Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sắc mới Làng Le

PV - 10:05, 02/08/2019

Từ một vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, Làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đã vươn lên phát triển mạnh mẽ toàn diện về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Có được thành quả này là cả một sự nỗ lực, phấn đấu vượt bậc của cả hệ thống chính trị và bà con dân tộc Rơ Măm ở vùng đất ba zan đầy nắng gió này.

Bài 2: Đi lên cùng đất nước

Cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục đào tạo ở Mo Rai được quan tâm, đầu tư. Ảnh TL Cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục đào tạo ở Mo Rai được quan tâm, đầu tư. Ảnh TL

Đã quá trưa nhưng nhà rông thôn Làng Le vẫn tập trung nhiều người dân cùng đội ngũ y bác sĩ của Trạm Y tế xã Mo Rai. Trạm trưởng Trạm Y tế xã Y Bắp, dân tộc Jrai, cùng 6 y bác sĩ của Trạm đang tất bật thăm khám, hướng dẫn bà con trong làng sử dụng thuốc.

Trạm trưởng Y Bắp cho biết, Trạm thường xuyên tổ chức thăm khám, chữa bệnh cho bà con ngay tại Làng Le. Do bà con ở làng vẫn còn một số phong tục, tập quán chưa phù hợp (ốm đau còn cúng bái, ngủ không mắc màn,…) nên việc Trạm về khám, chữa bệnh tại làng là rất cần thiết.

Theo Trạm trưởng Y Bắp, ngoài việc người dân tự đến các cơ sở y tế thì việc tăng cường khám, chữa bệnh tại địa bàn có tác dụng rất lớn trong việc tuyên truyền kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bà con, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Đặc biệt, nhiều hủ tục trong hôn nhân (tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống) đã có xu hướng giảm dần trong đời sống của đồng bào dân tộc Rơ Măm.

“Như năm 2018, tỷ lệ tảo hôn ở Làng Le chỉ chiếm 4,34% tổng số cặp vợ chồng; không có tình trạng hôn nhân cận huyết thống”, Trạm trưởng Y Bắp phấn khởi nói.

Chia sẻ của Trạm trưởng Trạm Y tế xã Mo Rai khiến tôi càng tin hơn thông số mà anh A Việt, Chủ tịch Hội Nông dân xã cung cấp khi dẫn tôi dạo khắp Làng Le. A Việt nói, người cao tuổi nhất của thôn Làng Le hiện đã hơn 101 tuổi; còn những người dưới 70 tuổi ở làng chưa được gọi là già, bởi sức đi rừng, làm rẫy vẫn không thua trai tráng là mấy.

Như ông A Ren, năm nay đã bước sang tuổi 63 nhưng vẫn cần mẫn canh tác. Ngoài 1ha đất trồng cao su, ông còn trồng lúa, chăn nuôi bò. Ngoài ra, vợ chồng ông còn tích cóp mua được chiếc xe công nông mấy chục triệu đồng để chở hàng nông sản. Cuộc sống cũng chưa phải là dư giả nhưng không nghèo.

Hay như vợ chồng A Dốc-Y Điết, dẫu tuổi không còn trẻ nhưng có sức khỏe, lại khát khao vươn lên nên từ nguồn hỗ trợ cây giống, kỹ thuật, phân bón của Nhà nước, ông bà đã trồng 1ha cây cao su. Gia đình cũng đã mạnh dạn vay thêm vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển đổi thêm 1ha đất trồng sắn sang trồng cao su để nâng cao thu nhập.

Đến nay, gia đình ông A Dốc và bà Y Điết không những đã thoát được nghèo mà còn có chút của ăn của để. Căn nhà ba gian khang trang của ông bà ngay đầu con dốc dẫn vào Làng Le là minh chứng cho nỗ lực vươn lên ấy.

Những người gọi là già như A Dốc, Y Điếc, A Ren,… đã và đang cho thấy nỗ lực hồi sinh Làng Le của đồng bào dân tộc Rơ Măm. Từ một vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, Làng Le đang thực sự cho thấy khát vọng vươn lên mạnh mẽ trong hành trình đi lên cùng đất nước.

Thế nên, dù chỉ có 151 hộ, với 453 nhân khẩu, bao gồm các độ tuổi nhưng Làng Le hiện có diện tích đất trồng lúa, trồng cao su, trồng điều và chăn nuôi không hề thua kém so với 11 thôn làng khác của xã Mo Rai. Với nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ các chương trình, dự án (Chương trình 30a, Chương trình 135, Quyết định 2086/QĐ-TTg,…), ở Làng Le hiện có 28ha lúa ruộng, 123ha lúa rẫy, gần 35ha cao su, 38ha điều.

Cùng với trồng trọt, bà con cũng đã phát triển được đàn gia súc, gia cầm gần 600 con để tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Năm 2018, thu nhập bình quân của Làng Le đạt 13 triệu đồng/người/năm, gấp đôi so với năm 2011. Cùng với đồng bào các DTTS trên địa bàn xã Mo Rai, người dân Làng Le đang phấn đấu nâng thu nhập lên hơn 15 triệu đồng/người/năm vào cuối năm 2019.

Khát vọng vươn lên không chỉ với những người lớn tuổi mà cũng đang thôi thúc lớp trẻ ở Làng Le. Với lớp trẻ, khát vọng đó được thể hiện bằng con đường khác, đó là hành trình theo đuổi học vấn. Bởi họ nghĩ, chỉ có kiến thức thì mới thực sự hồi sinh Làng Le.

A Thái, Trưởng thôn Làng Le là một ví dụ. Không phải ngẫu nhiên mà một chàng trai sinh năm 1992 lại được bà con trong thôn tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn hơn một năm nay. Bởi bà con tin ở A Thái, nhất là sự quyết tâm.

A Việt, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mo Rai là anh trai ruột của A Thái kể, A Thái vất vả lắm. Sau khi đi nghĩa vụ quân sự 3 năm, Thái về và được cử đi học một trường cao đẳng ở tỉnh. Nhưng gia đình khó khăn nên Thái xin nghỉ, về làm kinh tế, rồi được bầu làm Trưởng thôn.

“Bà con tin Thái làm được vì dù khó khăn nhưng Thái vẫn quyết học tập. Hiện em tôi đang theo học Khoa Luật của Trường Đại học Đà Nẵng phân hiệu tại Kon Tum”, A Việt tự hào nói.

Làng Le đang thực sự khát khao vươn lên từ chính những con người như A Dốc, Y Điếc, A Ren, A Thái,… Quyết tâm của đồng bào Rơ Măm ở Làng Le càng có thêm động lực từ những chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ của Nhà nước. Dẫu còn không ít khó khăn nhưng một Làng Le khởi sắc nơi miền biên viễn là tương lai đang đón đợi.

KHÁNH THI

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Sáng nay (18/5), đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 4 giờ trước
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 4 giờ trước
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 4 giờ trước
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.
Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Xã hội - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Sáng 18/5, lãnh đạo UBND xã Hà Linh, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) xác nhận sự việc có một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn xã.
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Thời sự - Văn Hoa - 8 giờ trước
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 12 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.