Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Món cá gỏi kiến vàng của người Rơ Măm

Thùy Dung - 15:20, 28/09/2020

Từ xa xưa, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã lên rừng bắt kiến vàng về để chế biến thành những món ăn đặc trưng. Nếu như người Gia Rai ở vùng chảo lửa Krông Pa (Gia Lai) nổi tiếng với món muối kiến vàng thì người Rơ Măm ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum) được biết đến với món cá gỏi kiến vàng được coi là đặc sản của dân tộc.

Món cá đã được sơ chế cùng các gia vị kết hợp với trứng kiến, tạo thành món cá gỏi kiến vàng
Món cá đã được sơ chế cùng các gia vị kết hợp với trứng kiến, tạo thành món cá gỏi kiến vàng

Trong chuyến công tác về thăm làng Le (xã Mo Rai, huyện Sa Thầy), chúng tôi được già A Blong, Người có uy tín ở làng mời về nhà chiêu đãi món cá gỏi kiến vàng - món ăn truyền thống của người Rơ Măm. Già A Blong cho biết: “Ngày xưa, người Rơ Măm sống ở trong rừng, cuộc sống vô cùng cực khổ. Để có thức ăn, người Rơ Măm thường xuống suối bắt cá và trèo lên cây hái tổ kiến vàng để chế biến món ăn. Món này sẽ ăn kèm cùng các loại rau rừng. Qua bao đời, món cá gỏi kiến vàng trở thành đặc sản của dân tộc Rơ Măm. Món ăn này dùng để đãi khách quý trong các ngày lễ quan trọng của làng”.

Vào bếp để xem anh A Khải (con trai già A Blong) chế biến món cá gỏi kiến vàng, anh A Khải cho biết: Món ăn này mình được cha dạy cho cách làm. Để chế biến món ăn, cần rất nhiều công đoạn và sự tỉ mỉ. Đầu tiên là phải chọn đúng loại cá. Người dân ở đây thường ra sông Sa Thầy bắt loài cá trắng để về chế biến. Nếu không có cá trắng thì có thể chế biến bằng cá trắm cỏ, cá diêu hồng... Khi bắt cá về sẽ được lọc xương, rửa sạch, băm nhỏ thịt cá rồi vắt nước để khử mùi tanh. Cá sẽ được ướp cùng với các loại gia vị, thêm một chút tiêu rừng và thính gạo.

Sau khi sơ chế cá, anh A Khải mời chúng tôi cùng đi bắt kiến vàng từ trên cây. “Bắt kiến cũng cần kỹ năng, nếu bắt nhiều thì phải mang theo bao và tránh làm gãy cây rừng, bảo vệ cây là bảo vệ môi trường sống của kiến vàng. Muốn món cá gỏi kiến vàng thơm ngon thì phải chọn tổ kiến non, nhiều trứng để làm tăng thêm hương vị ngọt của cá, vị ngậy ngậy, chua chua của trứng kiến”, anh A Khải giải thích.

Phát hiện 1 tổ kiến to, anh Khải chỉ cho chúng tôi cách nhận biết tổ kiến, sau đó anh trực tiếp dùng tay để rũ tổ kiến vào một chiếc nồi đã đựng sẵn cá cùng gia vị, đôi tay nhanh thoăn thoắt bóp kiến vào cùng với cá. 

Trong bữa ăn, chị Y Doan, con gái của già A Blong, Phó trưởng làng Le chia sẻ thêm: “Có rất nhiều món ngon được bà con chế biến từ kiến như canh chua kiến, muối kiến, nhưng người dân thích ăn nhất là món cá gỏi kiến vàng. Nó có vị ngọt của cá, vị chua của kiến, vị béo ngậy của trứng kiến. Mấy năm trước, chúng tôi mang món này đi dự thi ẩm thực ở TP. Kon Tum và giành được giải Ba”.

Già ABlong cho biết thêm: “Làng mình hiện có 154 hộ dân với hơn 453 khẩu. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống của người dân đã có nhiều thay đổi theo hướng phát triển đi lên. Theo đó, làng mình đang tích cực bảo tồn văn hóa của người Rơ Măm, trong đó có việc bảo tồn ẩm thực truyền thống. Hiện nay, những người lớn tuổi thạo chế biến món ăn đang thường xuyên dạy lại cho lớp trẻ để giữ gìn được món ăn truyền thống của dân tộc mình”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Thành lập Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực tỉnh

Bình Định: Thành lập Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực tỉnh

Chiều 31/10, tại Tp. Quy Nhơn, Ban Vận động thành lập Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực tỉnh Bình Định đã tổ chức Đại hội Ban Chấp hành Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Bình Định lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Tin nổi bật trang chủ
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Không những tỷ lệ nghèo cao mà tình hình phát triển dân số có dấu hiệu chững lại bởi nhiều rào cản cho sự gia tăng dân số tự nhiên. Đây là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết để bảo vệ, phát triển dân tộc Si La – một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người hiện nay và là một trong 14 dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù của cả nước.
Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền và nâng cao vị thế cho phụ nữ DTTS đóng vai trò quan trọng trong chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong đó Chương trình MTQG 1719 đã có riêng một dự án thành phần về công tác này. Việc quan tâm và hỗ trợ tích cực cho bình đẳng giới sẽ nâng cao vị thế của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS.
Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín với cộng đồng - Minh Thu - 5 phút trước
Không chỉ là hạt nhân đoàn kết, những năm qua Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La còn có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển vùng đồng bào DTTS của tỉnh, được các cấp chính quyền và Nhân dân ghi nhận, trân trọng.
Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Nhờ cây trúc sào, rất nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS huyện nghèo Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã được “đổi đời”, vươn lên thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương
Quảng Nam: Nhận thức pháp luật của người dân vùng DTTS, miền núi không ngừng được nâng cao

Quảng Nam: Nhận thức pháp luật của người dân vùng DTTS, miền núi không ngừng được nâng cao

Công tác Dân tộc - T. Nhân - H.Trường - 10 phút trước
Thời gian qua, Quảng Nam tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, góp phần làm thay đổi nhận thức của đồng bào vùng DTTS trên địa bàn. Đáng chú ý, việc thực hiện hiệu quả nội dung số 2 thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 10 của Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021 - 2025 đã góp phần rất lớn trong việc đưa các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt và giữ chuẩn tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới.
Yên Bái: Tận dụng nguồn lực nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào DTTS

Yên Bái: Tận dụng nguồn lực nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào DTTS

Nguồn lực từ Dự án 7 về "Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, có ý nghĩa rất thiết thực, hỗ trợ rất lớn cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc tại tỉnh Bến Tre. Mừng Lễ Khai đạo và Hạ ngươn Hội thánh Cao đài Toà thánh Tây Ninh. Vị Giáo cả sống tốt đời, đẹp đạo. Cùng các tin tức thời sự khác.
HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

Kinh tế - Phương Nghi - 16 phút trước
Trải qua nhiều thăng trầm nhưng khóm (dứa) Cầu Đúc vẫn chứng tỏ được giá trị khi mang về thu nhập ổn định cho nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và các hộ thành viên HTX Nông nghiệp Thạnh Thắng (TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang).
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

LTS: Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi Mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Tính ưu việt của CNXH đã được thể hiện rõ trong những thành tựu to lớn của đất nước trên tất cả các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.
Kiên Giang: Phụ nữ chung tay bảo vệ đường biên cột mốc

Kiên Giang: Phụ nữ chung tay bảo vệ đường biên cột mốc

Để biên giới bình yên, bên cạnh công tác tuần tra không mệt mỏi của cán bộ, chiến sĩ biên phòng Kiên Giang còn có sự góp sức của người dân, trong đó có lực lượng phụ nữ. Nhiều tổ phụ nữ đã được thành lập và tích cực tuyên truyền, vận động bảo vệ đường biên, cột mốc, hỗ trợ đắc lực cho bộ đội biên phòng trong việc quản lý địa bàn, giữ vững chủ quyền biên giới.
Yên Bái: 227 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Yên Bái: 227 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Kinh tế - Nguyên Minh - 1 giờ trước
Nhằm từng bước tạo điều kiện cho các hộ sản xuất nông nghiệp làm chủ về công nghệ, chủ động tiếp cận, xây dựng các sản phẩm và sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại đối với những sản phẩm OCOP của tỉnh. Theo đó, đã có hằng trăm sản phẩm OCop của tỉnh đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.
Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc anh em cùng chung sống. Những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền, vận đồng người dân bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.