Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những phát hiện mới về di sản văn hóa ở Tây Nguyên

PV - 11:33, 27/03/2021

Gần đây, các nhà khoa học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam có nhiều phát hiện mới về di sản văn hóa ở Tây Nguyên.

Tiến sĩ La Thế Phúc (người ngồi giữa) cùng các cộng sự tại buổi thẩm định kết quả phát hiện tại sườn núi Chư A Thai.
Tiến sĩ La Thế Phúc (người ngồi giữa) cùng các cộng sự tại buổi thẩm định kết quả phát hiện tại sườn núi Chư A Thai.

Trong đó, nổi bật là các di tích khảo cổ tiền sử trên miệng núi lửa Hố Tre (thôn Hòa Tây, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) và trên các thềm sông cổ dọc thung lũng sông Ba, thuộc tỉnh Gia Lai.

Những phát hiện này góp phần bổ sung tư liệu nghiên cứu các giai đoạn phát triển của con người ở Việt Nam cũng như trong khu vực, đồng thời là cơ sở để xây dựng bảo tàng bảo tồn tại chỗ, phát triển du lịch địa phương.

Tiến sĩ La Thế Phúc (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) cho biết, trong các đợt khảo sát thực địa thuộc đề tài khoa học và công nghệ cấp nhà nước, ông cùng các cộng sự đã phát hiện các di tích khảo cổ thời tiền sử ở Hố Tre và thềm sông cổ thuộc lưu vực sông Ba. Hố Tre là một miệng núi lửa, trước đây mọc nhiều tre nên được người dân bản địa gọi là Hố Tre. Địa hình miệng núi lửa Hố Tre đã bị bào mòn mạnh bởi thiên nhiên và con người san ủi hạ độ cao để làm rẫy, cho nên rất khó nhận diện được địa hình núi lửa trên thực địa. Trong miệng núi lửa là một trũng họng núi lửa có hình lòng chảo, chứa nước. Người tiền sử đã cư trú và sinh tồn trên miệng núi lửa Hố Tre, tạo nên một gò đất nổi tự nhiên trên trũng họng núi lửa. Tại gò nổi này lộ ra rất nhiều công cụ đá, mảnh tước, hòn ghè, hòn kê, hòn lấy lửa (?), hạch đá, bàn mài và mảnh gốm tiền sử, với mật độ dày đặc, nhiều hơn so với mật độ di vật ở những chỗ khác trên miệng núi lửa. Bên vách kênh đào dẫn nước từ trũng họng núi lửa qua gò nổi đã xuất lộ tầng văn hóa.

Các nhà khoa học đã khảo sát sơ bộ tầng văn hóa ở vách kênh và nhận thấy, chiều dày tầng văn hóa khoảng 0,8 m, tại độ sâu từ 0,6 đến 0,8 m đã xuất lộ một cụm đá xếp (rộng khoảng 0,3 m, dài khoảng 0,5 m) bao gồm: một hòn ghè (dùng để đập, ghè vật cứng khác); một hòn kê (dùng để kê khi ghè đập vật cứng) với nhiều lỗ lõm sâu; chung quanh là rìu hình bầu dục, rìu ngắn, mảnh tước (mảnh đá bị tách ra khi chế tác công cụ lao động), hạch đá (hòn đá bị ghè đập, tạo ra mảnh tước). Cụm đá xếp này có khả năng là nơi chế tác công cụ đá tại chỗ của cư dân thời tiền sử.

Các công cụ đá thu thập tại di tích Hố Tre có chất liệu chủ yếu là đá cuội ba-dan, số ít là đá cát kết dạng quarzit, rất hiếm thạch anh, tương ứng với các loại đá trong khu vực. Có thể người tiền sử đã thích ứng, lựa chọn sử dụng đá cuội ba-dan và đá cát kết dạng quarzit tại chỗ để chế tác công cụ, phục vụ cuộc sống sinh tồn. Mảnh gốm tại di tích Hố Tre thô, cứng, độ nung không cao; độ kết dính giữa các thành phần trong xương gốm, giữa áo gốm và xương gốm không cao. Số hiện vật được thu thập ngẫu nhiên tại đây khá lớn (hơn 500 hiện vật), đã đưa về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam 103 hiện vật; số còn lại để phục vụ trưng bày bảo tàng bảo tồn tại chỗ, giới thiệu khách tham quan trong tương lai.

Tuy chưa khai quật, nhưng trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tổ hợp hiện vật, loại hình công cụ và phương thức chế tác, đặc điểm đồ gốm… và đối sánh với các di tích khác ở lưu vực sông Sê-rê-pốc nói riêng và trong khu vực nói chung, các nhà khoa học cho rằng, di tích Hố Tre thuộc loại hình di tích cư trú và di tích công xưởng có niên đại Trung kỳ đá mới. Đây là di tích thời tiền sử đầu tiên tại Tây Nguyên được phát hiện trên miệng núi lửa, tạo nên di sản kép có tính độc đáo ở Tây Nguyên và rất có giá trị trong nghiên cứu thời tiền sử ở Đắk Lắk nói riêng, trong dòng chảy lịch sử thời tiền sử ở khu vực nam Tây Nguyên cũng như Đông - Nam Á nói chung.

Cùng với đó, TS La Thế Phúc và cộng sự đã phát hiện hàng loạt các điểm, cụm điểm di tích thời đại đá cũ dọc lưu vực sông Ba. Mở đầu cho chuỗi phát hiện này là phát hiện các công cụ đá, mảnh tước, hạch đá phân bố rải rác ở sườn và chân núi Chư A Thai, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện (Gia Lai). Núi Chư A Thai nổi tiếng bởi có trữ lượng gỗ hóa thạch (silic hóa) lớn. Cư dân tiền sử ở đây đã sử dụng gỗ hóa thạch làm công cụ, tạo nên nét độc đáo về chất liệu công cụ thời đại đá cũ ở đây. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm phân bố các hiện vật tiền sử trong mối liên quan với đặc điểm địa chất, địa hình địa mạo… tại thực địa, các nhà khoa học đã rút ra được các dấu hiệu tìm kiếm di tích tiền sử rất quan trọng, đó là: các bậc địa hình ở sườn núi có độ cao nhỏ hơn 100 m và các thềm sông cổ bậc một, bậc hai và bậc ba của sông Ba là các dấu hiệu trực tiếp cho tìm kiếm di tích tiền sử.

Mở rộng tìm kiếm theo các dấu hiệu này, các nhà khoa học đã thu được nhiều kết quả ngoài mong đợi, đó là hệ thống các điểm di tích tiền sử phân bố có quy luật trên một vùng địa lý rộng lớn của lưu vực sông Ba, thuộc địa phận các huyện K’Bang, Chư Sê, Phú Thiện, Ia Pa, Ayun Pa, Krông Pa (Gia Lai); huyện Ea Ka (Đắk Lắk). Kết quả thu được hàng trăm hiện vật đá, bao gồm: rìu tay, ghè một mặt và hai mặt, công cụ chặt thô rìa dọc và rìa ngang, mảnh tước, hạch đá,... Chất liệu công cụ chủ yếu là các loại cuội thạch anh, đá silic, quarzit, đá sừng, opal-chalcedon, gỗ hóa thạch và một ít ba-dan, đều là nguồn nguyên liệu tại chỗ. Kỹ nghệ chế tác là ghè đẽo thủ công trực tiếp và thô sơ, tạo các rìa lưỡi sắc thẳng hoặc dích dắc, mũi nhọn hoặc mũi nhọn tam diện. Phần lớn công cụ có trọng lượng lớn hơn nhiều so với các công cụ đá mới, trên công cụ còn bảo lưu một phần vỏ cuội tự nhiên ở phần tay cầm. Điều này phản ánh trình độ chế tác và nhu cầu sử dụng còn rất sơ khai và đơn giản.

TS La Thế Phúc cho biết, di tích thời đá mới ở Hố Tre và nhất là cụm di tích thời đá cũ ở huyện Phú Thiện nói riêng cũng như lưu vực sông Ba nói chung là những phát hiện mới về di tích tiền sử ở Tây Nguyên, có giá trị đặc biệt to lớn cả về khoa học và thực tiễn. Về khoa học, khẳng định sự xác thực về tính liên tục của dòng chảy lịch sử phát triển từ thời đại đá cũ đến nay, góp phần quan trọng trong nghiên cứu lịch sử tự nhiên, lịch sử dân tộc trong mối liên kết vùng và khu vực Đông - Nam Á; tạo nên các di sản hỗn hợp độc đáo, làm tăng thêm giá trị cho các di sản địa chất - di sản thiên nhiên. Về thực tiễn, di tích là cơ sở để xây dựng bảo tàng bảo tồn tại chỗ, khai thác phát huy các giá trị di sản, phát triển du lịch, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình

Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình

Sau hơn ba giờ đồng hồ vừa cuốc bộ, vừa leo trèo, vừa "bò" qua những triền đất lở trơn nhẫy bởi trời mưa, cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy xóm Khuôn Vình nằm tít trên “đỉnh trời” ở độ cao hơn 1400m so với mực nước biển. Xóm mấy chục nóc nhà, nằm rải rác trên mấy đỉnh núi xa mờ, mái thâm đen, vách liêu xiêu vì thời gian. Hai thầy cô giáo lên dạy chữ cho bọn trẻ con, khổ quá thành quen, điều trăn trở lớn nhất là làm thế nào để các học sinh dân tộc Mông, Dao, Giáy ở đây sẽ trưởng thành, ra khỏi thôn bản tiếp tục trau dồi kiến thức rồi quay lại giúp bản làng của mình đỡ khổ, đỡ nghèo.
Nam Trà My (Quảng Nam): Tận dụng các nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Nam Trà My (Quảng Nam): Tận dụng các nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Nam Trà My là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, nơi tập trung sinh sống lâu đời của các DTTS như: Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), Mnông, Co… Những năm qua, vấn đề giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền và người dân nơi đây. Tận dụng nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, nông thôn mới, huyện Nam Trà My đã lồng ghép thêm các nguồn lực từ địa phương, chính sách đầu tư của tỉnh để giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Gia Lai: Các hợp tác xã nông nghiệp cần gắn kết để đi xa hơn

Gia Lai: Các hợp tác xã nông nghiệp cần gắn kết để đi xa hơn

Kinh tế - Hòa Bình - 4 phút trước
Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp là một trong những mô hình kinh tế tập thể quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Tuy nhiên ở Gia Lai, thành phần kinh tế này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức và bất cập trong hoạt động.
Quảng Ngãi: Đồng bào Co vui Tết Ngã rạ

Quảng Ngãi: Đồng bào Co vui Tết Ngã rạ

Sắc màu 54 - T.Nhân-H.Trường - 6 phút trước
Ngày 8/12, đồng bào người Co, xã Bình An, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), tưng bừng mừng Tết Ngã rạ. Một năm người Co có 3 ngày Tết lớn, đầu tiên là Tết Độc lập vào dịp Quốc khánh, đến tháng 10 Âm lịch kết thúc mùa lúa là Tết Ngã rạ và Tết Nguyên Đán đầu năm mới.
Bình Định: Truyền dạy diễn tấu cồng chiêng, trống K’toang của người Chăm Hroi Vân Canh

Bình Định: Truyền dạy diễn tấu cồng chiêng, trống K’toang của người Chăm Hroi Vân Canh

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 9 phút trước
Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) tỉnh Bình Định vừa tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng, trống K’toang của đồng bào Chăm Hroi huyện Vân Canh. Đây là một các nội dung trọng tâm của Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch trong năm 2023 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025).
Bình Thuận: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân Chương trình MTQG 1719

Bình Thuận: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Đăng Diện - 11 phút trước
Thực hiện Chương trình MTQG 1719, trong 2 năm 2022 -2023, tỉnh Bình Thuận được bố trí: 247.666 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương: 230.976 triệu đồng; ngân sách tỉnh đối ứng (vốn sự nghiệp): 16.690 triệu đồng. Qua đánh giá, mặc dù đã có rất nhiều nổ lực nhưng việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình vẫn còn chậm, tỉnh Bình Thuận đang tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các tiểu dự án của Chương trình
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ chúc mừng Giáng sinh năm 2023 tại giáo phận Bắc Ninh và Lạng Sơn. Bắt đối tượng tự xưng "Đại đức Thích Tâm Phúc" về tội lừa đảo và làm giả giấy tờ. Dịch giả của sách lễ bằng tiếng Cơ Ho. Cùng các tin tức thời sự khác.
Nhóm bạn trẻ người Vân Kiều phát triển sản phẩm tre nứa mang hồn dân tộc

Nhóm bạn trẻ người Vân Kiều phát triển sản phẩm tre nứa mang hồn dân tộc

Kinh tế - Tiêu Dao - 15 phút trước
Nhằm phát huy giá trị văn hóa, nét đẹp truyền thống của đồng bào DTTS và mang lại giá trị kinh tế, nhóm bạn trẻ người Vân Kiều đã tạo việc làm cho đoàn viên, thanh niên địa phương bằng những sản phẩm tre nứa mang hồn dân tộc.
Gia Lai không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống

Gia Lai không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống

Nhờ sự nỗ lực của các cấp, ngành chức năng của tỉnh Gia Lai trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời, đẩy mạnh thực hiện Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, đến nay, Gia Lai không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống (HNCHT).
Kon Tum: Độc đáo Chợ phiên dược liệu ở huyện biên giới Đăk Glei

Kon Tum: Độc đáo Chợ phiên dược liệu ở huyện biên giới Đăk Glei

Trong 3 ngày (từ ngày 8-10/12/2023), UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) phối hợp với Sở Công thương và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức Chợ phiên dược liệu, gia súc và các sản phẩm OCOP năm 2023.
Những đứa trẻ thiếu cha, vắng mẹ

Những đứa trẻ thiếu cha, vắng mẹ

Có cha mẹ bận đi làm ăn xa, thậm chí là chịu phận mồ côi… nhiều đứa trẻ miền sơn cước xứ Nghệ phải ở với người thân trong nỗi khát khao về một mái ấm đủ đầy yêu thương. Để rồi, những hệ lụy, những thiệt thòi trước ngưỡng cửa cuộc đời, cứ thế hiển hiện như càng làm cho bước đường tương lai của các em thêm gập ghềnh hơn.
Quảng Ngãi: Hàng chục học sinh nhập viện do ngộ độc thực phẩm

Quảng Ngãi: Hàng chục học sinh nhập viện do ngộ độc thực phẩm

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 26 phút trước
Chiều 8/12, hàng chục học sinh Trường Tiểu học và THCS Trần Văn Trà được đưa đến Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi cấp cứu với các triệu chứng nghi do ngộ độc thực phẩm.