Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Về thăm làng du lịch Bar Gốc

PV - 17:13, 16/06/2021

Từ năm 2019 đến nay, UBND huyện Sa Thầy phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai Đề án “Làng truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh”, trong đó chọn làng Bar Gốc, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy (Kon Tum) làm thí điểm.

Bà Y Vỹ dệt vải cốt để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Gia Rai. Ảnh: TVP
Bà Y Vỹ dệt vải cốt để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Gia Rai. Ảnh: TVP

Sự tích làng Bar Gốc

Chúng tôi đến thăm làng Bar Gốc khi ráng chiều bắt đầu ngả sang màu vàng sẫm. Đây là ngôi làng của người dân tộc Gia Rai (nhánh Aráp) nằm dưới chân núi Chư Nang Brai của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray với tiềm năng về đa dạng sinh học, nhiều thác nước, hang động, đỉnh núi, khu bãi thú, đồng cỏ và những khu rừng hoang sơ đẹp như những bức tranh thủy mặc. Đặc biệt, địa hình của làng bằng phẳng, đường giao thông thuận lợi, người dân có ý thức trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Tâm sự với chúng tôi, ông A Đih (80 tuổi, làng Bar Gốc) kể: Từ ngàn xưa, người Gia Rai đã sinh sống quanh các dãy núi này rồi. Nhưng một hôm, trời mây vần vũ, dân làng kéo nhau đi tìm nơi có hang đá, cây cối cổ thụ để tránh bão tố cuồng phong. Khi đi đến chỗ ở bây giờ, người dân gặp rất nhiều gốc cây cổ thụ thân to mấy người ôm không xuể, xung quanh có nhiều thân cây leo rậm rạp, nên dân làng vào các gốc cây đó trú mưa. Sau cơn mưa, dân làng thấy nơi đây khá bằng phẳng, cây cối tốt tươi, nên thống nhất dừng chân để lập làng. Với ngôn ngữ của người Gia Rai, Bar có nghĩa là sợi dây, Gốc có nghĩa là gốc cây rừng, nên Bar Gốc là sợi dây cuốn quanh gốc cây rừng để con người có thể vào đó trú ngụ. Và từ đó, người dân đặt tên cho làng là Bar Gốc.

Trầm ngâm với quá khứ và lắng nghe tiếng ngàn xưa vọng lại, ông A Đih kể tiếp: Ngày xưa, người dân trong làng sống du cư từ núi này qua núi khác trong vùng rừng núi Chư Mom Ray. Cuộc sống nay đây mai đó chủ yếu dựa vào săn bắn, hái lượm, nên đời sống của bà con phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên hoang dã. Phải đến năm 1996, thực hiện chủ trương định canh, định cư của Đảng và Nhà nước, làng được dời về cách làng cũ khoảng 1,5 km, địa thế bằng phẳng hơn, gần đường lớn, gần các làng khác và gần khu sản xuất hơn.

Bà Y Vỹ gần 50 tuổi kể cho chúng tôi nghe về sự tích tên làng Bar Gốc của mình với một tấm lòng ngưỡng mộ. Khi xưa, làng có rất nhiều cây cổ thụ, xung quanh có dây leo chằng chịt tỏa bóng mát cho dân làng mỗi khi trưa hè nóng nực, hay những đêm trăng trai gái ngồi bên nhau tán chuyện tình yêu đôi lứa. Bà cũng tự hào là người đến nay đã giữ được nhiều hoa văn họa tiết đặc sắc của dân tộc Gia Rai khi dệt các tấm thổ cẩm mà nhiều chị em phụ nữ lớn tuổi trong làng đến giờ không còn nhớ nữa. Bà dệt không phải để bán, mà cốt để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Gia Rai, nên bà không tính toán thiệt hơn. Hiện nay, trong làng chỉ còn một vài cô gái trẻ thích dệt vải thổ cẩm thôi, vì thế, bà luôn động viên các cháu gái tranh thủ thời gian học hành để tập dệt vải, sau này truyền nghề dệt cho dân làng.

Bar Gốc sẽ không còn nghèo đói

Ông A Bứi - Bí thư Chi bộ thôn Bar Gốc, công chức Tư pháp xã Sa Sơn cho biết: Đã nhiều năm nay, người dân trong làng đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các cây con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, nên đời sống đã được nâng lên. Đến nay, toàn thôn đã có gần 200ha các loại cây trồng nông, lâm nghiệp, tăng 26 ha so với cùng kỳ năm trước; có 10 hộ nhận quản lý bảo vệ 257,6 ha rừng và 45 hộ nhận quản lý bảo vệ 840ha trong vùng lõi Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Ngoài ra, toàn thôn có 1.167 con gia súc, gia cầm, tăng 67 con so với cùng kỳ năm trước. Toàn thôn còn 13 hộ nghèo, chiếm 11,63 % dân số trong thôn.

Dân làng Bar Gốc múa xoang mừng ngày hội của làng. Ảnh: T.V.P
Dân làng Bar Gốc múa xoang mừng ngày hội của làng. Ảnh: T.V.P

“Làng Bar Gốc hiện có 182 hộ, với 670 nhân khẩu, gần 95% là đồng bào dân tộc Gia Rai vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, khá toàn diện các loại hình văn hóa về kiến trúc nhà sàn, nhà rông; bến nước vẫn còn sử dụng; khu nhà mồ gồm các tượng nhà mồ, đặc trưng trong nghi lễ Pơ Thi (bỏ mả) của người dân tộc Gia Rai; đội cồng chiêng và xoang, đàn hát dân ca... Ngoài ra, một số lễ hội và ngành nghề truyền thống vẫn còn lưu giữ, như: lễ mừng nhà rông mới, các nghi lễ theo vòng đời cây lúa rẫy, lễ tạ ơn Yang (pơ jrao), lễ Pơ Thi… ; các ngành nghề thủ công, gồm: đan lát, dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ truyền thống như đàn t’rưng, k’ní, đinh pâng...” - ông A Bứi giải thích.

Ông Vũ Đình Dũng - Chủ tịch UBND xã Sa Sơn cho biết thêm: Trong quá trình xây dựng đề án, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được chính quyền xã đặt lên hàng đầu; trong đó bao gồm không gian văn hóa, không gian sản xuất, không gian xã hội, không gian tâm linh. Đồng thời, phải gắn liền với phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển dịch vụ và du lịch, chú trọng các yếu tố về dân sinh, xây dựng nông thôn mới, xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư; gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh... Với định hướng như vậy, trong tương lai không xa, Bar Gốc sẽ sớm không còn hộ nghèo.

Bar Gốc- Tiềm năng du lịch

Về cơ bản, làng Bar Gốc vẫn lưu giữ được nhiều nhà ở xây dựng kiểu truyền thống. Hiện nay, dân làng đã bảo tồn được 1 nhà rông và 8 ngôi nhà sàn theo kiểu truyền thống, trong đó trọng tâm nhất là 4 ngôi nhà còn giữ được các nét văn hóa kiến trúc độc đáo của người Gia Rai. Bên cạnh đó, làng sẽ khuyến khích các hộ gia đình bảo tồn, duy trì, không đập phá, xây mới; có chính sách hỗ trợ tu sửa, thay mới một số hạng mục đã xuống cấp nhằm giúp người dân duy trì ngôi nhà truyền thống của mình tại thôn làng. Đồng thời, tu sửa bến nước tại làng, đảm bảo yếu tố truyền thống và đảm bảo vệ sinh nước sạch cho người dân. Bảo tồn cảnh quan xung quanh làng, trồng cây xanh, các loại hoa ven các tuyến đường nội thôn; cải tạo cầu treo, có phương án cụ thể để điều hòa mực nước tại con suối Ya Thôn Răng ở cuối làng; tích cực tham gia các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng...

Dân làng Bar Gốc dựng cây nêu tổ chức hội làng. Ảnh: T.V.P
Dân làng Bar Gốc dựng cây nêu tổ chức hội làng. Ảnh: T.V.P

“Làng Bar Gốc sẽ duy trì, củng cố các nghi lễ như: Lễ trưởng thành, lễ hỏi, lễ cưới, lễ kết nghĩa, lễ bỏ mả, lễ cúng làng, lễ cúng bến nước, lễ mừng nhà rông mới, lễ xuống giống, lễ cúng trổ bông...; nghiên cứu các phong tục, tập quán, tri thức ứng xử của người Gia Rai của làng. Đồng thời, làng còn lưu giữ nhiều loại nhạc cụ khác nhau, trong đó chiêng của người Gia Rai ở làng Bar Gốc có từ 13-15 chiếc, ting ning, klông pút, đàn đá, đàn môi nhị...; nhiều trang phục truyền thống như áo ngắn, áo dài, váy đàn bà, khố đàn ông; đồ trang sức bằng bạc như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, khuyên tai, nhẫn...” - Chủ tịch UBND xã Sa Sơn Vũ Đình Dũng kể.

Ngoài ra, làng Bar Gốc còn bảo tồn văn hóa ẩm thực truyền thống chế biến từ các loại gia súc, gia cầm, côn trùng với các sản phẩm ẩm thực được chế biến từ cây, lá, củ, quả..., các sản phẩm từ măng rừng, các loại men rượu, rượu được nấu từ gạo, bắp, mì… Đặc biệt, làng sẽ khôi phục một số nghề truyền thống, như đan lát, mỹ nghệ, rèn, dệt, mộc; xây dựng các câu lạc bộ, các lớp truyền dạy nghệ thuật diễn tấu, hát kể sử thi, dân ca; tích cực tham gia các hoạt động văn hóa do cộng đồng, địa phương tổ chức; bảo tồn các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc, như kéo co, đẩy gậy, bắn cung, bắn nỏ, leo cột, leo núi…

Rời làng Bar Gốc khi bóng chiều buông xuống, nhưng phía nhà rông của làng vẫn ánh lên những tia nắng long lanh, làm cho chúng tôi nghĩ về một làng đồng bào dân tộc Gia Rai dưới chân núi Chư Nang Brai bừng sáng, để một mai làm đổi thay bao số phận con người.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 19:17, 04/04/2025
Sáng 4/4, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
Ngắm

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 18:34, 04/04/2025
Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thị Huỳnh Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh) - 18:31, 04/04/2025
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Tin tức - Duy Chí - 18:19, 04/04/2025
Ông bà Nguyễn Văn Năm - Lý Thị Nhung, dân tộc Khmer ngụ ấp Hoà Hiệp 2, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh khó khăn về nhà ở, công việc làm không ổn định nhưng gia đình luôn hoà thuận, có con là bộ đội xuất ngũ, vừa được địa phương sửa chữa và bàn giao nhà tình thương nhân dịp đồng bào đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025.
Gia Lai: Truy tố

Gia Lai: Truy tố "nữ quái" lừa bán 8 công dân Việt Nam ra nước ngoài

Pháp luật - Ngọc Thu - 18:16, 04/04/2025
Ngày 4/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Vũ Thị Khánh Huyền (SN 1999, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) về tội “mua bán người”.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 18:15, 04/04/2025
Ngày 4/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Gặp mặt Báo chí thông tin về Tháng hành động vì Hợp tác xã và Năm Quốc tế Hợp tác xã 2025. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì buổi Gặp mặt.
Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Tin tức - Thúy Hồng - 18:14, 04/04/2025
Đó là thông tin tại Họp báo báo thường kỳ quý I/2025, thông tin tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2025 của Bộ Công thương, tổ chức ngày 4/4, tại Hà Nội.
Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Tin tức - PV - 18:09, 04/04/2025
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an tỉnh Bình Dương phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 17:19, 04/04/2025
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ TK&VV đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 17:18, 04/04/2025
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.