Hình ảnh những cô gái Chăm duyên dáng, dịu dàng ngồi bên khung cửa sổ dệt vải, thêu thùa đã đi vào bao áng thơ ca. Gắn liền với phụ nữ Chăm theo đạo Hồi Islam là bộ trang phục truyền thống với điểm nhấn là chiếc khăn mat’ra lấp lánh nhiều màu sắc.
Lửa có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Ngọn lửa trước sân nhà rông quy tụ mọi người trong những đêm hội của cộng đồng với tiếng chiêng, nhịp trống, điệu múa xoang, ché rượu cần... Ngọn lửa chất chứa bao huyền thoại của vùng đất cao nguyên trong những đêm kể khan của già làng, là biểu tượng cho quyền năng thần bí của Vua Lửa (Pơtao Apuih) từng được lưu trong sử sách.
Ninh Phước (Ninh Thuận) là địa phương quan tâm thành lập nhiều câu lạc bộ (CLB) phổ biến truyền nghề nhạc cụ dân tộc Chăm. Mô hình CLB nhạc cụ dân tộc Chăm góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Chăm và cao đời sống tinh thần của nhân dân địa phương.
Sau gần 3 năm được được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (tháng 12/2017),Phú Thọ đã và đang tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp trọng tâm nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hát Xoan. Nhờ đó, đến nay công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản hát Xoan ở Phú Thọ đã đem lại hiệu quả cao, rõ nét ở khắp các địa phương trong tỉnh Phú Thọ nói riêng và cộng đồng người Việt nói chung.
Múa dân gian của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên luôn gắn với các phong tục, lễ hội truyền thống. Vốn văn hóa đặc sắc và độc đáo này là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều nghệ sĩ, biên đạo múa tìm hiểu, khám phá để dàn dựng nên những tác phẩm nghệ thuật trứ danh, phục vụ công chúng trong đời sống đương đại.
Lễ Kin Pang Then là một trong những di sản văn hóa đặc biệt trong nghệ thuật hát Then của người Thái trắng TX. Mường Lay, cho đến nay vẫn được trao truyền, thực hành nghi lễ.
Sau 2 đợt xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” và “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể (năm 2015 và năm 2019) theo Nghị định 62/2014/NĐ-CP năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, đã có tổng số 1.253 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu, gồm 66 Nghệ nhân Nhân dân và 1.187 Nghệ nhân Ưu tú. Tuy nhiên, sau vinh danh, câu chuyện đãi ngộ nghệ nhân, hay làm thế nào để nhận diện đúng đối tượng vinh danh vẫn là điều được dư luận, công chúng quan tâm hàng đầu.
“Tồng” trong tiếng Tày có nghĩa là “hợp nhau”, “giống nhau”. Bạn tồng là những người bạn chơi cùng nhau, giúp đỡ và chia sẻ lẫn nhau trong công việc và trong cuộc sống, giống như anh em ruột thịt trong nhà, có phúc cùng hưởng, có nạn cùng chịu. Vì thế, phong tục "kết tồng" có từ lâu đời trong đời sống người Tày và tới nay vẫn còn nhiều người làm lễ "kết tồng".
Người Cao Lan sinh sống ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung đông nhất ở các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên và thành phố Tuyên Quang. Trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của người Cao Lan không thể không nhắc tới những điệu dân vũ và nổi tiếng đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Cao Lan.
Được xây dựng vào năm 1992, trên khu đất trung tâm của thị trấn Sa Thầy, nhà rông văn hóa huyện Sa Thầy là công trình văn hóa, biểu tượng cho sự gắn kết các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn huyện. Nơi đây còn được xem là một bảo tàng thu nhỏ vì đang lưu giữ, trưng bày hàng trăm hiện vật có giá trị về văn hóa, lịch sử của địa phương.
Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, trong tổng số 22 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thì Pu Péo là dân tộc có ít người hơn cả. Toàn tỉnh chỉ có khoảng 20 nóc nhà của người Pu Péo, sống rải rác ở vùng sâu, vùng xa của các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa. Mặc dù vậy, người Pu Péo vẫn giữ gìn những nét văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán độc đáo, trong đó nổi bật là nét đẹp trong đám cưới.
Sau khi sáp nhập, các thôn, bản vào cuối năm 2019, Lạng Sơn đã xảy ra tình trạng nơi thừa, nơi thiếu nhà văn hóa thôn, xã, khối phố. Thực trạng này ít nhiều đang ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả sinh hoạt, hội họp của người dân tại các thôn…
Hàng chục năm nay, chợ đá quý Lục Yên, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên (Yên Bái) trở thành chợ đá quý nổi tiếng mà dân buôn đá quý, người sành ngọc, khách du lịch khắp nơi tìm đến. Ở đây, ngoài những viên đá quý lên đến cả trăm triệu, cả tỷ đồng, còn có những chuyện kỳ thú, những quy tắc ngầm trong phiên chợ đá này cũng khiến người kinh doanh bên ngoài, hay khách đến mua phải ngỡ ngàng.
Sắc màu 54 -
Thanh Huyền - Tấn Sỹ -
09:45, 05/08/2020 Điện, đường, trường, trạm... là những hạng mục quan trọng cần đầu tư cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Tuy nhiên, kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) 53 DTTS do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Tổng cục Thống kê mới công bố cho thấy, hiện vẫn còn 3,7% số hộ DTTS khu vực nông thôn chưa được tiếp cận điện lưới…
Những câu hát Páo dung giản dị, mộc mạc đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống đồng bào Dao. Đó chính là tiếng lòng của người Dao mà thông qua đó họ muốn gửi gắm niềm tin, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Với niềm say mê văn hóa dân tộc và nhận thức rõ hoa văn thổ cẩm là bản sắc riêng, là báu vật của các dân tộc Việt Nam, nhóm 8 sinh viên trẻ của các trường đại học đã xây dựng Dự án Ethnicity, tạo nên thư viện số văn hóa thổ cẩm để dễ dàng ứng dụng các thiết kế hằng ngày của người Việt như: Ấn phẩm văn phòng, thời trang, nghệ thuật, quà lưu niệm...
Xóm Sưng và xóm Mó Hém, xã Cao Sơn trước đây từng là xóm thuần nông của một trong những xã nghèo nhất của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Thế nhưng giờ đây, diện mạo vùng khó này đang dần đổi thay, cuộc sống người dân từng bước khá lên… Kết quả trên có được nhờ hướng đi đúng đắn của chính quyền và đồng bào DTTS nơi đây trong việc biến tiềm năng thành lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng.
Dân tộc Xơ Đăng là một tộc người sinh sống lâu đời trên mảnh đất Kon Tum, trong đó tập trung nhiều trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, người dân nơi đây đã sáng tạo và hình thành nên nét văn hóa cho riêng mình được thể hiện rõ thông qua ngôn ngữ giao tiếp, quan niệm về tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực, nghệ thuật tạo hình, văn hóa nghệ thuật dân gian… Những nét đẹp văn hóa ấy giờ đây đồng bào dân tộc Xơ Đăng vẫn luôn chú trọng bảo tồn và phát huy.
Dân tộc Cao Lan chiếm số đông trong tổng số 22 dân tộc anh em trong tỉnh. Không chỉ lưu giữ được nhiều bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo mà người Cao Lan còn tích cực gìn giữ, bảo tồn chữ viết.
Sản phẩm thổ cẩm truyền thống thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa mỗi dân tộc. Tại tỉnh Hòa Bình, nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần gìn giữ tinh hoa văn hóa đặc trưng của các dân tộc mà còn đang góp phần phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, nghề dệt thổ cẩm truyền thống vừa phải giữ được hồn cốt, vừa phải sáng tạo để tìm chỗ đứng trên thị trường.