Ông Nguyễn Khắc Bảo, sinh năm 1947 ở phường Tiền An, TP. Bắc Ninh (Bắc Ninh) không chỉ danh tiếng trong nghề bốc thuốc nam gia truyền mà còn được mệnh danh là nhà “Kiều học”, nhà giáo, nhà sưu tập đồ cổ, nhà ngôn ngữ học… Ông đã “cả gan” sửa Truyện Kiều và được các tạp chí chuyên ngành Hán Nôm, Ngôn ngữ, Văn học ghi nhận đăng tải, được các nhà “Kiều học” trong nước đánh giá cao.
Trong không gian của ngôi nhà sàn ở điểm du lịch cộng đồng bản Chuôi, xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), bất cứ du khách nào khi đến đây cũng được thưởng thức những điệu múa truyền thống, tiếng chiêng vang vọng của đồng bào Mường, do các thành viên trong Câu lạc bộ (CLB) dân tộc Mường xã Khả Cửu biểu diễn.
Luôn giữ vai trò nền tảng quan trọng cho sự phát triển nghệ thuật múa chuyên nghiệp ở Việt Nam, hàng nghìn điệu múa dân gian của các DTTS đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận để các biên đạo múa vận dụng, sáng tạo vào những sáng tác mới mang hơi thở thời đại nhưng vẫn giữ được hồn cốt dân tộc...
Đồng bào dân tộc Lự ở Lai Châu cư trú thành từng bản dọc theo các dòng sông, suối. Người Lự biết canh tác lúa nước từ rất sớm, nên đời sống vật chất tương đối ổn định, vốn văn hoá tinh thần cũng phong phú, đa dạng với nhiều loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, tiêu biểu nhất là nét đẹp trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Lự.
Với người Chăm H’roi sinh sống ở huyện Vân Canh (Bình Định), múa trống đôi (còn gọi là kơ-toang) là di sản văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, trước nguy cơ mai một ở huyện Vân Canh hiện tại vẫn còn một số nghệ nhân tâm huyết với loại nhạc cụ này nên ngày đêm ra sức gìn giữ và truyền dạy cho con cháu.
Từ xa xưa, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã gắn bó với chiếc gùi. Gùi gắn liền với đời sống sinh hoạt, lao động của đồng bào nơi đây, tạo thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên và được duy trì bền bỉ cho đến nay.
Tối 8/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn tổ chức khai mạc Liên hoan tuyên truyền lưu động lần thứ XI, năm 2020 và đón nhận "Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" hát Pá dung của người Dao, lễ Kỳ yên của người Tày.
Nghệ nhân Ưu tú Lâm Minh Sập (SN 1955) người Sán Chí (thuộc nhóm dân tộc Sán Chay), thôn Cống, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) là người đã nhiều năm dày công sưu tầm, truyền dạy và gây dựng phong trào hát dân ca Sán Chí còn gọi là cnắng cọô (có nơi gọi là soóng cọ) tại địa phương. Sự tâm huyết, trách nhiệm và đam mê ấy đã góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Sán Chí trên vùng đất vải thiều.
Cuộc thi Miss Tourism Vietnam 2020 là cơ hội giao lưu văn hóa và tôn vinh nét đẹp về tâm hồn, trí tuệ, tài năng và vẻ đẹp của người phụ Việt Nam đến thế giới.
Trà Vinh có gần 330.000 người dân tộc Khmer (chiếm 31%), với 143 chùa Khmer kiến trúc độc đáo. Chùa không những là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa của đồng bào Khmer. Phát huy những lợi thế về kiến trúc văn hóa tâm linh, tỉnh Trà Vinh đã khai thác để mời gọi du khách đến trải nghiệm và khám phá.
Xã hội phát triển, sự giao thoa, hội nhập văn hóa ngày càng phát triển, rộng mở giữa các dân tộc, các vùng miền. Bên cạnh những mặt tích cực, thì cũng kéo theo những mặt trái như các phong tục tập quán tốt đẹp đang ngày bị mai một dần. Các sinh hoạt văn hóa cộng đồng như lễ hội, đánh cồng chiêng, uống rượu cần hầu như ít diễn ra.
Người Pa Cô sinh sống trên dãy Trường Sơn hùng vĩ tại huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều nghi lễ quan trọng, phản ánh đời sống tinh thần và quan niệm về cuộc sống, tín ngưỡng phong phú. Một trong những nghi thức trọng đại của họ là lễ cưới của những đôi trai gái đến tuổi dựng vợ, gả chồng.
Krông Pa là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai. Vùng đất này là cái nôi văn hóa của người Gia Rai xưa, là nơi còn lưu giữ kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian phong phú. Trong đó, có văn hóa vật thể, thể hiện qua những nhà sàn dài của đồng bào dân tộc Gia Rai.
Làng Đê Tul (xã Đắk Sơ Mei, huyện Đắk Đoa, Gia Lai) ở trên một quả đồi lớn, nhìn lên là núi Chư Nâm cao nhất Gia Lai. Đây có lẽ là ngôi làng Bahnar duy nhất ở Tây Nguyên có đến 2 nhà rông và có đến 9... già làng.
Du lịch hang động là một lĩnh vực mới mẻ, nhưng đầy triển vọng ở Việt Nam. Hiện nay, ngoài những hang động nổi tiếng đã được công nhận là di sản ở các cấp đang thu hút khách du lịch trong và ngoài nước khám phá, thăm quan thì du lịch hang động cũng đang được nhiều địa phương quan tâm khai thác, bước đầu đạt được kết quả nhất định.
Từ ngày 01- 31/10/2020 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 10 với chủ đề “Giai điệu núi rừng”, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đảm bảo chuyển trạng thái hoạt động bình thường thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch COVID-19 vừa hoạt động thu hút khách du lịch hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.
Những cuốn thư tịch cổ được gìn giữ, những lớp dạy chữ Nôm Dao được khai mở, những bộ váy áo thổ cẩm được phụ nữ Dao đỏ (một nhóm của dân tộc Dao) nâng niu, gìn giữ trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại…Đó là những việc làm thiết thực thể hiện nỗ lực bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa của người dân huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).
Trong thế giới phẳng ngày nay, việc giao lưu, hội nhập văn hóa là một điều tất yếu. Theo đó, các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có lễ hội tết Trung thu có những sự tiếp biến như là một lẽ tự nhiên. Thế nhưng, trên thực tế nhiều sự biến đổi đang có phần quá đà, gây phản cảm…
Làng Công Dồn, xã Zuôich, huyện Nam Giang được coi là cái nôi nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ Tu của tỉnh Quảng Nam. Trải qua hàng thế kỷ tồn tại, từ những chiếc áo, váy, khố... được làm từ vỏ cây rừng, nghề dệt thủ công Công Dồn ngày nay vẫn được duy trì phát triển.
Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội vừa tổ chức khai mạc chương trình “Tết Trung thu phố cổ 2020”. Chương trình diễn ra từ nay đến hết ngày 1/10, tại khu vực chợ Đồng Xuân, Hoàn Kiếm (Hà Nội).