Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lời ru nâng bước chân con

Duy Ly - 11:52, 17/06/2021

Tuổi thơ của mỗi người luôn chứa đựng những hoài niệm khác nhau, thế nhưng lại có điểm chung đó là từng “ít nhất” một lần được nghe hát ru. Ai trong gia đình cũng có thể hát ru, nhưng nhiều và gần gũi hơn cả vẫn là lời ru của bà, của mẹ. Đối với tôi – người con của đồng bào Tày, lời ru của mẹ giống như một thứ “thuốc ngủ” thần kỳ, luôn sâu đậm trong suy nghĩ, có lẽ vì điều đó mà tới khi trưởng thành, có nhiều đêm khó ngủ, tôi vẫn ghé phòng mẹ ỉ ôi “mẹ ơi con khó ngủ quá, mẹ hát Ứ Noọng Noòn cho con nghe nhé!”.


Người mẹ Tày địu em bé trên lưng (Ảnh: Báo Tuyên Quang)
Người mẹ Tày địu em bé trên lưng (Ảnh: Báo Tuyên Quang)

Những ký ức khó quên

Còn nhớ thủa nhỏ, tôi được cử đi thi văn nghệ giữa các trường mầm non trên địa bàn tỉnh, tại Cung văn hoá thiếu nhi. Trong cuộc thi đó, tôi đã biểu diễn khúc hát “Ru em” bằng cả hai thứ tiếng phổ thông và tiếng Tày. 

Khúc hát “Ru em” dựa trên lời hát ru con dân ca Tày nguyên bản, được người ta đặt lời mới, phần nhạc thêm tiết tấu, luyến láy cho lời ru mềm mại, trữ tình hơn. Đối với tôi, lời hát ru của mẹ có ý nghĩa rất lớn, vì vậy tôi đã đem lòng yêu thích và mong muốn được thể hiện trước nhiều người. Bài hát tuy chỉ đạt giải ba, nhưng vẫn được rất nhiều người khen ngợi. Và mẹ chính là người đã truyền cảm hứng cho tôi lúc đó.

Mẹ tôi kể, những ngày đầu về làm dâu trong gia đình người Tày, với mẹ tất cả đều lạ lẫm. Mẹ tôi phải học từ cách ăn ở, đi đứng sao cho phù hợp với phong tục tập quán của dân tộc Tày. Trong một lần, ông bà nội tôi lên nương, chỉ còn mẹ và anh trai tôi (khi ấy mới 2 tháng tuổi). Mẹ cho anh ăn no mà vẫn chẳng chịu ngủ. 

Trưa sắp đứng bóng mà cơm canh chưa nấu, mẹ cứ bế anh tôi đi lại hết trên nhà sàn lại xuống dưới sân, hết “Hành khúc ngày và đêm”, lại “Chia tay hoàng hôn” nhưng anh trai tôi vẫn không chịu ngủ. Đi làm nương về thấy vậy bà tôi liền đón tay và khẽ cất lời ru: Ứ noọng noòn / Noòn đắc noòn… rồi khéo ra hiệu bảo mẹ tôi lo cơm nước để bà ru cháu.

Mẹ tôi bảo, câu “Ứ…” của bà cất lên nghe cứ ngọt lịm, mẹ còn tưởng tượng như mình đang dầm mình dưới dòng suối Bắc Ka trong vắt, lại nghe thoảng đâu đây ngọn gió mát lành từ đỉnh Phia Đeng thổi về. Anh tôi lim dim ngủ, thở đều đều mang cả vào giấc ngủ nụ cười “mụ dạy”. Từ đấy, mẹ tôi ham mê học hỏi những lời ru, những câu hát đồng dao của đồng bào dân tộc Tày. Dần dần, lời ru của mẹ cũng ngọt ngào, bay bổng hơn.

Đồng bào Tày trong lao động sản xuất. Ảnh: minh họa
Những cô gái Tày trên đồi chè. Ảnh: minh họa

Lời ru “đi cùng năm tháng”

Tìm về cội nguồn của khúc hát “Ru em”, tôi được biết bất cứ trẻ em dân tộc Tày nào lớn lên cũng được tắm mát tâm hồn bằng những câu hát ru mượt mà: Ứ noọng noòn/Noòn đắc noòn đây/ Noòn thả mé pây rấy au qua/ Noòn thả á, pây nà ău luôm/ Luôm lầu đảy thoong boóc/ Nộc choóc đảy thoong tua/ Tua nâng pây mí ỏm/ Tua nâng pây nhọm mây…(Tạm dịch: Ơi em ngủ đi/ Ngủ say, ngủ yên lành/ Chờ mẹ lên nương lấy dưa/ Chờ chị nhé ra đồng bắt châu chấu/ Châu chấu đầy hai ống/ Chim choóc được hai con/ Một con đi giặt tã/ Một con đi nhuộm chỉ…). 

Lời ru ngọt ngào, trầm bổng, lúc tha thiết, lúc lại thủ thỉ kể về những công việc trong sinh hoạt thường ngày của đồng bào Tày, như giặt tã, lên nương hái dưa, nhuộm chỉ, chăn trâu, ra đồng bắt châu chấu… Lời ru theo thể thơ 5 chữ, lối kể dí dỏm nên rất dễ học, dễ nhớ, dễ đi sâu vào lòng người.

Em Nông Diệu Băng, dân tộc Tày, học sinh lớp 7 trường THCS Kim Phú, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang kể: “Nhà em có 3 anh chị em, em là con cả, từ bé em đã được nghe mẹ hát ru rồi. Đến giờ khi mẹ sinh em thứ 3, ngày nào mẹ cũng hát ru cho em của em”.

Khi được hỏi về cảm nhận đối với lời hát ru của người Tày, Băng chia sẻ thêm: “Em rất thích nghe hát ru, lời ru của mẹ giúp chúng em dễ đi vào giấc ngủ hơn. Lớn rồi khi nghe mới hiểu  lời ru chứa đựng những câu chuyện hay, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt và hơn hết khiến em cảm thấy thêm yêu thương gia đình mình”.

Bà Hoàng Thị Cúc, dân tộc Tày ở Thượng Lâm, Lâm Bình, Tuyên Quang chia sẻ: Lời hát ru của người Tày khá phong phú về nội dung. Tất cả những bài hát ru đều mang một ý nghĩa riêng. Có thể đó là những câu hát gần gũi, mộc mạc, thể hiện tình cảm của người mẹ dành cho con; cũng có những câu hát lại tái hiện về cuộc sống sinh hoạt, phong tục tập quán của dân tộc... với mong muốn những đứa trẻ lớn lên cùng với lòng tôn kính mẹ cha, tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, sống nhân ái…

Có thể cảm nhận, các bài hát ru không chỉ là cả thế giới hồn nhiên, với những hình ảnh bình dị và hết sức gần gũi với tuổi thơ, mà lời hát ru còn có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục đạo đức, nhân cách của con người, bồi đắp tình yêu quê hương, gia đình; bồi đắp đời sống tâm hồn của trẻ thêm phần phong phú, trong sáng.

Với tôi, dù đi công tác xa quê, nhưng những câu hát ru thể hiện tình yêu thương ấm áp của bà, của mẹ đã là hành trang theo tôi suốt chặng đường đời. Đó là công cha nghĩa mẹ, là tình cảm gia đình đã nuôi dưỡng, nâng bước tôi mỗi khi gặp gian khó...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trải nghiệm thú vị với Hội thi làm bánh dầy tại Ngày hội của thành phố Lai Châu

Trải nghiệm thú vị với Hội thi làm bánh dầy tại Ngày hội của thành phố Lai Châu

Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Lai Châu lần thứ II, năm 2024 với chủ đề “Thành phố Lai Châu - 20 năm đổi mới và phát triển" điễn ra từ ngày 18-20/10, đã khép lại. Tuy nhiên, tuần văn hóa đã để lại rất nhiều trải nghiệm thú vị cho cả người dân và du khách về những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực... của đồng bào các dân tộc thành phố Lai Châu.
Tin nổi bật trang chủ
Ninh Thuận: Các vị chức sắc đồng bào Chăm và Người có uy tín góp ý phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Ninh Thuận: Các vị chức sắc đồng bào Chăm và Người có uy tín góp ý phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 13 phút trước
Sáng 23/10, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị thông tin tuyên truyền và lắng nghe ý kiến Nhân dân quý III - 2024.
Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Xã hội - Minh Nhật - 21 phút trước
Bộ Y tế xây dựng dự thảo thông tư nhằm ban hành danh mục thuốc, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu được thanh toán theo chế độ bảo hiểm y tế, kèm theo tỷ lệ và điều kiện chi trả chi tiết. Theo đó, danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm được hưởng bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, trừ trạm y tế xã, đã được mở rộng, thêm 1.037 hoạt chất như Atropin sulfat, Bupivacain hydroclorid...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thời sự - Hương Trà - 29 phút trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 6)

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 6)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - Vũ Hường - 39 phút trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã tích cực vận động, tuyên truyền giúp Nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình, tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS.
Người góp sức xây dựng Bản Liền

Người góp sức xây dựng Bản Liền

Người có uy tín - Tráng Xuân Cường - 1 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín, ông Lâm Văn An, sinh năm 1965, dân tộc Tày, Trưởng thôn Đội 4, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã nêu cao tinh thần gương mẫu, chung tay, góp sức cùng cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân xã Bản Liền xây dựng nông thôn mới.
Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”. Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thái Nguyên đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS

Thái Nguyên đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS

Tin tức - Thảo Khánh - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ các hoạt động của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV, năm 2024, ngày 23/10, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với 170 đại biểu về dự Đại hội Đại biểu các DTTS của tỉnh. Ông Nguyễn Huy Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, ông Phan Đức Cường, Trưởng ban Dân tộc tỉnh chủ trì Hội nghị đối thoại.
Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản

Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản "giải bài toán" về tảo hôn

Công tác Dân tộc - Huyền Khánh - 5 giờ trước
Ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống luôn là bài toán khó của nhiều địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao. Tại huyện Na Hang (Tuyên Quang) với sự góp sức tích cực, trách nhiệm của đội ngũ già làng, trưởng bản là Người có uy tín, thực trạng này đang từng bước được đẩy lùi...
Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Chuyên đề - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Vừa qua, Điện lực Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức chương trình tặng áo ấm mùa đông kết hợp tuyên truyền kiến thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô.
Thầy giáo Ngô Văn Bằng -

Thầy giáo Ngô Văn Bằng - "Mẹ hiền" của trẻ nhỏ ở Đồng Tâm

Giáo dục - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Trải qua bao thế hệ, trong mắt của mỗi học sinh, phụ huynh, cô giáo mần non luôn được ví như mẹ hiền của các em nhỏ. Nhưng ở Trường Mầm non Đồng Tâm, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có một thầy giáo dành hết tình cảm, tâm huyết để làm tròn vai "mẹ hiền". Đó là thầy giáo Ngô Văn Bằng (1981), dân tộc Tày.
Gương sáng ở Sơn Hà

Gương sáng ở Sơn Hà

Người có uy tín - Thanh Nga - 5 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, ông Bàn Văn Sang đã và đang phát huy tốt vai trò hạt nhân, nêu gương sáng trong công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.