Trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2020 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), nhiều nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc được tái hiện. Mở đầu là lễ cưới của dân tộc Pà Thẻn, thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
Bà Húng Thị Cháng, thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang (Lâm Bình) được coi là người “truyền lửa” trong việc giữ gìn trang phục truyền thống của người Pà Thẻn nơi đây. Trong đời sống lao động, sinh hoạt thường ngày bà lại truyền dạy cho con, cho cháu từng đường kim mũi thêu, ý nghĩa của mỗi hoa văn trên bộ trang phục của dân tộc mình.
Dân ca (Nau M'Pring) của người Mnông tỉnh Đăk Nông là 1 trong 23 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian.
Người Mường ở Hòa Bình có nhiều nét văn hóa đặc sắc, từ lễ hội đến những phong tục tập quán, nếp ăn ở hàng ngày, tạo nên nét đặc trưng riêng biệt của dân tộc. Trong đó, Lễ Mát nhà là một phong tục độc đáo của dân tộc Mường.
Nhà văn Kiều Duy Khánh bắt đầu viết truyện từ khi còn là học sinh THCS. Đến nay, sau hơn 20 năm sáng tác văn chương, anh đã xuất bản được 6 cuốn truyện, hơn 100 truyện ngắn được in sách và đăng trên các tạp chí văn nghệ Trung ương và địa phương. Từ thành quả này, tháng 11/2020, Kiều Duy Khánh chính thức được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Cũng giống như nhiều dân tộc khác, đối với đồng bào Bru Vân Kiều ở vùng cao Quảng Trị, bếp lửa có vai trò, vị trí quan trọng trong cuộc sống tự ngàn đời nay. Bếp lửa vừa là nơi đun nấu, bảo quản lương thực vừa là nơi thờ thần bếp nhằm xua đuổi tà ma, đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, ấm no đủ đầy. Bởi vậy, họ luôn hướng về ngọn lửa như hướng về một thế giới huyền bí giữa đại ngàn với tất cả niềm tôn kính.
Bắt đầu từ năm 2005, ngày 23/11 hằng năm được chọn là "Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam", với mục đích nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của cộng đồng với công tác bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa của đất nước.
Chuỗi hoạt động nhân Kỷ niệm 15 năm “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (25/11/2005-25/11/2020) thêm một lần nữa khẳng định giá trị của di sản văn hóa thế giới trong dòng chảy văn hóa chung của dân tộc. Sự kiện này không chỉ góp phần quảng bá du lịch của tỉnh với những di sản văn hóa, thiên nhiên đặc sắc mà còn khẳng định, Gia Lai là điểm đến mới hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước.
Tỉnh Hoà Bình có đến 63,3% dân số là người Mường, đây cũng là nơi dân tộc Mường sinh sống đông nhất cả nước. Văn hoá Mường cổ có sự đa dạng, phong phú, và đặc sắc. Trong đó, phải kể đến mo Mường, một di sản văn hoá tiêu biểu đã và đang tiếp tục được bảo tồn, phát triển. Hiện mo Mường đang được Chính phủ lập hồ sơ để trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Thuyền Kagor không phải là phương tiện giao thông đường thủy, cũng không phải mô hình dùng làm vật trưng dụng, trang trí. Kagor là một công trình nghệ thuật, kiến trúc độc đáo và cũng lắm công phu của những nghệ nhân dân tộc Raglay dành cho “người về thế giới bên kia” với mong muốn người khuất núi sẽ được con thuyền trắng đưa linh hồn về cõi vĩnh hằng.
Năm 2020, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở các xã vùng cao biên giới Ka Lăng, Thu Lũm, Tá Bạ, Mù Cả của huyện Mường Tè (Lai Châu) nô nức ăn Tết cổ truyền bắt đầu từ ngày 21/11, tức ngày 7/10 âm lịch. Đây là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi và các gia đình đi chúc Tết lẫn nhau sau một năm lao động, thu hoạch mùa vụ.
Thổ cẩm là loại vải được đồng bào dân tộc dệt thủ công với những họa tiết, hoa văn độc đáo nổi lên như thêu. Hoa văn thổ cẩm có những nét đặc trưng riêng để khi nhìn vào đó mọi người phân biệt được các tộc người.
Trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hoá Việt Nam” năm 2020, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) vừa diễn ra Lễ Khai mạc "Trình diễn Đờn ca tài tử và ẩm thực dân gian Nam bộ".
Dân tộc Cống là một trong 19 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đồng thời là một trong 5 dân tộc ít người ở địa phương này.
Nhờ sự thúc đẩy, đầu tư, nhằm tôn tạo và bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS Tây Nguyên của các cấp chính quyền, cùng với những người con yêu văn hóa của bản làng, mà mô hình làng du lịch cộng đồng ở làng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa, TP. Kon Tum (Kon Tum) và làng Kon Pring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum) ngày càng phát triển.
Từ ngày 18-23/11/2020, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra Triển lãm Hội họa Truyện Kiều của Họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn, nhân kỷ niệm 250 năm Ngày sinh và 200 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du.
Lễ hội Pang Phóong của đồng bào dân tộc Kháng, dòng họ Lò, ngành Lò Khun được tổ chức 3 - 4 năm một lần, diễn ra nhiều ngày liên tục tại bản Nậm Mu, xã Phình Sáng, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) vào các tháng 10, 11, 12 (âm lịch) hằng năm.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành Kế hoạch số 4219/KH-BVHTTDL về Tổ chức xây dựng mô hình Câu lạc bộ Cồng chiêng dân tộc Cơ Ho gắn với bảo tồn, phát huy phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lâm Đồng.
Nhân dịp Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Thạch Ngàn đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cho bà con bản tái định cư Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông (Nghệ An).
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 219/KH-UBND về tổ chức Lễ hội Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại năm 2020.