn Quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam.
Trải nghiệm Vườn Quốc gia Cúc Phương

Trải nghiệm Vườn Quốc gia Cúc Phương

Media - Hoàng Quý - 00:54, 03/06/2023
Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Vườn Quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam.
Dân tộc Pà Thẻn

Dân tộc Pà Thẻn

Media - Hồng Phúc - Việt Hùng - 00:47, 03/06/2023
Pà Thẻn thuộc nhóm DTTS rất ít người, cư trú chủ yếu tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình, tỉnh Hà Giang và các huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn, Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, dân số người Pà Thẻn là 8.248 người.
Rau càng cua với sức khỏe con người

Rau càng cua với sức khỏe con người

Media - Hoàng Quý - 00:28, 03/06/2023
Rau càng cua là loại rau chứa nhiều dinh dưỡng với 92% nước cùng 8% là các vitamin, khoáng chất như Beta Caroten, sắt, Kali, Magiê, Vitamin C,… Không chỉ là một loại rau có nhiều giá trị về dinh dưỡng, rau càng cua còn đóng vai trò như một vị thuốc dùng để điều trị nhiều bệnh và bảo vệ sức khỏe con người như chống viêm, giảm lượng Cholesterol, chống Oxy hóa... Sau đây là một số công dụng của rau càng cua với sức khỏe con người mời các bạn tham khảo.
Thông cáo báo chí số 11, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 11, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Tin tức - PV - 00:27, 03/06/2023
Thứ sáu, ngày 2/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 11 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội với các phiên họp toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Tin trong ngày - 2/6/2023

Tin trong ngày - 2/6/2023

Media - BDT - 20:00, 02/06/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Thêm 12 di sản được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.