Là một người con dân tộc Tày, dù đã ở tuổi xế chiều, nghệ nhân Nguyễn Thị Điềm (sinh năm 1963) ở Thái Nguyên vẫn luôn đau đáu trước thực trạng các điệu hát ru truyền thống của dân tộc đang dần bị mai một. Hiện nay, bà cùng một số nghệ nhân khác là thành viên trong Mạng lưới Tiên phong Việt Nam, đã cùng nhau sưu tầm, ghi chép lại những làn điệu hát ru, với mong muốn nét đẹp văn hóa tinh thần của cha ông được kết tinh bao đời sẽ mãi được ngân vang.
Hát ru là một loại hình văn hóa có giá trị đặc biệt trong kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam. Những lời ru dìu dặt không chỉ nhẹ nhàng đưa con trẻ vào giấc ngủ, mà còn là chìa khóa mở cửa, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ. Giữa nhịp sống hối hả hôm nay, những lời hát ru, những tiếng ầu ơ bên cánh võng, vành nôi dường như đang dần đi vào quên lãng…
Tuổi thơ của mỗi người luôn chứa đựng những hoài niệm khác nhau, thế nhưng lại có điểm chung đó là từng “ít nhất” một lần được nghe hát ru. Ai trong gia đình cũng có thể hát ru, nhưng nhiều và gần gũi hơn cả vẫn là lời ru của bà, của mẹ. Đối với tôi – người con của đồng bào Tày, lời ru của mẹ giống như một thứ “thuốc ngủ” thần kỳ, luôn sâu đậm trong suy nghĩ, có lẽ vì điều đó mà tới khi trưởng thành, có nhiều đêm khó ngủ, tôi vẫn ghé phòng mẹ ỉ ôi “mẹ ơi con khó ngủ quá, mẹ hát Ứ Noọng Noòn cho con nghe nhé!”.
Xã hội -
Nguyễn Thế Lượng -
13:28, 12/03/2021 Trong hành trình mưu sinh đầy gian khó trên miền núi rừng hùng vĩ, đồng bào Thái ở vùng cao Tây Bắc đã sáng tác ra những câu hát ru mang đậm tính nhân văn để hát ru con. Mỗi lời ru đều chất chứa bao tâm tư tình cảm và những triết lý giáo dục với mong muốn con trẻ lớn lên sẽ trở thành người tốt của gia đình và xã hội.