Những diện tích rừng giao khoán cho hộ gia đình và cộng đồng theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thường hiệu quả, ít khi xảy ra mất rừng. Thấy được hiệu quả của chính sách này và cũng để góp phần nâng cao đời sống cho người dân sống gần rừng, năm 2018, UBND tỉnh Kon Tum điều chỉnh Phương án khoán quản lý, bảo vệ rừng giai đoạn 2016-2020 theo hướng tăng diện tích rừng giao khoán cho hộ gia đình và cộng đồng.
Media -
Ngọc Chí -
23:04, 29/09/2023 Với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 đến 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) được huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum triển khai kịp thời và nhiều công trình đã được đưa vào sử dụng, từng bước giúp đồng bào DTTS có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ẩm thực -
Thùy Dung -
15:20, 28/09/2020 Từ xa xưa, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã lên rừng bắt kiến vàng về để chế biến thành những món ăn đặc trưng. Nếu như người Gia Rai ở vùng chảo lửa Krông Pa (Gia Lai) nổi tiếng với món muối kiến vàng thì người Rơ Măm ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum) được biết đến với món cá gỏi kiến vàng được coi là đặc sản của dân tộc.
Media -
Ngọc Chí -
08:00, 10/01/2024 Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, Huyện ủy Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã ban hành Đề án số 03 “về giảm nghèo bền vững huyện Sa Thầy giai đoạn 2021 - 2025”. Đây là căn cứ quan trọng để Huyện ủy lãnh đạo triển khai thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện, nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người nghèo, tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.