Trang phục truyền thống là một yếu tố quan trọng làm nên bản sắc của mỗi dân tộc. Thế nhưng, trước sự phát triển kinh tế, giao lưu của nhiều nền văn hoá, trang phục của một số dân tộc đang đứng trước nguy cơ mai một, bị biến dạng bởi cách tân lệch lạc.
Cà răng, căng tai là tục lệ lâu đời của một số dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên, vừa thể hiện chuẩn mực về cái đẹp, chứng minh sự giàu có của gia đình. Lỗ tai càng rộng thì càng đẹp và được nhiều đàn ông ngưỡng mộ. Tuy nhiên, tập quán này không còn phù hợp với chuẩn mực cái đẹp của xã hội hiện đại nên đã mờ nhạt dần theo thời gian, hiện trên địa bàn Tây Nguyên chỉ còn vài cụ già căng tai.
Kaly Trần, chàng trai dân tộc Ba Na chia sẻ, muốn âm nhạc của người Ba Na được bảo tồn, phát huy hiệu quả thì phải tìm được “không gian sống” cho nó chứ không thể giữ gìn theo những cách khiên cưỡng. Đó cũng là lý do mà ban nhạc dân gian Kaly Band được thành lập với hơn 100 thành viên “chân đất”, do Kaly Trần làm Trưởng nhóm.
Từ xưa đến nay, những trò chơi dân gian của các dân tộc luôn mang giá trị tinh thần, thể hiện tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết trong Nhân dân. Chính vì thế, thời gian gần đây, tỉnh Cao Bằng đang tích cực đưa các trò chơi dân gian vào phục vụ phát triển du lịch để thu hút du khách, tạo điểm mới lạ, hấp dẫn, đồng thời bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc.
Nhắc đến Hà Văn Hiếu (dân tộc Tày), không ai trong làng vật thể thao Việt Nam là không biết bởi anh là một vận động của Đội tuyển quốc gia Việt Nam giữ kỷ lục về số Huy chương Vàng của môn vật trên đấu trường trong nước và quốc tế, với 15 năm vô địch quốc gia và 3 lần vô địch SEA game.
Những năm gần đây, đồng bào các DTTS ở Điện Biên sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình có xu hướng giảm, nhất là ở nam giới và người trẻ tuổi. Khảo sát của ngành Văn hóa tỉnh Điện Biên, cho thấy: Hiện nay, trang phục nam của các dân tộc ít người hầu như không còn lưu giữ hoặc không nguyên bản theo truyền thống. Trang phục nữ giới gìn giữ tốt hơn, song không được sử dụng phổ biến, chỉ mặc trong dịp lễ, Tết hoặc các sự kiện văn hóa của gia đình và cộng đồng.
Việc truyền dạy đánh cồng chiêng cho thế hệ trẻ đã được ngành Văn hóa các cấp tỉnh Đăk Lăk triển khai nhiều năm. Để tạo sức lan tỏa hơn, từ năm 2019, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đăk Lăk mở lớp truyền dạy diễn tấu cồng chiêng tại các đơn vị sự nghiệp; Trường Đại học Tây Nguyên được chọn để thí điểm.
Mỗi lần về vùng đồng bào Cơ-tu ở Quảng Nam công tác vào dịp gieo trồng, cấy, làm cỏ lúa nước, lúa rẫy, đến thu hoạch lúa mùa, làm nhà mới, sửa Gươl làng,…chúng tôi đều thấy có rất đông bà con tham gia. Tìm hiểu thì được biết đó là tập tục Rơ ving. Theo tiếng Cơ-tu, Rơ ving là hình thức giúp và trao đổi công cho nhau trong môi trường sống và lao động sản xuất. Rơ ving còn là sự gắn kết, đùm bọc thương yêu, đoàn kết giúp đỡ nhau được người Cơ-tu gìn giữ từ đời này qua đời khác.
Không chỉ được biết đến với mùa hoa tam giác mạch hay hoa cải vàng, trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc Hà Giang, cứ mỗi độ tháng Hai hằng năm, những bông đào rừng lại bung nở khoe sắc trên miền biên cương hùng vĩ của Tổ quốc. Đây là thời điểm sắc đào đang nở đẹp nhất tại Hà Giang.
Kon Klốc là làng đứng đầu với danh sách 5 nghệ nhân vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú
Các dân tộc vùng Tây Nguyên - Trường Sơn và vùng Tây Bắc đến nay vẫn còn bảo lưu kho tàng nghệ thuật tạo hình hết sức đồ sộ, trong đó nổi bật nhất là các tác phẩm điêu khắc gỗ.
Bảo tồn giá trị của lễ hội là câu chuyện không riêng của dân tộc nào, đồng thời cũng không chỉ riêng cơ quan quản lý nhà nước. Để trả lễ hội về đúng ý nghĩa vốn có của nó, cần có những điều chỉnh kịp thời về chiến lược, cách thức thực hiện từ các cơ quan chức năng cho đến điều chỉnh trong mỗi cá nhân - chủ thể của lễ hội sẽ khai thác hiệu quả, giúp lễ hội ngày càng phát triển một cách lành mạnh, đúng hướng, góp phần làm giàu tài sản văn hóa dân tộc.
Sắc màu 54 -
Xuân Dũng - Thành Nhân -
14:50, 18/02/2020 Văn hóa truyền thống của người Ba Na ở làng Kon Blo, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), không chỉ có giá trị về tinh thần mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Vì thế, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống luôn nhận được sự đồng thuận của mọi tầng lớp Nhân dân.
Đối với nhiều dân tộc, dệt thổ cẩm không chỉ là làm ra những sản phẩm đẹp, tốt để phục vụ sinh hoạt hằng ngày, tăng thêm thu nhập cho gia đình, mà nó còn là thước đo để đánh giá một người phụ nữ đảm đang. Mẹ truyền con nối chính là một trong những cách lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của gia đình bà H’Dleh Byă ở xã Băng Adrênh, huyện Krông Ana, Đăk Lăk.
Dù đã gần 60 tuổi nhưng ngày ngày, bà Lăng Thị Liên, ở thôn Bắc Hoa, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vẫn luôn tất bật cắt may trang phục dân tộc Nùng. Bà mong muốn gìn giữ trang phục dân tộc cho thế hệ con cháu mai sau.
Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Yên, giáp với tỉnh Đăk Lăk, Sông Hinh là nơi sinh sống của cộng đồng 4 dân tộc thiểu số gồm: Ê-đê, Ba Na, Jrai và Chăm H’roi, trong đó dân tộc Ê-đê sống chủ yếu ở buôn Lê Diêm- cái nôi của những lễ hội cộng đồng.
Hằng năm, cứ đến tháng Giêng là hàng trăm lễ hội lớn nhỏ diễn ra trên cả nước, thu hút lượng lớn khách thập phương tham dự. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (nCoV), việc tổ chức lễ hội đầu năm cũng như số lượng du khách đến các lễ hội đã giảm đáng kể. Hình ảnh thưa vắng, đìu hiu tại các lễ hội, di tích diễn ra ở nhiều địa phương.
Thanh Hóa là một trong những tỉnh rộng lớn, là nơi sinh sống của nhiều thành phần dân tộc như: Kinh, Thái, Mường, Thổ, Mông, Dao, Khơ-mú… Đông nhất là đồng bào Thái, Mường, với dân số chỉ đứng sau dân tộc Kinh. Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa độc đáo, riêng biệt, làm nên một Thanh Hóa với không gian văn hóa đa dạng và đặc sắc.
Dân ca của dân tộc Mông là những bài hát do người dân tự sáng tác và được lưu truyền từ lâu đời. Dân ca Mông có nhiều loại, hiện nay còn lưu giữ được một số loại hình dân ca như: Hát trong sinh hoạt (hát ru, hát vui chơi của trẻ em); hát mang tính nghi lễ (hát lên nhà mới, hát trong đám cưới, hát giao duyên, hát than thân...).
Trước đây, do điều kiện kinh tế khó khăn nên hát Then của người Tày bị hạn chế. Những năm trở lại đây, mạch nguồn văn hóa ấy đã được khơi thông trở lại.