Với đồng bào Chăm ở An Giang, thổ cẩm đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn nét đẹp văn hóa đặc trưng. Thổ cẩm Châu Giang mang nét đặc sắc của văn hóa Chăm với các đường nét lạ, độc đáo. Ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (An Giang) nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm Châu Giang từ lâu đời, với nhiều sản phẩm phong phú.
Làng đá Thạch Khuyên, xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) xung quanh được bao bọc bởi những hàng rào đá. Đá nằm chồng lên nhau thành hàng, thành lối, quây lấy từng ngôi nhà, mảnh vườn, ô ruộng tạo vẻ đẹp nguyên sơ, yên bình nơi biên giới xứ Lạng.
Nhà trình tường là kiến trúc phổ biến ở miền núi phía Bắc nước ta, nhưng người Nùng ở thôn Bắc Hoa, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cũng có những ngôi nhà trình tường được xây dựng với nét độc đáo riêng biệt hàng trăm năm tuổi. Trải qua thời gian, những ngôi nhà trình tường cổ của người dân nơi đây vẫn còn vẹn nguyên, vững chãi giữa thiên nhiên, núi rừng.
Nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) nổi tiếng với danh thắng quốc gia là ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp, óng ả, quyến rũ giữa lưng chừng trời. Hẳn không nhiều người biết rằng, cái tên Mù Cang Chải theo tiếng Mông có nghĩa là “đất gỗ khô”. Thế mà trên mảnh đất khô ấy, với bàn tay khéo léo, sự nhẫn nại phi thường qua hàng trăm năm vật lộn với thiên nhiên của người Mông, mùa vàng đã bung nở, không chỉ mang lại ấm no cho dân bản mà còn tạo nên cảnh quan tuyệt tác để con người chiêm ngưỡng.
Quê tôi vùng Tây Bắc, nơi núi đèo tiếp giáp bầu trời bằng những cụm hoa mây trắng muốt. Vùng quê tôi đẹp không chỉ ở cảnh sắc thiên nhiên mà còn vì ấm áp hồn người, hồn núi.
Người Ma Coong (thuộc dân tộc Bru-Vân Kiều) sống rải rác ở 18 bản quanh khu vực biên giới thuộc xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) với hơn 2000 người. Không giống như những dân tộc khác, Tết của người Ma Coong muộn hơn so với các dân tộc khác và gắn liền với Lễ hội đập trống. Đây là ngày lễ mà họ mong chờ nhất trong năm với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, bản làng được ấm no, hạnh phúc…
Anh Dương Văn Tho (dân tộc Kinh) ở buôn Chàm A, xã Cư Đrăm (Krông Bông- Đăk Lăk) là người rất yêu tiếng chiêng, điệu múa của đồng bào Ê Đê. Thời gian qua, anh Tho đã bỏ công sức, kinh phí mời nghệ nhân về truyền dạy cho một số thanh thiếu niên, học sinh trong xã Cư Đrăm học đánh chiêng Kram (chiêng tre) và một số điệu múa của người Ê Đê, với mong muốn lưu giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Tây Nguyên.
Hun hút những con đường như mê hồn trận, ngây ngất màu dã quỳ ấm rực trời đông, phảng phất mùi chè xanh thơm lựng tỉnh táo cả tâm trí… Một Lai Châu phóng khoáng choán ngợp tầm mắt tôi.
Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam (các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đà Nẵng) ra đời từ dân gian, nói tiếng nói của dân gian, được người dân phát triển, trở thành một loại hình nghệ thuật tổng hợp kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa, văn học; được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nằm nép mình dưới chân núi Rồng, bên cột cờ quốc gia Lũng Cú (Ðồng Văn, Hà Giang), bản Lô Lô Chải đẹp như một bức tranh giữa miền sơn cước. Đây là điểm du lịch không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch của tỉnh Hà Giang. Nhờ có du lịch, đời sống của bà con ở vùng Cao nguyên đá nay đã có nhiều khởi sắc, tô thắm thêm cho bức tranh mùa Xuân vùng cao.
Giữa đồi núi trập trùng, những cung đường uốn lượn nối làng nối bản; những cung đường mở ra cơ hội giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế; những cung đường tạo điều kiện để đồng bào thuận lợi hơn trong tiếp cận giáo dục, y tế, văn hóa,... Những cung đường đó đã và đang đem lại sức Xuân cho vùng DTTS và miền núi.
Từ trước tới nay, việc bảo tồn văn hoá DTTS trong lĩnh vực nghệ thuật luôn là vấn đề không dễ và đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, thời gian gần đây, đã có không ít người trẻ bằng sự nhiệt huyết, sáng tạo đã làm mới những đề tài về DTTS. Bằng sự giao thoa, phá cách, họ đã đem lại sức sống mới cho lĩnh vực đề tài “khó nhằn” này trong đời sống nghệ thuật đương đại. Đồng thời, mở ra hướng bảo tồn văn hóa DTTS một cách hiệu quả...
Trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu Xuân, chúng tôi ngược đường rừng đến xã Yang Ly, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) để được đắm mình trong núi rừng trùng điệp và cảm nhận không khí đón Tết của người T’rin (một nhánh của người Cơ-ho)...
Những năm gần đây, loại hình du lịch cộng đồng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thu hút hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế mỗi năm. Diện mạo cuộc sống của nhiều vùng dân tộc trên cả nước có sự thay đổi rõ rệt khi phát triển du lịch cộng đồng đã đánh thức tiềm năng, tạo nguồn sinh kế lâu dài cho đồng bào, góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc.
Nhà Rông là “trái tim” của buôn làng Tây Nguyên, nơi sinh hoạt văn hóa, tổ chức lễ hội của đồng bào. Thiếu nhà Rông hay nhà Rông bị “cách tân” quá mức đều tạo ra sự hụt hẫng cho đồng bào, nhất là khi Tết đến Xuân về.
Sli (hay còn gọi là hát sloong hao) là một trong những làn điệu dân ca đặc sắc của đồng bào Nùng ở Bắc Giang. Bên chén rượu Xuân hay trong ngày lễ hội, trong lễ cưới, … những câu Sli ngọt ngào, tình tứ luôn được cất lên, hòa quyện với thanh âm của núi rừng khiến cho người nghe say đắm.
Một mùa Xuân nữa lại về, sắc màu trên những bộ trang phục độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc lại có dịp khoe sắc cùng hoa đào, hoa mận, hoa mơ,…
Hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán (từ sáng mùng Một đến hết tháng Giêng), người Giáy ở xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) lại tổ chức Lễ hội mừng năm mới (lễ hội múa trống). Lễ hội được người Giáy thực hiện với nhiều nghi thức rất trang trọng.
Di chỉ khảo cổ (đồ đá, gốm, đồ đồng...) được phát hiện và công bố cho thấy, hàng nghìn năm trước, con người Tây Nguyên đã có sự giao thoa, gần gũi với cư dân vùng Duyên hải miền Trung. Từ những di tích hiện hữu đến những phế tích và các cổ vật tìm thấy trong lòng đất đã chứng minh văn hóa Chăm đã xuất hiện sớm trên vùng đất đỏ bazan này.
Khi hoa đào điểm tô sắc hồng, hoa mơ phủ màu trắng tinh khôi lên nền xanh cây lá là dấu hiệu của mùa Xuân mới đang về. Thời điểm này, mùa màng đã thu hoạch xong, đất được nghỉ ngơi chờ mùa gieo hạt mới, người Mường đang náo nức chuẩn bị Lễ lên nêu (trồng cây nêu) để đón Tết.