Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đánh thức tiềm năng Đắk Tuôr

Lê Hường - 17:00, 10/06/2021

Buôn Đắk Tuôr, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, Đắk Lắk chủ yếu là đồng bào M’Nông sinh sống. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào nơi đây, cùng với những chiến tích lịch sử hào hùng thời kháng chiến, vùng căn cứ cách mạng Đắk Tuôr được chính quyền địa phương chọn làm điểm phát triển du lịch cộng đồng, nhờ đó đời sống đồng bào đang dần cải thiện và nâng cao.

Các cô gái M'Nông bên thác Đắk Tuôr
Các cô gái M'Nông bên thác Đắk Tuôr

Tự hào giá trị lịch sử

Trở lại Đắk Tuôr những ngày tháng sáu, chúng tôi cảm nhận diện mạo buôn làng bây giờ đã đổi khác, đường bê tông sạch sẽ được trồng hoa hai bên đẹp mắt, những ngôi nhà sàn mới được tu sửa, nâng cấp khang trang.

Từng tham gia kháng chiến, bà H’Blay Niê, buôn Đắk Tuôr luôn tự hào về bề dày lịch sử nơi mình sinh sống. Bà H’Blay khẳng định: Các Di tích lịch sử ở buôn Đắk Tuôr là minh chứng hào hùng của quân và dân Đắk Lắk trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.  Những di tích lịch sử đó, bây giờ trở thành tiềm năng, lợi thế để khai thác, phát triển du lịch văn hóa-lịch sử. 

Đắk Tuôr là một trong số ít buôn làng của huyện Krông Bông, sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Nơi đây có dòng thác Đắk Tuôr nguyên sơ chảy trên ghềnh đá, đẹp như suối tóc sơn nữ. Đặc biệt, Di tích lịch sử Quốc gia hang đá Đắk Tuôr là cơ quan Tỉnh ủy đứng chân xây dựng vùng căn cứ cách mạng Krông Bông; và lãnh đạo, chỉ đạo quân dân trong vùng lập nên những chiến công vang dội trong giai đoạn 1965 - 1975; Bia di tích lịch sử Quốc gia-nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ III (tháng 7/1966) và Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Y Ơn Niê, với nhiều hiện vật của người Anh hùng liệt sĩ này được trưng bày.

Nhà sàn dài truyền thống của đồng bào M’nông buôn Đắk Tuôr
Nhà sàn dài truyền thống của đồng bào M’nông buôn Đắk Tuôr

Phía sau những di tích lịch sử, là nhiều những câu chuyện hào hùng của quân và dân vùng căn cứ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những tư liệu lịch sử quý giá ấy, nếu được kể lại bằng thông tin, hình ảnh trực quan sinh động sẽ là những sản phẩm du lịch "đắt giá" đối với những du khách đam mê tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc.

Ông Y Kho Niê, Bí thư Chi bộ buôn Đắk Tuôr tự hào chia sẻ, đời sống của người dân trong buôn hôm nay đã khấm khá hơn trước, vì bà con biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi và làm du lịch. Các con đường từ trung tâm xã đến buôn Đắk, Tuôr, đường vào khu di tích, thác Đắk Tuôr, đường nội buôn sạch đẹp thế này, là do các hội, đoàn thể của xã, buôn thường xuyên chỉnh trang, vệ sinh, dọn dẹp, trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh. Phía đầu nguồn, người dân cũng dần chuyển đổi trồng sắn, bắp lai sang trồng rừng, không dùng thuốc hóa học để bảo vệ nguồn nước.

“Chúng tôi hy vọng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, sự nỗ lực của bà con buôn Đắk Tuôr, nơi đây sẽ trở thành điểm du lịch lịch sử-văn hóa-sinh thái thu hút du khách”.

Du khách tham quan bia di tích lịch sử Quốc gia - nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ III (tháng 7/1966) (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát đợt dịch Covid-19 lần thứ tư)
Du khách tham quan bia di tích lịch sử Quốc gia - nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ III (tháng 7/1966) (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát đợt dịch Covid-19 lần thứ tư)

Giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống

Cùng bề dày lịch sử, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, buôn Đắk Tuôr còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào M’nông như nhà sàn, ghế kpan, chiêng đồng; lễ hội cồng chiêng, lễ hội cầu mưa, lễ cúng bến nước, lễ cúng thần lúa, lễ cúng mừng thọ...

Đi đầu trong việc giữ gìn, truyền dạy văn hóa truyền thống dân tộc M'Nông cho các thế hệ con cháu trong buôn, là già làng Ama Hoa. Già đã truyền dạy cho các thế hệ con cháu cách đánh chiêng và bảo tồn, gìn giữ những di sản văn hóa, ngay trong sinh hoạt đời thường như, ăn mặc, giao tiếp; cách thức tổ chức các lễ hội truyền thống; gìn giữ cồng chiêng, trống cổ, ché đựng rượu cần...

Hiện trong buôn Đắk Tuôr còn lưu giữ khoảng 60 ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào M’Nông; hơn 20 ghế kpan, 17 bộ chiêng, hàng chục cối gĩa gạo bằng gỗ… Trong buôn ngày càng có nhiều người biết cúng, biết múa, hát dân ca, đánh chiêng...

Thời gian qua, xã Cư Pui cũng đã  liên kết với một số địa phương lân cận để hình thành tuyến, Tuor du lịch, tạo thuận lợi cho du khách có thể tham quan, chiêm ngưỡng nhiều điểm du lịch trên cùng hành trình như: Thác buôn H’Ngô bên dãy núi Yang K’lơ xã Hòa Phong; buôn căn cứ cách mạng Mnăng Dơng; khu nuôi cá tầm buôn Hàng Năm và thác Ea Kar ở buôn Mghí, xã Yang Mao...

Già làng Ama Hoa gìn gìn chiếc trống cổ
Già làng Ama Hoa gìn gìn chiếc trống cổ

Ông Nguyễn Văn Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Cư Pui chia sẻ: Địa phương đã rất nỗ lực trong việc chỉnh trang cảnh quan, làm sạch môi trường, khôi phục một số hoạt động văn hóa và phát triển một số nghề truyền thống ở buôn Đắk Tuôr. Những năm gần đây, lượng khách đến buôn Đắk Tuôr ngày một đông, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán. Năm 2020, trong 4 ngày Tết, buôn Đắk Tuôr đón khoảng 15.000 lượt du khách.

Mặc dù chưa chính thức khai thác các dịch vụ du lịch để tạo nguồn thu cho bà con, song điều quan trọng nhất là, đồng bào M’Nông đã ý thức bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống để chuẩn bị bắt tay vào làm du lịch.

“Buôn Đắk Tuôr đã được đưa vào Đề án phát triển tiềm năng du lịch của huyện Krông Bông, tương lai không xa, buôn Đắk Tuôr sẽ trở thành điểm du lịch thân thiện, hút khách”, Bí thư Đảng ủy xã Cư Pui-Nguyễn Văn Tâm quả quyết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024" sẽ được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang

Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024" sẽ được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang

Theo thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Sán Dìu, Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024 sẽ được tổ chức ngày 2 - 3/11, tại tỉnh Tuyên Quang, với sự tham dự của hơn 300 đại biểu người Sán Dìu đến từ các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang và Quảng Ninh.
Tin nổi bật trang chủ
Sức bật cho đồng bào Raglay ở Phước Trung thoát nghèo

Sức bật cho đồng bào Raglay ở Phước Trung thoát nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Phước Trung là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Bác Ái (Ninh Thuận), với hơn 90% dân cư là đồng bào DTTS, chủ yếu dân tộc Raglay. Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của đồng bào Raglay trên địa bàn ngày càng được nâng cao, hàng trăm hộ đã vươn lên thoát nghèo, góp phần vào sự khởi sắc của địa phương.
Thuận Châu (Sơn La): Tập trung nguồn lực thực hiện tốt Chương trình 1719 nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Thuận Châu (Sơn La): Tập trung nguồn lực thực hiện tốt Chương trình 1719 nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Mai Hương - Nhật Minh - 5 giờ trước
Thuận Châu là huyện có số xã nhiều nhất của tỉnh Sơn La, địa bàn rộng, trong đó có tới 24/29 xã khu vực III, với 271 bản đặc biệt khó khăn; đồng bào DTTS chiếm trên 94% dân số của huyện. Trong nhiều năm qua, huyện Thuận Châu đã và đang nỗ lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 1: Từ 2021-2025 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Nghĩa Lộ hỗ trợ cho 445 hộ nghèo, cận nghèo đầu tư sản xuất-kinh doanh

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Nghĩa Lộ hỗ trợ cho 445 hộ nghèo, cận nghèo đầu tư sản xuất-kinh doanh

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 5 giờ trước
Tính đến ngày 30/9, tổng nguồn vốn Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Nghĩa Lộ huy động trên địa bàn đạt 543.815 triệu đồng, bằng 99,3% kế hoạch năm; giải ngân 2.324 lượt khách hàng với số tiền 122.959 triệu đồng, dư nợ đạt 542.565 triệu đồng, bằng 99,36% kế hoạch, tăng 48.729 triệu đồng so với đầu năm. Tỷ lệ tăng trưởng đạt 9,87%. Chất lượng tín dụng được duy trì, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,1%.
Hiệu quả công tác giảm nghèo ở Hùng Lợi

Hiệu quả công tác giảm nghèo ở Hùng Lợi

Kinh tế - Mai Hương - 5 giờ trước
Hùng Lợi là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), với tổng số 1.730 hộ dân, 7.839 nhân khẩu. Kinh tế - xã hội của xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ đồng bào Mông chiếm trên 50% dân số, đời sống người dân trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn.
Phụ nữ DTTS hãy tự tin làm chủ cuộc sống

Phụ nữ DTTS hãy tự tin làm chủ cuộc sống

Chính sách dân tộc - Vàng Ni - 6 giờ trước
Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Sự kiện nằm trong khuôn khổ của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.
Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang

Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 31/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Truyền thống và đương đại giao thoa tại Festival Ninh Bình 2024. Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang. Người nâng tầm cho sản phẩm dược liệu Mường Động. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Thuận: Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Bình Thuận: Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Đăng Diện - 6 giờ trước
Trong 2 ngày (29 và 30/10/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc cấp tỉnh lần thứ I năm 2024. Hội thi có sự tham gia của 105 thí sinh thuộc 7 đoàn: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh và Đức Linh.
Gia Lai: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024

Gia Lai: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024

Tin tức - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Sáng 31/10, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024. Tham dự có gần 250 thí sinh của 14 đội thi, đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
25 giáo viên DTTS tiêu biểu, xuất sắc tham dự Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024

25 giáo viên DTTS tiêu biểu, xuất sắc tham dự Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024

Tin tức - Hải Phong - Khổng Thanh Tuấn - 6 giờ trước
Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Trong đó, có 25 thầy cô giáo là người DTTS.
Ban Dân tộc tỉnh An Giang: Trao tặng 200 suất quà cho đồng bào DTTS khó khăn

Ban Dân tộc tỉnh An Giang: Trao tặng 200 suất quà cho đồng bào DTTS khó khăn

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Chau Chanh Thay - 6 giờ trước
Ngày 31/10, Ban Dân tộc tỉnh An Giang đã phối hợp với UBND huyện Thoại Sơn tổ chức trao quà cho hộ DTTS, hộ nghèo, hộ khó khăn tại xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn, An Giang).
Quảng Nam: Bé trai 7 tuổi tử vong sau khi bị chó cắn

Quảng Nam: Bé trai 7 tuổi tử vong sau khi bị chó cắn

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
Bé trai 7 tuổi ở thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) bị chó cắn, nhưng không được người nhà đưa đến bệnh viện chích ngừa ngay, mà đi chữa ở thầy lang. Hơn 1 tháng sau bé tử vong, vì dương tính với vi rút bệnh dại.