Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng cáo gây phản cảm – Vai trò của cơ quan quản lý ở đâu?

Văn Hoa - 16:40, 18/05/2021

Những tấm biển quảng cáo là một trong những hình thức để các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ, dùng để thông tin về các sản phẩm của mình nhằm thu hút khách hàng. Không có gì đáng nói, nếu đó là những tấm biển quảng cáo đẹp, chuẩn mực về nội dung. Tuy nhiên, một số cá nhân, doanh nghiệp đã lạm dụng những tấm biển quảng cáo để tạo ấn tượng, câu khách với hình ảnh phản cảm, ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, gây nên cách nhìn lệch lạc về văn hoá trong quảng cáo...

Tấm biển quảng cáo với hình ảnh cô gái mặc váy Thái phản cảm
Tấm biển quảng cáo với hình ảnh cô gái mặc váy Thái phản cảm tại đỉnh đèo Pha Đin.

Thời gian gần đây, tại đỉnh đèo Pha Đin, đường Quốc lộ 6, giáp ranh địa bàn tỉnh Sơn La và Điện Biên có tấm biển quảng cáo phản cảm đã tồn tại một thời gian dài. Tấm biển trên khiến cộng đồng người Thái phẫn nộ, làm xấu đi hình ảnh văn hoá Thái.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tấm biển quảng cáo trên xuất hiện với hình ảnh cô gái mặc váy Thái trễ nải, khỏa thân phần lớn cơ thể. Trước hình ảnh phản cảm đó, nhiều khách qua đường cảm thấy tò mò nên đã dừng lại chụp ảnh, tuy nhiên, nhiều người lại tỏ ra bất bình và đã lên tiếng trên các trang mạng xã hội.

Tài khoản facebook H.X.M đã đăng lên trang cộng đồng người Thái: “Các bác nghĩ sao về bức hình này, mình thì cảm thấy phẫn nộ với những hình ảnh quảng bá như thế này. Nó không mang nét văn hóa của dân tộc Thái…”. Bài viết nhận được nhiều bình luận đồng tình và chỉ trích cơ sở kinh doanh có tấm biển trên.

Theo chia sẻ của bà Cầm Trang Thơ, một người Thái đang sinh sống tại Hà Nội: “Sau những giờ lao động mệt mỏi, người Thái thường xuống những con suối để tắm. Thường thì đàn ông tắm ở khúc suối trên, phụ nữ tắm ở khúc dưới, kín đáo hơn. 

Với phụ nữ Thái trước khi xuống suối tắm, thì chị em cởi áo ra để trên bờ, rồi kéo váy cao lên che đi phần ngực của mình, dắt chặt một đầu váy vào để váy khỏi tụt; sau đó họ lội xuống nước và nước đến đâu thì kéo váy lên đến đó. Khi ra đến đoạn nước sâu đến ngang lưng, thì chị em ngồi xuống tắm và kéo váy lên cuốn chặt trên đầu, lúc này cơ thể của họ chỉ còn lộ ra từ phần cổ trở lên và hai cánh tay trắng nõn nà. 

Sau khi tắm xong, thì họ bắt đầu giở váy trên đầu xuống và trùm dần vào cơ thể. Họ đứng dậy đến đâu thì hạ váy xuống tới đó, không để ai nhìn thấy cơ thể và họ đi dần lên bờ. Nét đẹp của cái gọi là tắm tiên của phụ nữ Thái là thế. Khi ấy, những người phụ nữ Thái với khuôn mặt trắng trẻo hồng hào, dáng hình thon thả đẹp đến lạ thường chứ đâu phải hở hang như tấm biển quảng cáo trên”.

Tắm tiên là cả một nghệ thuật của người phụ nữ Thái. (Ảnh: Hà Trung).
Tắm tiên là cả một nghệ thuật của người phụ nữ Thái. (Ảnh: Hà Trung).

Khi phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển trao đổi với ông Phạm Việt Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Điện Biên về tấm biển quảng cáo trên, ngay lập tức, ông Dũng đã chỉ đạo cấp dưới tiến hành điều tra xác minh. Qua xác minh, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Điện Biên xác định, đây là biển hiệu thuộc địa phận huyện Thuận Châu (Sơn La). Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La để có hướng xử lí.

Anh Lương Sỹ Hoàng, chủ cơ sở kinh doanh cho biết, tấm biển quảng cáo trên được lấy cảm hứng từ các cô gái Thái tắm tiên, anh đã treo tấm quảng cáo từ năm 2017 nhằm tạo sự độc lạ để thu hút khách qua đường. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhận được phản ánh của người dân và các đơn vị chức năng về hình ảnh phản cảm, dễ gây hiểu nhầm về nét đẹp văn hóa dân tộc Thái nên anh đã thay thế bằng tấm biển khác.

Tấm biển trên chỉ là một trong rất nhiều những biển quảng cáo phản cảm nhằm trục lợi, câu khách đang tồn tại ở nhiều nơi. Tại nhiều cửa hàng, điểm du lịch, chúng ta dễ dàng nhận thấy những biển quảng cáo phản cảm, với ngôn từ thô thiển, dung tục.

Tấm biển quảng cáo thời trang gây phản cảm. Ảnh: Tư liệu
Tấm biển quảng cáo thời trang gây phản cảm. Ảnh: Tư liệu

Một số cửa hàng vì muốn tạo sự chú ý nên đã sử dụng nhiều ngôn từ có sắc thái mạnh. Với một số ngôn từ gây sốc như: “Học viện bia rượu”, “Rẻ vãi cả đái”, “Sale khô máu”, “Xả hàng lỗ vỡ mồm”,… Và ngay tại Hà Nội, mọi người đã quá quen thuộc với những cửa hàng bán đồ lót với hình ảnh phản cảm, những ma-nơ-canh trần tụi giới thiệu đồ lót tràn ngập khắp phố.

Thậm chí ngay cả những pano tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp cũng bị lạm dụng để quảng cáo. Năm 2020, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã vận động xã hội hóa từ các doanh nghiệp đồng hành, tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp. Nhiều câu khẩu hiệu tuyên truyền sự kiện chính trị có nội dung như: “Chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, "Đảng bộ và Nhân dân thị xã Cửa Lò quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025”,…

Tuy nhiên, đáng phê phán là, phía bên dưới những câu tuyên truyền trên lại có dòng chữ quảng cáo “Bia Hà Nội” được in cỡ chữ to hơn khẩu hiệu chính. Trước những ý kiến phản ánh của người dân, thị xã Cửa Lò đã cho tháo dỡ để chỉnh sửa.

Pano tuyên truyền phản cảm tại Thị xã Cửa Lò. Ảnh: Tư liệu
Pano tuyên truyền phản cảm tại Thị xã Cửa Lò. Ảnh: Tư liệu

Thiết nghĩ, việc sử dụng những tấm biển quảng cáo nhằm mục đích cung cấp thông tin, tạo ấn tượng nhằm thu hút khách hàng đối với các cơ quan, doanh nghiệp, cửa hàng là điều cần thiết. Tuy nhiên, sử dụng như thế nào để đúng thuần phong mỹ tục là điều quan trọng, cần có sự quản lý chặt chẽ. Điều này, rất cần sự quan tâm sâu sát hơn của các cơ quan quản lý chuyên ngành. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thời sự - PV - 22:13, 28/03/2023
Ngày 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Thời sự - PV - 22:10, 28/03/2023
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Media - Trọng Bảo - 21:16, 28/03/2023
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 21:12, 28/03/2023
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 21:02, 28/03/2023
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Ủy ban Dân tộc: Tập huấn triển khai Hệ thống theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Ủy ban Dân tộc: Tập huấn triển khai Hệ thống theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Tin tức - Việt Cường - 21:00, 28/03/2023
Ngày 28/3, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Văn phòng Ủy ban phối hợp với Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) tổ chức Lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Ông Lò Quang Tú - Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc dự và khai mạc Lớp tập huấn.
Giao lưu văn hóa đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hóa đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Media - Thùy Anh - 20:46, 28/03/2023
Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu mát của tháng 3.
Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 20:29, 28/03/2023
Nằm ở phía Tây Bắc địa đầu Tổ quốc, Lai Châu - vùng đất có 86% dân số là đồng bào DTTS thuộc 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc, từ con người đến tập quán sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là văn hóa có bản sắc rất đặc trưng, độc đáo. Có dịp đến với vùng đất, khoảng khắc mà chúng tôi ghi lại được là hình ảnh những thiếu nữ, những phụ nữ DTTS tràn đầy xuân sắc trong trang phục truyền thống - một vẻ đẹp riêng của "bức tranh văn hóa" nơi bản làng vùng cao.
Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 20:14, 28/03/2023
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025” (Nghị định 28) đã giúp cho hơn 19.000 lượt khách hàng đồng bào DTTS và miền núi phát triển sinh kế, vươn lên trong cuộc sống.
Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Media - Trọng Bảo - 20:12, 28/03/2023
Ngày 27/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG.