Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tái hiện Lễ Bỏ mả (Pơ thi) của đồng bào dân tộc Gia Rai

PV - 21:30, 18/04/2021

Trong khuôn khổ các hoạt động sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2021, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Gia Rai đến từ tỉnh Gia Lai đã tái hiện lại Lễ Bỏ mả (Pơ thi) truyền thống của dân tộc mình.

Tượng Kra Kom (tượng nhà mồ) canh gác cho ngôi mả. Ảnh: Diễm Quỳnh
Tượng Kra Kom (tượng nhà mồ) canh gác cho ngôi mả. Ảnh: Diễm Quỳnh

Nói đến Tây Nguyên, người ta thường hay nghĩ đến đại ngàn hùng vĩ trên đất bazan, quê hương của những pho sử thi dài ngút ngắt và là xứ sở của cồng chiêng… Tây Nguyên không chỉ giàu về tài nguyên mà hơn thế còn là vùng đất giàu bản sắc văn hóa.

Lễ Bỏ mả (Pơ Thi) là lễ hội lớn và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của của đồng bào dân tộc Gia Rai. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Gia Rai, sau khi chết, linh hồn của người đã khuất vẫn còn quanh quẩn đâu đó, giữa người chết và người sống vẫn còn mối quan hệ ràng buộc, do vậy hàng ngày người sống vẫn ra thăm mả, quét dọn sạch sẽ và mang cơm nước cho người đã khuất. Chỉ sau khi làm lễ Pơ thi phá bỏ nhà mồ cũ, dựng lên một nhà mồ mới lớn hơn, đẹp hơn thì linh hồn người đã khuất mới được siêu thoát, rời bỏ trần gian để đến với thế giới mới một cách nhẹ nhàng.

Thầy cúng thực hiện các nghi lễ trong lễ Pơ thi. Ảnh: Diễm Quỳnh
Thầy cúng thực hiện các nghi lễ trong lễ Pơ thi. Ảnh: Diễm Quỳnh

Chủ lễ (thầy cúng) phải là già làng có uy tín, am hiểu về phong tục tập quán của dân tộc. Lễ vật trong Lễ Pơ thi gồm có: lợn, gà, rượu… Sau đó, thầy cúng mang lễ vật ra nhà mồ để làm lễ cúng.

Lễ vật trong lễ Pơ thi. Ảnh: Diễm Quỳnh
Lễ vật trong lễ Pơ thi. Ảnh: Diễm Quỳnh

Khi thầy cúng xong người thân của gia đình vào nhà mồ đọc lời cúng bỏ mả và khóc than lần cuối cùng với người chết.

"Này chúng tôi bỏ mả đây
Làm mọi thứ cho ma đây
Xin ma đừng ghét bỏ
Đừng làm hại chúng tôi"

Thầy cúng đọc lời cúng mời các vị thần về thụ hưởng đồ lễ cùng con cháu. Ảnh: Diễm Quỳnh
Thầy cúng đọc lời cúng mời các vị thần về thụ hưởng đồ lễ cùng con cháu. Ảnh: Diễm Quỳnh
Đối với người Gia Rai, lễ bỏ mả là dịp thể hiện tình cảm, trách nhiệm của người đang sống với người đã khuất. Ảnh: Diễm Quỳnh
Đối với người Gia Rai, lễ bỏ mả là dịp thể hiện tình cảm, trách nhiệm của người đang sống với người đã khuất. Ảnh: Diễm Quỳnh

Cồng chiêng nổi lên, tất cả mọi người đứng dậy và bắt đầu màn trình diễn cồng chiêng, múa xoang… đặc sắc để tiễn đưa người đã khuất.

 Thiếu nữ Gia Rai uyển chuyển trong nhịp xoang truyền thống. Ảnh: Diễm Quỳnh
Thiếu nữ Gia Rai uyển chuyển trong nhịp xoang truyền thống. Ảnh: Diễm Quỳnh

Xuyên suốt lễ hội, những ghè rượu cần cứ vơi lại đầy, tiếng cồng chiêng thâu đêm suốt sáng, những vòng xoang nối dài, chân dậm đều, tay cầm tay, đều thành một nhịp, chậm rãi từng bước và luôn di chuyển ngược chiều kim đồng hồ. 

Trai làng bôi bùn đất, đeo mặt nạ hoá trang thành Bram (hồn ma) nhảy múa trong lễ Pơ thi. Ảnh: Diễm Quỳnh
Trai làng bôi bùn đất, đeo mặt nạ hoá trang thành Bram (hồn ma) nhảy múa trong lễ Pơ thi. Ảnh: Diễm Quỳnh
Các chàng trai đóng giả Bram (hồn ma) để đón linh hồn người đã khuất về với tổ tiên, với Yàng. Ảnh: Diễm Quỳnh
Các chàng trai đóng giả Bram (hồn ma) để đón linh hồn người đã khuất về với tổ tiên, với Yàng. Ảnh: Diễm Quỳnh

Không khí náo nhiệt của lễ hội Pơ thi càng đẩy lên đỉnh điểm với nhiều kịch tính khi xuất hiện những chàng trai từ trong rừng chạy ra, thân thể phủ đầy bùn đất và che mặt nạ đóng Bram (hồn ma) để đón linh hồn người đã khuất về với Atâu (tổ tiên) với Yàng.

Lễ Pơ thi như một nghi lễ đánh dấu dự khởi đầu của vòng luân hồi.

Kết thúc buổi lễ, mọi người cùng hòa nhịp cồng chiêng và những điệu múa xoang để giao lưu tình cảm, gắn kết cộng đồng. Ảnh: Diễm Quỳnh.
Kết thúc buổi lễ, mọi người cùng hòa nhịp cồng chiêng và những điệu múa xoang để giao lưu tình cảm, gắn kết cộng đồng. Ảnh: Diễm Quỳnh.

Không đơn thuần chỉ là một cuộc chia ly giữa người sống và người đã khuất, Pơ thi được xem là một Lễ hội văn hóa của đồng bào dân tộc Gia Rai ở Tây Nguyên, nơi mà những nét văn hóa đặc sắc nhất được trình diễn. Lưu giữ được Pơ thi chính là lưu giữ được không gian văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Gia Rai.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Khai mạc giải bóng chuyền hạng A quốc gia năm 2025

Khai mạc giải bóng chuyền hạng A quốc gia năm 2025

Thể thao - Ngọc Chí - 22:49, 06/04/2025
Tối 6/4, tại Nhà thi đấu tổng hợp tỉnh Kon Tum, Cục Thể dục Thể thao Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ khai mạc Vòng bảng giải bóng chuyền hạng A quốc gia năm 2025.
Bất chấp mưa giông, hàng nghìn người đổ về xem đua thuyền rồng trên Đất Tổ

Bất chấp mưa giông, hàng nghìn người đổ về xem đua thuyền rồng trên Đất Tổ

Photo - PV - 17:01, 06/04/2025
Bất chấp mưa giông, rét, hàng nghìn người dân vẫn nô nức đổ về khu vực hồ Văn Lang (Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) theo dõi, cổ vũ giải bơi chải Việt Trì mở rộng chào mừng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng IPU-150

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng IPU-150

Thời sự - PV - 16:42, 06/04/2025
Sáng 6/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng, tại Phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150).
Xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông làm 32 người chết trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông làm 32 người chết trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Xã hội - Hồng Phúc - 16:41, 06/04/2025
Cục Cảnh sát Giao thông cho biết, ngày 5/4, toàn quốc xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người, bị thương 22 người.
Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 16:40, 06/04/2025
Với mục tiêu xóa hơn 1.600 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, các cấp ngành của tỉnh Phú Yên đã huy động tối đa các nguồn xã hội hóa để hoàn thành mục tiêu như kế hoạch tỉnh đề ra.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Việt Nam đón khách quốc tế đông kỷ lục trong quý I/2025

Việt Nam đón khách quốc tế đông kỷ lục trong quý I/2025

Du lịch - Anh Trúc - 16:40, 06/04/2025
Việt Nam đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế trong quý I/2025. Đây là lượng khách quốc tế trong một quý cao nhất từ trước đến nay.
Thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế trong 6 tháng

Thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế trong 6 tháng

Tin tức - Anh Trúc - 16:39, 06/04/2025
Bộ Tư pháp cho biết, 6 tháng qua, cơ quan chức năng đã thi hành xong 2.061 việc, với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia

Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 16:39, 06/04/2025
Từ ngày 3 đến ngày 8/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã thành lập các Đoàn công tác đi thăm, tặng quà, chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia.
Triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thời sự - PV - 11:19, 06/04/2025
Căn cứ quy định của pháp luật, trên cơ sở ý kiến của các vị Đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, khai mạc vào ngày 5/5/2025 và dự kiến bế mạc vào sáng ngày 28/6/2025. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Trang địa phương - Ngọc Chí - 11:18, 06/04/2025
Tính đến nay, đã có gần 1.900 hộ dân của tỉnh Kon Tum, chủ yếu là đồng bào DTTS thoát cảnh phải sinh sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát, nhờ chương trình xóa nhà tạm được tỉnh triển khai nhanh chóng.