Hiện nay du lịch cộng đồng đang được các huyện miền núi Nghệ An chú trọng phát triển. Đặc biệt, một số địa phương đã xác định, đây là một sản phẩm đặc thù trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP)
Cựu chiến binh (CCB) Alăng Bảy năm nay 88 tuổi, trú tại thôn BhHôồng 1, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Ông được đồng bào Cơ-tu ở xã Sông Kôn trìu mến gọi là “Già làng xây dựng đời sống văn hóa”.
Mặc dù tuổi đã cao nhưng Nghệ nhân Hoàng Thị Viên (SN 1957), thôn Nà Làng, xã Tình Húc, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) vẫn miệt mài đóng góp vào việc giữ gìn và phát huy vốn văn hóa Then cổ của cha ông để lại.
Với tinh thần cùng cả nước “Chống dịch như chống giặc”, trên mọi “mặt trận” từ kinh tế, văn hóa, du lịch đều đặt nguyên tắc phòng, chống dịch Covid-19 lên hàng đầu. Đặc biệt, trong ngành Du lịch, nhiều địa phương đã tạm đóng cửa đón khách thăm quan, nhiều cơ sở lưu trú homestay, nhà hàng, khách sạn cũng dừng hoạt động.
Ở huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), xã Trà Bui được xem là một trong số ít địa phương còn gìn giữ khá nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Ca Dong (một nhánh địa phương của dân tộc Xơ -đăng). Giữa dòng chảy hiện đại và nỗi lo về sự mai một của văn hóa truyền thống, Trà Bui đã phát huy sức mạnh đoàn kết, khơi dậy nội lực trong Nhân dân và tiềm năng, phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống.
Là người Cao Lan (nhóm địa phương của dân tộc Sán Chay), sinh ra và lớn lên ở một tỉnh miền núi phía Bắc nhưng Ninh Thị Như Quỳnh lại say mê môn nghệ thuật cải lương. Niềm đam mê ấy đã đưa cô đến với Nhà hát cải lương Việt Nam và toả sáng qua nhiều vai diễn.
Yêu văn hóa Tây Nguyên, thầy giáo Trần Quốc Toản công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cư Kuin (Đăk Lăk) đã đến nhiều buôn làng để sưu tầm các hiện vật đặc trưng gắn liền với đời sống sinh hoạt, văn hóa của người Ê-đê. Kho hiện vật của anh hiện là nơi học sinh, giáo viên tìm hiểu về giá trị văn hóa của người Ê-đê một cách trực quan, sinh động.
Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống văn hóa, từ thời niên thiếu, Nghệ nhân A Lip (dân tộc Ba Na, thôn Groi, xã Glar, huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã biết đánh chiêng, làm đàn, tạc tượng gỗ và chỉnh chiêng. Năm 2019, ông vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian.
Đồng bào dân tộc Cơ-tu ở vùng Trường Sơn- Tây Nguyên có một loại hình nghệ thuật đặc sắc, thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của đồng bào về vũ trụ, vạn vật, đó là nghệ thuật điêu khắc gỗ. Để loại hình nghệ thuật này, luôn “sống” mãi với người Cơ-tu, huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng) đã triển khai nhiều hoạt động bảo tồn văn hóa thông qua tổ chức trại điêu khắc, lớp khôi phục nghề điêu khắc...
Nhiều năm trước, do quá trình “chảy máu nhà sàn” về xuôi khiến nhiều bản làng đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An đã vắng bóng nhà sàn. Tuy nhiên, tại một số bản vùng cao thuộc các huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn (Nghệ An), bà con vẫn kiên trì gìn giữ những ngôi nhà sàn. Để hạn chế việc sử dụng gỗ rừng, nhiều gia đình còn chuyển sang dùng vật liệu bê tông để làm nhà sàn.
Nguyên là Phó Đoàn Văn công tỉnh Cao Bằng, Phó Chủ tịch Hội Bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh Cao Bằng, nhiều năm qua, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Hoàng Kim Tuế đã và đang cùng các đồng nghiệp, các nghệ nhân tích cực bảo tồn, gìn giữ các làn điệu dân ca truyền thống.
Từ lâu đời, đối với người Ê-đê ở Tây Nguyên, ché rượu cần không chỉ mang giá trị văn hóa mà còn là một loại tài sản quý. Những chiếc ché này cũng là sản phẩm được trao đổi, mua bán với giá trị quy đổi bằng những con vật lớn như voi, trâu, bò, heo, gà…
Kho tàng văn học của đồng bào DTTS đã từng có thời điểm phát triển rực rỡ. Nhưng hôm nay, trước những thách thức về hội nhập văn hoá trong thời đại 4.0, văn học DTTS đang loay hoay tìm chỗ đứng cho chính mình.
Một không gian công cộng vốn không của riêng ai, nhưng đồng thời lại thuộc về tất cả mọi người. Và nghệ thuật công cộng đã là một phần của phát triển văn hóa. Mỗi một tác phẩm nghệ thuật công cộng do các nghệ sĩ sáng tạo nên đều gắn liền với hình ảnh con người, quê hương, đất nước, bản sắc văn hóa, chiều dài lịch sử... Khi các tác phẩm nghệ thuật trong không gian công cộng được quan tâm đúng mức sẽ nâng chất lượng sống và cảm thụ nghệ thuật của Nhân dân, làm cuộc sống phong phú hơn.
Nhiều năm nay, những ngôi trường ở miền núi Quảng Ngãi đã đưa nội dung giáo dục về bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS vào những tiết ngoại khóa, sinh hoạt. Điều này không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống, mà còn giúp học sinh tự tin, thêm yêu bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Là huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống, Vân Canh (Bình Định) có nền văn hóa đa dạng, phong phú. Tuy vậy, hiện vẫn còn rất nhiều vấn đề được đặt ra trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nhất là ý thức của người dân trong việc bảo tồn văn hóa của chính dân tộc mình.
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thông tin, trong năm 2020, Trung ương Hội sẽ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan tổ chức nhiều hoạt động chủ đề “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam”.
Không thể phủ nhận, trong những năm qua, thông qua điện ảnh dưới nhiều hình thức như phim ngắn quảng bá, phim truyền hình, phim truyện… đã góp phần quan trọng, tích cực cho du lịch Việt Nam phát triển. Nhiều điểm thăm quan được khai thác, lượng khách du lịch đến ngày một đông… đó chính là hiệu ứng tích cực cho câu chuyện truyền thông thông qua điện ảnh.
Ở tuổi 93, ông Lương Long Vân, dân tộc Tày, thôn Yên Phú, xã An Tường (thành phố Tuyên Quang) vẫn miệt mài sưu tầm, biên dịch những cung Then cổ vừa truyền dạy, bảo tồn chữ Nôm - Tày. Những cuốn sách được ông cùng các nhà nghiên cứu văn học dân gian về văn hóa truyền thống dân tộc Tày đã trở thành những tài liệu quý, có hàm lượng tri thức cao, góp phần bổ sung, làm phong phú hơn kho tàng văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Tày.
Thực hiện phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, những năm qua, phong trào thể dục thể thao của tỉnh Lai Châu đã phát triển mạnh mẽ, không chỉ xuất hiện các cá nhân, tập thể, câu lạc bộ thể thao mà còn xuất hiện ngày càng nhiều các hộ gia đình thể thao. Họ đã trở thành điểm sáng, tạo động lực cho phong trào thể thao lan tỏa tại các khu dân cư.